Những câu chuyện về nghị lực sống, về thành tích học tập, ý chí vươn lên, dám ước mơ, dám thực hiện của những tân thủ khoa đại học năm nay rất đáng để thế hệ trẻ chúng ta suy ngẫm và học tập.
>> Tân thủ khoa của 2 trường Đại học
>> Những tân thủ khoa bản lĩnh, vượt lên số phận
Đôi bạn cùng thủ khoa
Từng đoạt nhiều giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi môn Sử cấp tỉnh và cấp quốc gia, nhưng cả Tú và Liên đều cho biết đậu thủ khoa đại học là điều bất ngờ. Em và bạn Tú chỉ tính được khoảng 21 điểm chứ không ngờ lại được cao và là thủ khoa của trường. Khi biết điểm, em đã nhảy cẫng lên vì vui sướng, Liên chia sẻ.
Năm nay Liên dự thi vào Khoa Báo chí, ĐH Khoa học (ĐH Huế) với ước mơ trở thành Biên tập viên cho Đài truyền hình. Còn Tú thi ngành Sư phạm Sử, ĐH Sư phạm Huế với mong muốn trở thành giảng viên giỏi để truyền đạt niềm đam mê học sử cho học sinh. Nhưng trước mắt, hai bạn đều đặt chỉ tiêu học thật giỏi để giành được học bổng của trường mong giảm bớt chi phí học cho gia đình.
Liên và cha Nguyễn Văn Huệ
Ba của Liên là ông Nguyễn Văn Huệ không giấu được cảm xúc: Nghe tin con đỗ thủ khoa cả nhà ai cũng vui, nhưng cũng thấy tủi. Ông Huệ làm phụ hồ, tiền công 80.000 đồng mỗi ngày nhưng cũng chỉ làm được nửa tháng lại phải nghỉ vì sức khỏe yếu. Số tiền ít ỏi chỉ đủ lo 3 bữa cơm đạm bạc cho gia đình và tiền thuốc cho vợ là bà Nguyễn Thị Yến bị bệnh tiểu đường, suy thận, mất sức lao động hơn 20 năm nay. Biết con gái thích đọc báo nên thỉnh thoảng ông Huệ xin báo cũ từ nhà người quen về cho con.
Tuấn Tú
Hoàn cảnh gia đình Tú còn kháo khăn hơn. Nhà Tú ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Năm lớp 7, bố Tú bị tai biến mạch máu não rồi qua đời, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai mẹ. Không để việc học của hai chị em Tú dang dở, bà Nguyễn Thị An mẹ Tú xin làm công nhân khai thác nhựa thông để mỗi tháng đều đặn có được 1,5 triệu đồng tiền lương lo cho con.
Trọ học xa nhà hơn 30 km, mỗi tuần tranh thủ ngày nghỉ, Tú bắt xe buýt về quê giúp đỡ mẹ. Từ sau kỳ thi đại học đến nay, tự tin mình sẽ đậu, ngày ngày Tú theo mẹ đi cạo mủ thông mong tích góp thêm tiền để nhập học.
Cô sinh viên với quyết định táo bạo
Chử Bích Phương, thủ khoa kép khối A, B ĐH Nông nghiệp Hà Nội
Đỗ đại học, với điểm số cao mới chỉ là thành công ban đầu trong chặng đường sống của Bích Phương. Nhưng ngọn lửa đam mê và sự chín chắn của một lựa chọn ở cô gái tuổi 19 hóa ra đã đánh thức nhiều suy nghĩ của những bạn trẻ và những người không còn trẻ khi "tự vấn" lại sự lựa chọn quan trọng trong cuộc đời mình.
Năm 2010 đỗ ĐH Ngoại thương Hà Nội và ĐH Y Hà Nội, quyết định theo Ngoại thương theo lời khuyên của cha mẹ nhưng khi phát hiện niềm đam mê của mình dành cho ngành sinh học , Bích Phương quyết định thi lại vào ĐH Nông nghiệp Hà Nội bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia đình.
Em không chọn trường theo cái mác mà nghĩ mình thực sự cần gì và chọn cái mình thích. Đó là điều em học được ở ngôi trường cấp III của mình, Phương thẳng thắn chia sẻ.
Phương cũng muốn mọi người thay đổi cách nghĩ áp đặt này rằng học ở Nông nghiệp là kém hơn Kinh tế. Em chọn vào đây nữa cũng vì không muốn bon chen. Từ bé đến giờ em chưa được biết nhiều về nông nghiệp và những người nông dân. Nhưng em yêu thích được gần thiên nhiên, xa khói bụi thành phố.
