'Tôi bị đám đông tấn công khi khuyến cáo về Pi Network'

Nhiều chuyên gia công nghệ đặt câu hỏi về sự bất thường trong vận hành của Pi Network đã bị công kích cá nhân.

Không cần bỏ vốn, đào miễn phí trên điện thoại, tiền điện tử Pi đang trở thành tâm điểm gây xôn xao dư luận trong suốt thời gian.

Trước cách thức hoạt động mập mờ, không công bố lõi công nghệ cùng những lời hứa hẹn “chưa rõ khi nào xảy ra", nhiều chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực blockchain đã phải lên tiếng cảnh báo sự thiếu minh bạch của dự án này.

cover[1].jpg

Nhiều người chơi Pi vẫn chưa hiểu rõ các kỹ thuật về tiền điện tử. Ảnh: MK.

Tuy nhiên, thay vì đưa ra các lập luận phản biện có dẫn chứng, các Pioneer (thuật ngữ chỉ người chơi Pi) liên tục truyền tay nhau đăng tải các bài viết giải thích đi đường vòng. Thậm chí, những cá nhân lên tiếng, đi ngược lại quan điểm của các Pioneer đều vấp phải nhiều lời chỉ trích, xúc phạm cũng như miệt thị cá nhân.

Nhiều người chưa hiểu rõ bản chất tiền điện tử

Theo Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ Blockchain, đồng thời là Trưởng Lab Blockchain thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông, minh bạch là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch trong nền tảng blockchain.

Trong khi đó, mặc dù ra đời từ năm 2019, dự án Pi Network cho đến nay vẫn chưa công khai mã nguồn mở, thậm chí chưa đưa vào hoạt động trên mạng chính thức (mainnet).

thecoinpost[1].jpg

Pi Network đã được nhiều diễn đàn phân tích blockchain gắn nhãn lừa đảo. Ảnh: The Coins Post.

“Mainnet được Pi Network thông báo cuối năm mới có nhưng nếu dự án đã xuất hiện ứng dụng di động và back-end server (máy chủ thực hiện quá trình xử lý thực tế) thì tại sao không mở mã nguồn để cộng đồng xem xét? Tại sao phải đóng”, ông Tuấn đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, T.S Đặng Minh Tuấn cho biết Pi Network không hề cung cấp khóa riêng tư (Private key) cho thành viên tham gia như những loại hình tiền điện tử thông thường. Đây là một trong những lỗ hổng lớn của Pi, không có khóa riêng tư thì sẽ không có ví điện tử. Nếu không có ví điện tử thì không thể gọi là tiền điện tử.

Hầu hết Pioneer cho rằng do chưa mainnet, mã nguồn của Pi dễ dàng bị đánh cắp nếu công khai. Tuy nhiên, với bất kỳ đồng tiền điện tử nào, ngay cả những mã lớn như BTC, ETH, việc minh bạch trong khâu cung cấp mã nguồn cũng như thể hiện tính phi tập trung là điều kiện cơ bản cho bất kỳ dự án nào.

“Không cung cấp mã nguồn, chúng ta sẽ không thể biết ai là người kiểm soát dự án. Liệu chủ dự án có thể tự thưởng cho bản thân hàng tỷ đơn vị Pi hay không”, ông Tuấn nhận định.

Đáp lại những chất vấn về giá trị lõi của nền tảng của ông Tuấn, những người tham gia Pi cho rằng đây là dự án tương lai nên việc yêu cầu phải có những yếu tố trên là vô lý, kèm theo đó là những lời chửi bới.

"Họ thậm chí không hiểu gì về kỹ thuật, họ chỉ có niềm tin sắt đá vào Pi nên tìm mọi cách kể cả cách xấu xí như chửi bới, công kích cá nhân để bảo vệ niềm tin đó", ông Tuấn nói với Zing.

Bên cạnh đó, một trong những lập luận thường xuyên được cộng đồng chơi Pi sử dụng chính là nguồn gốc của đồng tiền điện tử bí ẩn này. Nhiều người chơi Pi cho rằng do cha đẻ của Pi Network đến từ Stanford, một trường đại học nổi tiếng của Mỹ, dự án này có rủi ro lừa đảo gần như bằng không.

“Phần lớn lập luận tôi nhận được liên quan đến việc đào Pi không mất tiền hay dữ liệu, chỉ mất vài giây truy cập/ngày. Một số người còn mặc định rằng vị tiến sĩ (người tạo ra Pi Network) đến từ Stanford nên đương nhiên giỏi hơn tiến sĩ Việt Nam”, ông Tuấn chia sẻ với Zing.

Lấy miệt thị làm lời phản bác

Không lâu sau khi TS Đặng Minh Tuấn chia sẻ quan điểm của mình trên mạng xã hội, hàng loạt bài viết với ngôn từ gay gắt liên tục xuất hiện bên trong cộng đồng đào Pi, vốn đang hoạt động sôi nổi trên các hội nhóm Facebook.

Theo ghi nhận của Zing, những bài viết này có nội dung trấn an tâm lý người chơi Pi, đồng thời kêu gọi bài trừ các quan điểm trái chiều. Cộng đồng Pi Network cũng bày tỏ sự phản đối gay gắt với những người “ngược dòng”. Nhiều người trong số đó đưa ra những lời bình luận tục tĩu, xúc phạm chuyên gia và các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam.

xuc_pham_5_2[1].jpg
anh_1_1[1].jpg

Nhiều tài khoản Facebook trong nhóm Pi Network đăng tải các thông tin có nội dung tiêu cực.​

Một số cá nhân hoạt động trong cộng đồng đăng tải các bài viết với nội dung kích động, cổ vũ thành viên tham gia “tấn công cá nhân” các chuyên gia trên trang cá nhân lẫn phần tin nhắn. Thậm chí, ảnh Facebook cá nhân của những người lên tiếng cảnh báo Pi Network cũng thường xuyên được các thành viên tham gia cộng đồng này sử dụng với lời lẽ miệt thị.

Không riêng tại Việt Nam, Cem Dilmegani, chuyên gia, kỹ sư công nghệ lĩnh vực AI, Machine Learning, Deep Learning và Automation, cho biết website của ông cũng trở thành nạn nhân bị tấn công sau khi đăng bài viết về Pi Network trên AIMultiple.

"Chúng tôi là một công ty B2B, không có thù địch với ai trước đây. Nhưng sau khi đăng bài nói về Pi Network, ai đó đã làm giả tên miền của chúng tôi và đăng các nội dung gây hiểu nhầm. Đây là việc làm thể hiện năng lực và đạo đức kém cỏi", Cem Dilmegani viết trên diễn đàn AI Multiple.

Một trang web giả mạo với tên miền giống AIMultiple đã được lập và gây nhầm lẫn cho người xem.

T.Đ, chuyên viên IT sinh sống tại Hà Nội, là một trong những người đầu tiên chia sẻ những dấu hiệu bất thường của dự án này như không công khai mã nguồn, mô hình tiếp thị đa cấp trên các nhóm trao đổi về công nghệ.

Bài đăng của T.Đ từng được chú ý và tạo ra các cuộc tranh luận trong cộng đồng Pi Network.

Tuy nhiên, T.Đ cho biết tài khoản cá nhân của anh ngay sau đó bị khóa do kẻ xấu dùng thủ thuật. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, T.Đ đã phải sử dụng tài khoản Facebook phụ để hoạt động và giữ kín danh tính.

Nguồn : zing​
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,367
Messages
7,070,679
Members
170,490
Latest member
Mmo247h

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom