(TT&VH) -Đúp lên đúp xuống mãi không qua được bốn năm trung học cơ sở, bố mẹ cũng đành vái tay chào thua thằng con hư hỏng. Thế là được kết thúc sớm đời học sinh, nó chẳng còn việc gì phải lo nghĩ, chỉ dành hết tâm trí sức lực cho độc một việc là ăn chơi đàn đúm. Hết ngày lại đêm, hết đêm lại ngày. Chơi với toàn lũ đầu bò đầu bướu, hứng lên thì nó cũng vác tuýp nước với dao bầu, mã tấu đi đâm chém nhau... cho vui. Bố mẹ nó hết cách, bỏ vốn ra cho nó dựng một quán nước vỉa hè, rồi từ đây tự mày lo lấy thân mày. Nhưng khổ nỗi tiền lời từ bán nước chẳng đủ cho một cuộc vui. Thế là quán nước cứ vứt đấy, ngày mở ngày không, còn ông chủ thì mải mê lao vào những trò đen đỏ, hết tiền thì đi đòi nợ thuê. Tôi biết những điều như vậy từ một lần ngồi bán nước thay cho nó. Bà mẹ trên đường đi làm về tranh thủ tạt qua thăm hàng nước, dáng người mẹ gầy gò trong chiếc áo sờn rách, đi xe đạp cà tàng. Vừa ngồi cầm chiếc nón cũ kỹ phe phẩy quạt, bà vừa rụt rè kể chuyện thằng con hư. Cũng từ đó tôi để ý đến thằng bé. Trong những lần hiếm hoi nó mở quán bán hàng, tôi lại ra khề khà chén nước trà đặc, lựa lời nhủ khuyên. Nhưng có vẻ như mọi thứ chỉ là vô ích. Quán cứ mở đôi ba ngày lại bốc hơi vài ba tuần. Để rồi mỗi khi trở lại, nó lại cười hềnh hệch và kể những trò lố lăng quậy phá ở tận đẩu tận đâu.
Thế mà không hiểu sao, cả tháng nay thằng bé chăm mở quán tợn. Sáng nào tới cơ quan cũng đã thấy nó ở đó rồi. Lúc thì thấy nó lúi húi đun nước pha trà, lúc thì thấy nó cắm đầu vào những tờ báo. Thỉnh thoảng nó cũng nhờ tôi trông hộ hàng nước, nhưng không phải để lượn lờ đi chơi với bạn, mà là tranh thủ chạy đi mua thêm túi nước đá hay tút thuốc, bịch kẹo lạc... Thấy lạ tôi cũng dăm ba lần gặng hỏi, nhưng nó chỉ nhe răng ra cười. Mãi rồi chán, tôi cũng chẳng buồn hỏi nữa. Nó chăm chỉ, chịu khó làm ăn thì ấm cho nó chứ sao. Mà, chắc gì được bao lâu... Đúng là chẳng được bao lâu thật. Sau đợt nghỉ lễ lại không thấy nó dọn hàng. Liền tù tì mấy ngày, chiếc bàn gỗ, mấy giỏ ấm chén với chồng ghế nhựa nhờ gửi trong khuôn viên cơ quan vẫn im lìm không xê dịch. Tôi tặc lưỡi, vậy đấy, thấy không. Chắc đợt trước hết tiền nên giả vờ diễn kịch đặng moi tiền bố mẹ thôi... Thằng bé lại dọn hàng sau một tuần biến mất không tăm tích. Vẫn cái dáng vẻ nhâng nhâng nháo nháo như mọi khi. Cháu đèo bạn gái đi chơi đền Hùng, lúc về bị xe tông, bất tỉnh nhân sự chẳng biết gì. "À ra thế... Tự dưng tôi thấy hơi ngường ngượng. Thế mà mình chưa gì đã nghi oan cho nó..." Thế rồi cái gương mặt sạm đen của nó bỗng trầm lặng đi trong khoảnh khắc. Đợi cho người khách cuối cùng trả tiền rồi bước đi, nó mới quay sang nhìn tôi chăm chú và rụt rè hỏi: Bố mẹ nó cấm không cho chúng cháu gặp nhau nữa. Phải làm sao bây giờ hả chú? Không được gặp nhau, không được gọi điện, nhắn tin hay chát chít gì cả. Liệu nó có hết yêu cháu không? Tôi sững sờ, trong phút chốc không biết phải trả lời thế nào. Ra là vậy. Tất cả những sự thay đổi này, thói quen đọc báo này, việc dọn hàng bán hàng chăm chỉ này... Tất cả đều bắt nguồn từ người con gái nào đó mà nó gọi là người yêu. Tôi nhớ về những lần nó khoe mẽ đã cưa đổ em này, tán tỉnh em kia mau chóng thế nào, xong rồi đạp đổ ra sao. Chợt nhận ra đã khá lâu rồi, nó không còn giơ cho tôi xem những vết sẹo mới sau những trận gây gổ đánh nhau, cũng không còn huýt sáo chọc ghẹo những cô gái chạy xe ngang qua đường. Cái nhìn của nó lôi tôi về với thực tại. Từ đôi mắt ấy, tôi vẫn thấy không ngừng toát ra cái dữ dội của một đứa trẻ đã lăn lộn vào cái thế giới giang hồ từ rất sớm. Và cũng từ đôi mắt ấy, tôi ngỡ ngàng nhận ra những nét yếu mềm quyện lẫn với lo âu. Tình yêu, nếu có thể đưa những con người lạc lối về với cuộc đời lương thiện...