Hơn nữa, em nghĩ về nông nghiệp là một thế mạnh để phát triển đất nước. Ngành công nghệ sinh học còn nhiều tiềm năng để khai thác, nghiên cứu. Người nông dân mình quanh năm cần mẫn cấy hái mà vẫn nghèo. Em muốn giúp chút sức để thay đổi điều đó.
www.edunet.com.vn
>> Tân thủ khoa của 2 trường Đại học
>> Những tân thủ khoa bản lĩnh, vượt lên số phận
Đôi bạn cùng thủ khoa
Từng đoạt nhiều giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi môn Sử cấp tỉnh và cấp quốc gia, nhưng cả Tú và Liên đều cho biết đậu thủ khoa đại học là điều bất ngờ. Em và bạn Tú chỉ tính được khoảng 21 điểm chứ không ngờ lại được cao và là thủ khoa của trường. Khi biết điểm, em đã nhảy cẫng lên vì vui sướng, Liên chia sẻ.
Năm nay Liên dự thi vào Khoa Báo chí, ĐH Khoa học (ĐH Huế) với ước mơ trở thành Biên tập viên cho Đài truyền hình. Còn Tú thi ngành Sư phạm Sử, ĐH Sư phạm Huế với mong muốn trở thành giảng viên giỏi để truyền đạt niềm đam mê học sử cho học sinh. Nhưng trước mắt, hai bạn đều đặt chỉ tiêu học thật giỏi để giành được học bổng của trường mong giảm bớt chi phí học cho gia đình.
Liên và cha Nguyễn Văn Huệ
Ba của Liên là ông Nguyễn Văn Huệ không giấu được cảm xúc: Nghe tin con đỗ thủ khoa cả nhà ai cũng vui, nhưng cũng thấy tủi. Ông Huệ làm phụ hồ, tiền công 80.000 đồng mỗi ngày nhưng cũng chỉ làm được nửa tháng lại phải nghỉ vì sức khỏe yếu. Số tiền ít ỏi chỉ đủ lo 3 bữa cơm đạm bạc cho gia đình và tiền thuốc cho vợ là bà Nguyễn Thị Yến bị bệnh tiểu đường, suy thận, mất sức lao động hơn 20 năm nay. Biết con gái thích đọc báo nên thỉnh thoảng ông Huệ xin báo cũ từ nhà người quen về cho con.
Tuấn Tú
Hoàn cảnh gia đình Tú còn kháo khăn hơn. Nhà Tú ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Năm lớp 7, bố Tú bị tai biến mạch máu não rồi qua đời, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai mẹ. Không để việc học của hai chị em Tú dang dở, bà Nguyễn Thị An mẹ Tú xin làm công nhân khai thác nhựa thông để mỗi tháng đều đặn có được 1,5 triệu đồng tiền lương lo cho con.
Trọ học xa nhà hơn 30 km, mỗi tuần tranh thủ ngày nghỉ, Tú bắt xe buýt về quê giúp đỡ mẹ. Từ sau kỳ thi đại học đến nay, tự tin mình sẽ đậu, ngày ngày Tú theo mẹ đi cạo mủ thông mong tích góp thêm tiền để nhập học.
Cô sinh viên với quyết định táo bạo
Chử Bích Phương, thủ khoa kép khối A, B ĐH Nông nghiệp Hà Nội
Đỗ đại học, với điểm số cao mới chỉ là thành công ban đầu trong chặng đường sống của Bích Phương. Nhưng ngọn lửa đam mê và sự chín chắn của một lựa chọn ở cô gái tuổi 19 hóa ra đã đánh thức nhiều suy nghĩ của những bạn trẻ và những người không còn trẻ khi "tự vấn" lại sự lựa chọn quan trọng trong cuộc đời mình.
Năm 2010 đỗ ĐH Ngoại thương Hà Nội và ĐH Y Hà Nội, quyết định theo Ngoại thương theo lời khuyên của cha mẹ nhưng khi phát hiện niềm đam mê của mình dành cho ngành sinh học , Bích Phương quyết định thi lại vào ĐH Nông nghiệp Hà Nội bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia đình.
Em không chọn trường theo cái mác mà nghĩ mình thực sự cần gì và chọn cái mình thích. Đó là điều em học được ở ngôi trường cấp III của mình, Phương thẳng thắn chia sẻ.
Phương cũng muốn mọi người thay đổi cách nghĩ áp đặt này rằng học ở Nông nghiệp là kém hơn Kinh tế. Em chọn vào đây nữa cũng vì không muốn bon chen. Từ bé đến giờ em chưa được biết nhiều về nông nghiệp và những người nông dân. Nhưng em yêu thích được gần thiên nhiên, xa khói bụi thành phố.
Hơn nữa, em nghĩ về nông nghiệp là một thế mạnh để phát triển đất nước. Ngành công nghệ sinh học còn nhiều tiềm năng để khai thác, nghiên cứu. Người nông dân mình quanh năm cần mẫn cấy hái mà vẫn nghèo. Em muốn giúp chút sức để thay đổi điều đó.
www.edunet.com.vn