Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) sẽ đưa kính thiên văn chất lượng cao để quan sát nguyệt thực toàn phần - hiện tượng thiên nhiên kỳ thú phải ba năm nữa mới có cơ hội nhìn thấy.
Nguyệt thực ở Brussels, Bỉ hồi tháng 6 năm nay. Ảnh: AP.
Chuẩn bị cho sự kiện thiên văn đáng chú ý cuối cùng trong năm, các câu lạc bộ thiên văn ở ba miền đã sẵn sàng về phương tiện và địa điểm cho việc quan sát nguyệt thực, các hành tinh và vì sao vào tối mai.
HAAC sẽ mang kính thiên văn lớn nhất của câu lạc bộ - Celestron 11, ra để quan sát nguyệt thực, thường được gọi theo cách dân dã là hiện tượng "gấu ăn trăng". Chiếc kính có đường kính 279 mm có thể giúp quan sát tốt cả tinh vân và các hành tinh trong hệ mặt trời.
Theo Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm HAAC, cho biết câu lạc bộ sẽ thuyết minh về quá trình diễn ra, gồm các giai đoạn một phần, toàn phần và thời điểm đạt cực đại Điều này giúp người quan sát dễ dàng khám phá bầu trời, xác định phương hướng bằng các chùm sao và cách sử dụng bản đồ sao quay.
Tại Hà Nội, câu lạc bộ thiên văn sẽ tổ chức quan sát quay phim và chụp ảnh mặt trăng khi nguyệt thực qua kính thiên văn, biểu diễn bắn tên lửa nước, chiếu phim về thiên văn.
"Các thiết bị được sử dụng phần lớn là các kính thiên văn do chính các thành viên hội đầu tư và chế tạo. Ngoài ra, chương trình sẽ tổ chức diễn đàn nhỏ tại chỗ để giới thiệu, trình bày, thảo luận và trao đổi kiến thức về thiên văn học", Trương Ngọc Khánh, chủ tịch hội thiên văn Hà Nội, cho biết.
Hướng dẫn quan sát nguyệt thực toàn phần
Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21h06, lúc này toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21h33 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm nhất.
Trong năm nay, có hai lần xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn phần, lần trước vào ngày tháng 6, là nguyệt thực dài nhất thế kỷ. nhưng đây là lần quan sát thuận lợi nhất.
Nguyệt thực ở Brussels, Bỉ hồi tháng 6 năm nay. Ảnh: AP.
Chuẩn bị cho sự kiện thiên văn đáng chú ý cuối cùng trong năm, các câu lạc bộ thiên văn ở ba miền đã sẵn sàng về phương tiện và địa điểm cho việc quan sát nguyệt thực, các hành tinh và vì sao vào tối mai.
HAAC sẽ mang kính thiên văn lớn nhất của câu lạc bộ - Celestron 11, ra để quan sát nguyệt thực, thường được gọi theo cách dân dã là hiện tượng "gấu ăn trăng". Chiếc kính có đường kính 279 mm có thể giúp quan sát tốt cả tinh vân và các hành tinh trong hệ mặt trời.
Theo Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm HAAC, cho biết câu lạc bộ sẽ thuyết minh về quá trình diễn ra, gồm các giai đoạn một phần, toàn phần và thời điểm đạt cực đại Điều này giúp người quan sát dễ dàng khám phá bầu trời, xác định phương hướng bằng các chùm sao và cách sử dụng bản đồ sao quay.
Tại Hà Nội, câu lạc bộ thiên văn sẽ tổ chức quan sát quay phim và chụp ảnh mặt trăng khi nguyệt thực qua kính thiên văn, biểu diễn bắn tên lửa nước, chiếu phim về thiên văn.
"Các thiết bị được sử dụng phần lớn là các kính thiên văn do chính các thành viên hội đầu tư và chế tạo. Ngoài ra, chương trình sẽ tổ chức diễn đàn nhỏ tại chỗ để giới thiệu, trình bày, thảo luận và trao đổi kiến thức về thiên văn học", Trương Ngọc Khánh, chủ tịch hội thiên văn Hà Nội, cho biết.
Hướng dẫn quan sát nguyệt thực toàn phần
Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21h06, lúc này toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21h33 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm nhất.
Trong năm nay, có hai lần xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn phần, lần trước vào ngày tháng 6, là nguyệt thực dài nhất thế kỷ. nhưng đây là lần quan sát thuận lợi nhất.
Nguồn : vnexpress.netMột số địa điểm quan sát nguyệt thực
- Ở Hà Nội, HAS cùng câu lạc bộ thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) tổ chức quan sát ngoài trời tại khu vực cửa sân vận động Mỹ Đình lúc 19h tối nay.
- Tại TP HCM, tại sân vận động thể thao của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1.
- Tại Đà Nẵng, Câu lạc bộ thiên văn Bách Khoa sẽ tổ chức tại quan sát từ 18h30 đường Lý Thái Tổ, sau trường Đại học Bách Khoa. Người tham gia sẽ được hướng dẫn quan sát các chòm sao và chụp ảnh chúng.