Minh Đức
Thế mà không hiểu sao, cả tháng nay thằng bé chăm mở quán tợn. Sáng nào tới cơ quan cũng đã thấy nó ở đó rồi. Lúc thì thấy nó lúi húi đun nước pha trà, lúc thì thấy nó cắm đầu vào những tờ báo. Thỉnh thoảng nó cũng nhờ tôi trông hộ hàng nước, nhưng không phải để lượn lờ đi chơi với bạn, mà là tranh thủ chạy đi mua thêm túi nước đá hay tút thuốc, bịch kẹo lạc... Thấy lạ tôi cũng dăm ba lần gặng hỏi, nhưng nó chỉ nhe răng ra cười. Mãi rồi chán, tôi cũng chẳng buồn hỏi nữa. Nó chăm chỉ, chịu khó làm ăn thì ấm cho nó chứ sao. Mà, chắc gì được bao lâu... Đúng là chẳng được bao lâu thật. Sau đợt nghỉ lễ lại không thấy nó dọn hàng. Liền tù tì mấy ngày, chiếc bàn gỗ, mấy giỏ ấm chén với chồng ghế nhựa nhờ gửi trong khuôn viên cơ quan vẫn im lìm không xê dịch. Tôi tặc lưỡi, vậy đấy, thấy không. Chắc đợt trước hết tiền nên giả vờ diễn kịch đặng moi tiền bố mẹ thôi... Thằng bé lại dọn hàng sau một tuần biến mất không tăm tích. Vẫn cái dáng vẻ nhâng nhâng nháo nháo như mọi khi. Cháu đèo bạn gái đi chơi đền Hùng, lúc về bị xe tông, bất tỉnh nhân sự chẳng biết gì. "À ra thế... Tự dưng tôi thấy hơi ngường ngượng. Thế mà mình chưa gì đã nghi oan cho nó..." Thế rồi cái gương mặt sạm đen của nó bỗng trầm lặng đi trong khoảnh khắc. Đợi cho người khách cuối cùng trả tiền rồi bước đi, nó mới quay sang nhìn tôi chăm chú và rụt rè hỏi: Bố mẹ nó cấm không cho chúng cháu gặp nhau nữa. Phải làm sao bây giờ hả chú? Không được gặp nhau, không được gọi điện, nhắn tin hay chát chít gì cả. Liệu nó có hết yêu cháu không? Tôi sững sờ, trong phút chốc không biết phải trả lời thế nào. Ra là vậy. Tất cả những sự thay đổi này, thói quen đọc báo này, việc dọn hàng bán hàng chăm chỉ này... Tất cả đều bắt nguồn từ người con gái nào đó mà nó gọi là người yêu. Tôi nhớ về những lần nó khoe mẽ đã cưa đổ em này, tán tỉnh em kia mau chóng thế nào, xong rồi đạp đổ ra sao. Chợt nhận ra đã khá lâu rồi, nó không còn giơ cho tôi xem những vết sẹo mới sau những trận gây gổ đánh nhau, cũng không còn huýt sáo chọc ghẹo những cô gái chạy xe ngang qua đường. Cái nhìn của nó lôi tôi về với thực tại. Từ đôi mắt ấy, tôi vẫn thấy không ngừng toát ra cái dữ dội của một đứa trẻ đã lăn lộn vào cái thế giới giang hồ từ rất sớm. Và cũng từ đôi mắt ấy, tôi ngỡ ngàng nhận ra những nét yếu mềm quyện lẫn với lo âu. Tình yêu, nếu có thể đưa những con người lạc lối về với cuộc đời lương thiện...
Minh Đức