Theo báo cáo nhanh của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM vào hôm qua 26.12, thưởng tết năm nay có người nhận được 1,1 tỉ đồng (tết dương lịch 700 triệu đồng, âm lịch 400 triệu đồng). Đây là mức thưởng cao nhất cho cá nhân được công bố tính đến thời điểm này
Kẻ đỉnh cao, người vực sâu
Báo cáo nhanh của Sở được tổng hợp từ báo cáo của 958 doanh nghiệp (DN) ngoài KCN-KCX, trong đó có 61 DN 100% vốn nhà nước, 86 DN có cổ phần và vốn góp của nhà nước, 289 DN dân doanh và 522 DN vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Về tiền lương (cao nhất - bình quân - thấp nhất), DN 100% vốn nhà nước: 56 - 7,222 - 3,489 triệu đồng/người/tháng; DN có cổ phần và vốn góp của nhà nước: 89 - 5,207 - 3,310 triệu đồng/người/tháng; DN dân doanh: 162 - 4,321 - 2,579 triệu đồng/người/tháng; DN FDI: 545,713 - 4,253 - 1,912 triệu đồng/người/tháng.
Về thưởng tết dương lịch và âm lịch (cao nhất - bình quân - thấp nhất), DN 100% vốn nhà nước: 163,7 - 11,221 - 8,717 triệu đồng/người; DN có cổ phần và vốn góp của nhà nước: 454 - 13,789 - 6,123 triệu đồng/người; DN dân doanh: 223,246 - 5,752 - 3,064 triệu đồng/người; DN FDI, mức cao nhất 1,1 tỉ đồng (tết dương lịch thưởng 700 triệu đồng, âm lịch thưởng 400 triệu đồng), bình quân 7,301 triệu đồng, thấp nhất chỉ có 2,676 triệu đồng (tết dương lịch thưởng 611 ngàn đồng, âm lịch thưởng 2,065 triệu đồng).
Riêng đối với DN trong các KCN-KCX, DN trong nước: 99,279 - 2,950 - 2 triệu đồng; DN FDI: 77,820 - 2,8 - 2,050 triệu đồng. Mức thưởng theo ngành nghề, ngành cơ khí: 50,104 - 3 - 2,5 triệu đồng, thực phẩm: 50 - 2,5 - 2 triệu đồng, điện - điện tử 55,3 - 2,8 - 2,2 triệu đồng, may mặc 77,820 - 2,3 - 2,050 triệu đồng.
Thống kê cho thấy hầu hết các mức thưởng tết của các DN đều cao hơn năm trước nhưng tăng không đáng kể. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn, kẻ đỉnh cao, người vực sâu ở tất cả các loại hình DN. Theo ông Lê Thành Tâm - Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM: nhìn chung, người lao động đều được thưởng trong dịp tết năm 2012, mức trung bình là 1 tháng lương; mức thưởng cao nhất rơi vào DN thuộc ngành ngân hàng, chế tạo thiết bị lạnh, sản xuất sữa, kinh doanh địa ốc.
Các DN quy mô nhỏ, thâm dụng lao động trong ngành giày da, may mặc có mức thưởng tương đối thấp. Trong 958 DN ngoài KCN-KCX, có 148 DN (chiếm 15,44%) trả lời gặp khó khăn trong việc trả lương, thưởng dịp tết. Có 88 DN (chiếm 9,18%) bên cạnh việc thưởng tết cho người lao động còn có thêm các hình thức hỗ trợ như: tặng quà tết, hỗ trợ vé tàu, xe về quê.
Lao động trong ngành may mặc có mức thưởng tương đối thấp - Ảnh: Diệp Đức Minh
Cần phải nâng tỷ lệ chia thưởng
Mức thưởng tết giữa các DN cho người lao động từ trước đến nay là rất khác nhau, với độ chênh lệch rất lớn. Đại đa số các DN thưởng tết phổ biến là một vài triệu đồng nhưng cá biệt có DN lên tới hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu, trong khi có nơi chỉ vài trăm ngàn đồng. Theo PGS-TS Trần Văn Thiện - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), sở dĩ có tình trạng trên là vì những nguyên nhân:
1/ Vị thế kinh doanh, mức lợi nhuận của các loại hình DN trên thị trường rất khác nhau.
2/ Quan điểm, cách nhìn của lãnh đạo DN về chính sách lương - thưởng khác nhau. Nơi nào xem tiền lương, tiền thưởng như là một khoản chi phí thì thường lương thấp, thưởng ít. Ngược lại nơi nào xem lương - thưởng như là một khoản đầu tư phát triển nguồn nhân lực giúp cho DN phát triển bền vững thì lương cao, thưởng nhiều.
3/ Vai trò, hiệu quả tác động của Công đoàn trong việc trả lương, thưởng tết ở các DN rất khác nhau. Thậm chí rất nhiều DN không có Công đoàn nên chủ DN đã rất tùy tiện trong trả lương, trả thưởng miễn sao không vi phạm các quy định của luật pháp là được.
4/ Mức lương, thưởng tết trong một số trường hợp được chủ DN trả cao hay thấp còn tùy thuộc vào "giá trị, vị thế" của loại lao động đó trên thị trường như thế nào.
5/ Việc quy định mức thưởng tết bao nhiêu hiện nay luật pháp rất khó có căn cứ để đưa ra mức bắt buộc. Vì vậy, khi DN nếu không vi phạm luật định thì sự can thiệp của chính quyền là rất khó khăn.
Cũng theo PGS-TS Trần Văn Thiện, tiền thưởng về thực chất là một sự phân phối lại lợi nhuận sau lương của các DN. Tuy nhiên có một số DN đã tạo "lời thật, lỗ giả" để tránh khoản chi này. Luật quy định mức trích từ lợi nhuận ròng của các DN để chia thưởng cho người lao động tối thiểu là không ít hơn 10%.
Thời gian qua chúng ta chưa có một cơ chế kiểm tra để bắt buộc DN thực hiện quy định này. Có thể trong tương lai cần nghiên cứu quy định mức trích này cao hơn. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa vai trò của công đoàn tại các DN để tác động đến nhận thức về chính sách của các DN trong trả lương và nhất là thưởng tết, PGS-TS Trần Văn Thiện đề xuất giải pháp nhằm cải thiện điều kiện sống, nhất là trong dịp tết đối với người lao động trông chờ vào khoản thưởng tết.
Đồ họa: Hồng Sơn
---------------
"Bà Nguyễn Thị Dân - Trưởng phòng Lao động - Tiền công (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho biết, nếu DN đã công bố mức thưởng, thời gian trả thưởng thì phải thực hiện đúng cam kết. Trường hợp gặp khó khăn, DN phải thông qua Công đoàn cơ sở lấy ý kiến của tập thể lao động để thỏa thuận lại mức thưởng.
Nếu DN nợ lương kéo dài quá 1 tháng và không trả thưởng đúng cam kết, công nhân có thể phản ánh trực tiếp về Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP qua số điện thoại: 083.8344357. (Khánh An)"
Đình Phú
Kẻ đỉnh cao, người vực sâu
Báo cáo nhanh của Sở được tổng hợp từ báo cáo của 958 doanh nghiệp (DN) ngoài KCN-KCX, trong đó có 61 DN 100% vốn nhà nước, 86 DN có cổ phần và vốn góp của nhà nước, 289 DN dân doanh và 522 DN vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Về tiền lương (cao nhất - bình quân - thấp nhất), DN 100% vốn nhà nước: 56 - 7,222 - 3,489 triệu đồng/người/tháng; DN có cổ phần và vốn góp của nhà nước: 89 - 5,207 - 3,310 triệu đồng/người/tháng; DN dân doanh: 162 - 4,321 - 2,579 triệu đồng/người/tháng; DN FDI: 545,713 - 4,253 - 1,912 triệu đồng/người/tháng.
Về thưởng tết dương lịch và âm lịch (cao nhất - bình quân - thấp nhất), DN 100% vốn nhà nước: 163,7 - 11,221 - 8,717 triệu đồng/người; DN có cổ phần và vốn góp của nhà nước: 454 - 13,789 - 6,123 triệu đồng/người; DN dân doanh: 223,246 - 5,752 - 3,064 triệu đồng/người; DN FDI, mức cao nhất 1,1 tỉ đồng (tết dương lịch thưởng 700 triệu đồng, âm lịch thưởng 400 triệu đồng), bình quân 7,301 triệu đồng, thấp nhất chỉ có 2,676 triệu đồng (tết dương lịch thưởng 611 ngàn đồng, âm lịch thưởng 2,065 triệu đồng).
Riêng đối với DN trong các KCN-KCX, DN trong nước: 99,279 - 2,950 - 2 triệu đồng; DN FDI: 77,820 - 2,8 - 2,050 triệu đồng. Mức thưởng theo ngành nghề, ngành cơ khí: 50,104 - 3 - 2,5 triệu đồng, thực phẩm: 50 - 2,5 - 2 triệu đồng, điện - điện tử 55,3 - 2,8 - 2,2 triệu đồng, may mặc 77,820 - 2,3 - 2,050 triệu đồng.
Thống kê cho thấy hầu hết các mức thưởng tết của các DN đều cao hơn năm trước nhưng tăng không đáng kể. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn, kẻ đỉnh cao, người vực sâu ở tất cả các loại hình DN. Theo ông Lê Thành Tâm - Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM: nhìn chung, người lao động đều được thưởng trong dịp tết năm 2012, mức trung bình là 1 tháng lương; mức thưởng cao nhất rơi vào DN thuộc ngành ngân hàng, chế tạo thiết bị lạnh, sản xuất sữa, kinh doanh địa ốc.
Các DN quy mô nhỏ, thâm dụng lao động trong ngành giày da, may mặc có mức thưởng tương đối thấp. Trong 958 DN ngoài KCN-KCX, có 148 DN (chiếm 15,44%) trả lời gặp khó khăn trong việc trả lương, thưởng dịp tết. Có 88 DN (chiếm 9,18%) bên cạnh việc thưởng tết cho người lao động còn có thêm các hình thức hỗ trợ như: tặng quà tết, hỗ trợ vé tàu, xe về quê.
Lao động trong ngành may mặc có mức thưởng tương đối thấp - Ảnh: Diệp Đức Minh
Cần phải nâng tỷ lệ chia thưởng
Mức thưởng tết giữa các DN cho người lao động từ trước đến nay là rất khác nhau, với độ chênh lệch rất lớn. Đại đa số các DN thưởng tết phổ biến là một vài triệu đồng nhưng cá biệt có DN lên tới hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu, trong khi có nơi chỉ vài trăm ngàn đồng. Theo PGS-TS Trần Văn Thiện - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), sở dĩ có tình trạng trên là vì những nguyên nhân:
1/ Vị thế kinh doanh, mức lợi nhuận của các loại hình DN trên thị trường rất khác nhau.
2/ Quan điểm, cách nhìn của lãnh đạo DN về chính sách lương - thưởng khác nhau. Nơi nào xem tiền lương, tiền thưởng như là một khoản chi phí thì thường lương thấp, thưởng ít. Ngược lại nơi nào xem lương - thưởng như là một khoản đầu tư phát triển nguồn nhân lực giúp cho DN phát triển bền vững thì lương cao, thưởng nhiều.
3/ Vai trò, hiệu quả tác động của Công đoàn trong việc trả lương, thưởng tết ở các DN rất khác nhau. Thậm chí rất nhiều DN không có Công đoàn nên chủ DN đã rất tùy tiện trong trả lương, trả thưởng miễn sao không vi phạm các quy định của luật pháp là được.
4/ Mức lương, thưởng tết trong một số trường hợp được chủ DN trả cao hay thấp còn tùy thuộc vào "giá trị, vị thế" của loại lao động đó trên thị trường như thế nào.
5/ Việc quy định mức thưởng tết bao nhiêu hiện nay luật pháp rất khó có căn cứ để đưa ra mức bắt buộc. Vì vậy, khi DN nếu không vi phạm luật định thì sự can thiệp của chính quyền là rất khó khăn.
Cũng theo PGS-TS Trần Văn Thiện, tiền thưởng về thực chất là một sự phân phối lại lợi nhuận sau lương của các DN. Tuy nhiên có một số DN đã tạo "lời thật, lỗ giả" để tránh khoản chi này. Luật quy định mức trích từ lợi nhuận ròng của các DN để chia thưởng cho người lao động tối thiểu là không ít hơn 10%.
Thời gian qua chúng ta chưa có một cơ chế kiểm tra để bắt buộc DN thực hiện quy định này. Có thể trong tương lai cần nghiên cứu quy định mức trích này cao hơn. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa vai trò của công đoàn tại các DN để tác động đến nhận thức về chính sách của các DN trong trả lương và nhất là thưởng tết, PGS-TS Trần Văn Thiện đề xuất giải pháp nhằm cải thiện điều kiện sống, nhất là trong dịp tết đối với người lao động trông chờ vào khoản thưởng tết.
Đồ họa: Hồng Sơn
---------------
"Bà Nguyễn Thị Dân - Trưởng phòng Lao động - Tiền công (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho biết, nếu DN đã công bố mức thưởng, thời gian trả thưởng thì phải thực hiện đúng cam kết. Trường hợp gặp khó khăn, DN phải thông qua Công đoàn cơ sở lấy ý kiến của tập thể lao động để thỏa thuận lại mức thưởng.
Nếu DN nợ lương kéo dài quá 1 tháng và không trả thưởng đúng cam kết, công nhân có thể phản ánh trực tiếp về Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP qua số điện thoại: 083.8344357. (Khánh An)"
Đình Phú