Tòa án sơ thẩm của Tel Aviv cho phép chính phủ Israel thu giữ tài sản trong hơn 150 ví crypto bị đưa vào “danh sách đen” vì cáo buộc tài trợ cho các nhóm khủng bố.
Theo một thông cáo ngày 18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết phán quyết mới nhất của toà án Tel Aviv đã cho phép các nhà chức trách thu giữ thêm 33.500 USD từ các ví có liên quan đến phong trào Hồi giáo cực đoan Hamas.
Hamas là nhóm chiến binh Hồi giáo lớn nhất ở Palestine, bắt đầu đụng độ với Israel từ năm 1987 và quyết lập nhà nước Palestine bằng con đường bạo lực. Hamas bị một số quốc gia và khối quốc tế bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Israel và Vương quốc Anh xếp vào danh sách tổ chức khủng bố toàn diện hoặc một phần.
Từ tháng 1/2019, Hamas bắt đầu kêu gọi những người ủng hộ gửi tiền bằng Bitcoin/tiền mã hoá như một phương tiện để chống lại các biện pháp trừng phạt và cô lập tài chính của chính phủ Israel.
Trước đó vào tháng 12/2021, chính phủ Israel đã thu giữ hơn 750.000 USD từ các ví có liên hệ trực tiếp đến nhóm Hamas. Phán quyết mới này sẽ cho phép nhà nước thu giữ hợp pháp thêm 33.500 USD tiền gắn nhãn “khủng bố”, dưới dạng nhiều đồng coin như USDT, ETH, Dogecoin, XRP, BNB,… Ngoài ra, toà án lưu ý chính phủ tách biệt 2 khoản tiền thu giữ trên ở 2 ví khác nhau.
Tiền mã hoá được sử dụng như một phương thức quyên góp linh hoạt và phi quốc gia, minh chứng là lượng tiền mã hoá quyên góp cho Ukraine hồi tranh chấp với Nga cán mốc 100 triệu USD. Mặt khác, công dụng gây quỹ cho các nhóm khủng bố của tiền mã hoá được đánh giá là tương đối thấp và không đáng kể, theo dữ liệu Chainalysis cung cấp đầu năm 2022.
Theo một thông cáo ngày 18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết phán quyết mới nhất của toà án Tel Aviv đã cho phép các nhà chức trách thu giữ thêm 33.500 USD từ các ví có liên quan đến phong trào Hồi giáo cực đoan Hamas.
Hamas là nhóm chiến binh Hồi giáo lớn nhất ở Palestine, bắt đầu đụng độ với Israel từ năm 1987 và quyết lập nhà nước Palestine bằng con đường bạo lực. Hamas bị một số quốc gia và khối quốc tế bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Israel và Vương quốc Anh xếp vào danh sách tổ chức khủng bố toàn diện hoặc một phần.
Từ tháng 1/2019, Hamas bắt đầu kêu gọi những người ủng hộ gửi tiền bằng Bitcoin/tiền mã hoá như một phương tiện để chống lại các biện pháp trừng phạt và cô lập tài chính của chính phủ Israel.
Trước đó vào tháng 12/2021, chính phủ Israel đã thu giữ hơn 750.000 USD từ các ví có liên hệ trực tiếp đến nhóm Hamas. Phán quyết mới này sẽ cho phép nhà nước thu giữ hợp pháp thêm 33.500 USD tiền gắn nhãn “khủng bố”, dưới dạng nhiều đồng coin như USDT, ETH, Dogecoin, XRP, BNB,… Ngoài ra, toà án lưu ý chính phủ tách biệt 2 khoản tiền thu giữ trên ở 2 ví khác nhau.
Tiền mã hoá được sử dụng như một phương thức quyên góp linh hoạt và phi quốc gia, minh chứng là lượng tiền mã hoá quyên góp cho Ukraine hồi tranh chấp với Nga cán mốc 100 triệu USD. Mặt khác, công dụng gây quỹ cho các nhóm khủng bố của tiền mã hoá được đánh giá là tương đối thấp và không đáng kể, theo dữ liệu Chainalysis cung cấp đầu năm 2022.