Ở nhiều vùng nông thôn, thuốc độc, dây thừng và ao sâu là những "đứa con" đáng tin cậy nhất của người già.
“Ông có định chết hay không thì bảo?” đứa con quát vào mặt người cha già nua bệnh tật của mình. “Công ty tôi chỉ cho tôi nghỉ có 7 ngày, mà tôi còn phải cần thời gian làm đám tang cho ông nữa.”
Không còn lựa chọn nào khác, người cha già đành phải tự sát. Đứa con trai duy nhất của ông tổ chức đám tang cho cha mình rồi quay trở lại thành phố để làm việc.
Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đầy đau đớn mà ông Liu Yanwu, giảng viên Đại học Vũ Hán phát hiện được trong quá trình điều tra nguyên nhân những vụ tự sát ở vùng nông thôn Trung Quốc.
Tỉ lệ tự sát của người già ở nông thôn Trung Quốc đang tăng cao (Ảnh minh họa)
Công trình nghiên cứu được thực hiện trong thời gian dài của ông Liu cho thấy tỉ lệ tự sát của người già ở vùng nông thôn nước này đã tăng rất nhanh kể từ năm 1990 đến nay
Hiện thực phũ phàng
“Ở làng tôi hầu như không có ông bà già nào chết vì tuổi cao sức yếu”, một người dân ở huyện Dương Sơn, tỉnh Hồ Bắc nói với ông Liu. Theo nghiên cứu của ông, khoảng 30% người già trong ngôi làng đó quyết định “chết sớm cho rảnh nợ”.
Một bậc cao niên trong làng nói với ông Liu: “Tất cả những người già đó đều có 3 đứa ‘con trai’: thuốc độc, dây thừng và ao sâu. Đó mới là những đứa con trai đáng tin cậy nhất”.
Thuốc độc, dây thừng và ao sâu là "con trai" đáng tin cậy nhất của nhiều người già Trung Quốc
Ông Liu, tác giả của công trình nghiên cứu trên cho hay: “Mặc dù tỉ lệ tự sát bình quân trên toàn Trung Quốc đang giảm, nhưng ngày nay ngày càng có nhiều người già ở nông thôn tự kết liễu đời mình theo cách này. Có lẽ họ đơn giản là không thể chịu nổi sức ép quá lớn từ một xã hội Trung Quốc ngày càng già hóa gây ra”.
Dân số già hóa
Đến năm 2013, số người được xếp vào diện dân số già của Trung Quốc đã vượt quá con số 200 triệu, chiếm 14,9% tổng dân số, cao hơn so với tiêu chuẩn 10% của Liên hợp quốc về xã hội già hóa.
Rất nhiều người già Trung Quốc đã tự sát vì “nghĩ cho con cho cháu: Một số bỏ đi thật xa trước khi tìm đến cái chết, thậm chí có trường hợp một cặp vợ chồng già đã quyết định tự sát ở hai thời điểm khác nhau để tránh cho con cháu bị dư luận đàm tiếu.
“Tuy nhiên đằng sau hành động tưởng như là hy sinh quên mình đó, họ còn có rất nhiều động cơ phức tạp khác để chấm dứt đời mình. Tôi nghĩ một trong số động cơ đó chính là sự tuyệt vọng”.
Nhiều người già ở nông thôn Trung Quốc tìm đến cái chết vì tuyệt vọng (Ảnh minh họa)
Dù sao đi nữa, một số cha mẹ già ở vùng nông thôn sẽ chịu sức ép ngày càng lớn của tuổi cao sức yếu, khi con cháu đều lên thành phố đi làm và rất hiếm khi trở về thăm nom họ. Sức ép đó lớn đến mức nhiều đứa con sẵn sàng ép bố mẹ đã hy sinh cả đời nuôi mình khôn lớn phải hy sinh thêm lần nữa, và cũng là lần cuối cùng.
Năm 2011, một gia đình Trung Quốc đã không cho người cha già của mình ăn uống bất cứ thứ gì vì ông nằm liệt giường suốt nhiều năm. Họ muốn ông phải chết trước tết, nhưng ông là một con người kiên cường. Ông đã bám trụ cho đến tận ngày đầu năm mới mới trút hơi thở cuối cùng.
Sau quá trình nghiên cứu vấn đề người già tự sát ở nông thôn suốt 6 năm qua, ông Liu hối thúc chính phủ Trung Quốc cần phải chú ý hơn tới hiện thực đáng báo động này. Sau khi chính phủ Trung Quốc tăng mức trợ cấp cho người già ở vùng nông thôn lên 55 nhân dân tệ (9 USD) một tháng, nhiều người già ở đây đã tìm thấy niềm hy vọng mới.
“Đừng chọn cách tự sát nữa. Chúng ta có thể sống thêm được một vài năm rồi!”
Nguồn:tự search gg
“Ông có định chết hay không thì bảo?” đứa con quát vào mặt người cha già nua bệnh tật của mình. “Công ty tôi chỉ cho tôi nghỉ có 7 ngày, mà tôi còn phải cần thời gian làm đám tang cho ông nữa.”
Không còn lựa chọn nào khác, người cha già đành phải tự sát. Đứa con trai duy nhất của ông tổ chức đám tang cho cha mình rồi quay trở lại thành phố để làm việc.
Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đầy đau đớn mà ông Liu Yanwu, giảng viên Đại học Vũ Hán phát hiện được trong quá trình điều tra nguyên nhân những vụ tự sát ở vùng nông thôn Trung Quốc.
Tỉ lệ tự sát của người già ở nông thôn Trung Quốc đang tăng cao (Ảnh minh họa)
Công trình nghiên cứu được thực hiện trong thời gian dài của ông Liu cho thấy tỉ lệ tự sát của người già ở vùng nông thôn nước này đã tăng rất nhanh kể từ năm 1990 đến nay
Hiện thực phũ phàng
“Ở làng tôi hầu như không có ông bà già nào chết vì tuổi cao sức yếu”, một người dân ở huyện Dương Sơn, tỉnh Hồ Bắc nói với ông Liu. Theo nghiên cứu của ông, khoảng 30% người già trong ngôi làng đó quyết định “chết sớm cho rảnh nợ”.
Một bậc cao niên trong làng nói với ông Liu: “Tất cả những người già đó đều có 3 đứa ‘con trai’: thuốc độc, dây thừng và ao sâu. Đó mới là những đứa con trai đáng tin cậy nhất”.
Thuốc độc, dây thừng và ao sâu là "con trai" đáng tin cậy nhất của nhiều người già Trung Quốc
Ông Liu, tác giả của công trình nghiên cứu trên cho hay: “Mặc dù tỉ lệ tự sát bình quân trên toàn Trung Quốc đang giảm, nhưng ngày nay ngày càng có nhiều người già ở nông thôn tự kết liễu đời mình theo cách này. Có lẽ họ đơn giản là không thể chịu nổi sức ép quá lớn từ một xã hội Trung Quốc ngày càng già hóa gây ra”.
Dân số già hóa
Đến năm 2013, số người được xếp vào diện dân số già của Trung Quốc đã vượt quá con số 200 triệu, chiếm 14,9% tổng dân số, cao hơn so với tiêu chuẩn 10% của Liên hợp quốc về xã hội già hóa.
Rất nhiều người già Trung Quốc đã tự sát vì “nghĩ cho con cho cháu: Một số bỏ đi thật xa trước khi tìm đến cái chết, thậm chí có trường hợp một cặp vợ chồng già đã quyết định tự sát ở hai thời điểm khác nhau để tránh cho con cháu bị dư luận đàm tiếu.
“Tuy nhiên đằng sau hành động tưởng như là hy sinh quên mình đó, họ còn có rất nhiều động cơ phức tạp khác để chấm dứt đời mình. Tôi nghĩ một trong số động cơ đó chính là sự tuyệt vọng”.
Nhiều người già ở nông thôn Trung Quốc tìm đến cái chết vì tuyệt vọng (Ảnh minh họa)
Dù sao đi nữa, một số cha mẹ già ở vùng nông thôn sẽ chịu sức ép ngày càng lớn của tuổi cao sức yếu, khi con cháu đều lên thành phố đi làm và rất hiếm khi trở về thăm nom họ. Sức ép đó lớn đến mức nhiều đứa con sẵn sàng ép bố mẹ đã hy sinh cả đời nuôi mình khôn lớn phải hy sinh thêm lần nữa, và cũng là lần cuối cùng.
Năm 2011, một gia đình Trung Quốc đã không cho người cha già của mình ăn uống bất cứ thứ gì vì ông nằm liệt giường suốt nhiều năm. Họ muốn ông phải chết trước tết, nhưng ông là một con người kiên cường. Ông đã bám trụ cho đến tận ngày đầu năm mới mới trút hơi thở cuối cùng.
Sau quá trình nghiên cứu vấn đề người già tự sát ở nông thôn suốt 6 năm qua, ông Liu hối thúc chính phủ Trung Quốc cần phải chú ý hơn tới hiện thực đáng báo động này. Sau khi chính phủ Trung Quốc tăng mức trợ cấp cho người già ở vùng nông thôn lên 55 nhân dân tệ (9 USD) một tháng, nhiều người già ở đây đã tìm thấy niềm hy vọng mới.
“Đừng chọn cách tự sát nữa. Chúng ta có thể sống thêm được một vài năm rồi!”
Nguồn:tự search gg
Last edited: