[Thông Tin Mã: SIE] Lịch sử của Tập đoàn Siemens AG

niceday

Hero
Verified
Joined
Jul 9, 2011
Messages
1,308
Reactions
1,332
MR
141.016
Siemens AG là hãng thiết bị công nghiệp lớn nhất của CHLB Đức và châu Âu, các trụ sở quốc tế của Siemens đóng ở BerlinMünchen. Công ty này có 6 lĩnh vực kinh doanh: tự động hóa & điều khiển, điện lực, vận tải, y tế, thông tin và liên lạc và chiếu sáng. Ngày 28 tháng 11 năm 2007, Siemens tổ chức lại thành 3 nhóm: công nghiệp, năng lượng, chăm sóc y tế với 15 phân ban. Trên khắp thế giới, Siemens có nhiều công ty con và sử dụng khoảng 480.000 nhân công ở 90 quốc gia và có doanh số toàn cầu đạt 72,488 tỷ Euro trong năm tài chính 2007. Siemens AG được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt và đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York từ ngày 12 tháng 3 năm.

Siemens AG là hãng điện khí lớn nhất của CHLB Đức và châu Âu, được thành lập từ năm 1816 các trụ sở quốc tế của Siemens đóng ở Berlin và München. Tâp Đoàn Siemens hiện nay đang hoạt động với 6 lĩnh vực kinh doanh:

  • Tự động hóa & điều khiển
  • Điện lực
  • Vận tải
  • Y tế
  • Thông tin và liên lạc
  • Chiếu sáng.
Ngày 28 tháng 11 năm 2007, Siemens tổ chức lại thành 3 nhóm: công nghiệp, năng lượng, chăm sóc y tế với 15 phân ban.

Trên khắp thế giới, Siemens có nhiều công ty con và sử dụng khoảng 480.000 nhân công ở 90 quốc gia và có doanh số toàn cầu đạt 72,488 tỷ Euro trong năm tài chính 2007. Siemens AG được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt và đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York từ ngày 12 tháng 3 năm.

Trùng với dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của người sáng lập Werner von Siemens (1816-2016), Tập đoàn Siemens tiến hành công bố nhận diện thương hiệu mới với hạt nhân là khẩu hiệu “Ingenuity for life.”

Trong gần 170 năm qua, công ty Siemens đã lập nên các tiêu chuẩn và tạo ra giá trị bền vững cho các khách hàng, xã hội và cho từng cá nhân. Người sáng lập ra công ty, ngài Werner von Siemens từng coi đó là sự sáng tạo.
 
Siemens: Hành trình 170 năm chinh phục đỉnh cao công nghệ

Tập đoàn Siemens AG, sau hơn 170 năm "tồn tại" qua nhiều cú chuyển mình của cách mạng công nghệ, vẫn đang cố gắng tạo ra những giá trị mới làm thay đổi cuộc sống của con người.

Siemens AG, một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp lớn nhất của Đức, có trụ sở tại Berlin và Munich. Siemens đóng vai trò quan trọng trong suốt hơn 170 năm qua trong việc định hình sự tiến hóa công nghệ ở Đức, Châu Âu và trên toàn thế giới.

Không giống như nhiều công ty khác, Siemens đã tìm ra cách để "sống sót" và tồn tại sau nhiều cú nhảy vọt công nghệ qua cả thế kỷ. Hiện, Siemens là một trong những tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai cho mảng sản xuất và công nghệ.

Tập đoàn này đang hoạt động tại hơn 200 quốc gia và khu vực, chủ yếu tham gia vào các lĩnh vực như phát điện và truyền tải điện, quản lý năng lượng, vận chuyển, hệ thống viễn thông và kỹ thuật y khoa. Siemens chú trọng vào hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ - kỹ thuật và sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất trên thế giới.

Siemens là nhà sản xuất thiết bị chẩn đoán y tế nổi tiếng. Bộ phận chăm sóc y tế của hãng này chiếm khoảng 12% tổng doanh thu của tập đoàn hàng năm. Trong đó, mảng công nghệ chỉ là đơn vị có lợi nhuận cao thứ hai, sau bộ phận tự động hóa công nghiệp.

Năm 2017, doanh thu toàn cầu của Siemens đạt khoảng 83 tỷ euro và có gần 400.000 nhân viên trên toàn thế giới.

Tập đoàn công nghệ 170 năm tuổi​

Siemens AG, tên đầy đủ là Aktiengesellschaft, được thành lập vào năm 1966 sau khi sáp nhập với công ty Siemens & Halske AG (thành lập năm 1847), công ty Siemens – Schuckertwerke (thành lập năm 1903) và Siemens-Reiniger-Werke AG (thành lập năm 1932).

Công ty Siemens đầu tiên, Telegraphen – Bau – Anstalt von Siemens & Halske, được thành lập vào năm 1847 tại Berlin bởi hai anh em họ là Johann Georg Siemens và Johann Georg Halske. Công ty này chuyên xây dựng các thiết bị điện báo và một số thiết bị khác. Telegraphen nhanh chóng thành công và mở rộng mạng lưới đường dây điện thoại trên khắp nước Đức.

Năm 1897, Telegraphen chính thức trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn và đổi tên thành Siemens & Halske AG.

Năm 1903, Siemens & Halske chuyển tất cả các hoạt động hiện tại của mình sang công ty mới là Siemens Schuckertwerke. Từ năm 1919, hai công ty này do đều do các thành viên trong gia đình Siemens quản lý. Đến năm 1932, sau 7 năm hợp tác, công ty Erlander và Reiniger Gebbert&Schall đã sáp nhập với Siemens để thành lập nên công ty Siemens – Reiniger – Werke AG, chuyên sản xuất các thiết bị chẩn đoán và điều trị y khoa, đặc biệt là máy X-quang và kính hiển vi điện tử.

Những năm 1950, Siemens bắt đầu mở rộng thị trường sang nhiều nước khác, đặc biệt là ở châu Âu. Đến năm 1960, Siemens trở thành một trong những công ty điện lớn nhất thế giới.

Năm 1966, tất cả các công ty thành viên đã được sáp nhập lại với nhau, thành lập nên Siemens AG. Ngay đầu thế kỷ 21, sản phẩm của Siemens đã được phủ sóng rộng rãi và ưa chuộng tại nhiều quốc gia, bao gồm hệ thống chẩn đoán hình ảnh, điện thoại di động, cơ sở hạ tầng thành phố và thiết bị điện.
 
Siemens và những kỷ lục thế giới trong ngành điện
Tháng 4/2014, Ai Cập trải qua một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất sau nhiều thập kỷ: nhiều khu vực ở đất nước này bị cắt điện tới 5-6 lần mỗi ngày, và mỗi lần như vậy có thể kéo dài đến 2 giờ đồng hồ.
Cùng với các đối tác địa phương tại Ai Cập như Công ty Điện Elsewedy và Công ty Xây dựng Orascom, công ty Siemens của Đức đang xây dựng 3 nhà máy điện chu trình hỗn hợp chạy bằng khí dưới hình thức chìa khóa trao tay, với mỗi nhà máy điện đạt công suất 4,8GW, và tổng công suất chu trình kết hợp đạt 14,4 GW.

Ba nhà máy điện Beni Suef, Burullus và New Capital sẽ sử dụng 24 tuabin khí Siemens thế hệ H, được chọn bởi công suất và hiệu suất cao. Phạm vi cung cấp cũng bao gồm 12 tuabin hơi, 36 máy phát điện, 24 lò thu hồi nhiệt và 3 hệ thống thiết bị đóng cắt hợp bộ kín 500kV GIS.

Như một phần của siêu dự án này, Siemens cũng cung cấp 12 trang trại điện gió với 600 tuabin gió tại Vịnh Suez và ở bờ Tây sông Nile, đạt tổng công suất 2 gigawatts (GW). Công ty sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất cánh quạt tại vùng Ain Soukhna của Ai Cập nhờ vậy sẽ tạo ra cơ hội đào tạo và việc làm cho khoảng 1.000 người. Cơ sở này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong nửa sau năm 2017.

Siêu dự án Ai Cập – có tổng giá trị 8 tỷ euro, là đơn hàng lớn chưa từng thấy trong lịch sử của Siemens – có hơn 20.000 công nhân làm việc trên công trường xây dựng trong quá trình triển khai. Hơn 1,6 triệu tấn vật liệu đã được xử lý.

Sau 18 tháng kể từ khi ký kết hợp đồng lớn chưa từng thấy để mở rộng nguồn cấp điện cho Ai Cập vào tháng 6/2015, Siemens đã lập nên một kỷ lục thế giới mới về tốc độ hoàn thành các dự án điện.

Giai đoạn đầu của siêu dự án tại Ai Cập đã được hoàn thành. Mục tiêu cam kết cung cấp 4,4 GW công suất nguồn mới cho lưới điện đã được hoàn thành vượt mức dự kiến, và 4,8 GW đã được kết nối vào lưới. Phần công suất điện tăng thêm đạt 400 MW, đủ để cung cấp điện cho hơn 1 triệu người dân Ai Cập.

Siêu dự án Ai Cập – có tổng giá trị 8 tỷ euro, là đơn hàng lớn chưa từng thấy trong lịch sử của Siemens – có hơn 20.000 công nhân làm việc trên công trường xây dựng trong quá trình triển khai.

“Chúng tôi đã cam kết với đất nước Ai Cập và chúng tôi đã giữ lời. Như vậy, chúng tôi không chỉ hoàn thành vượt mức công suất hiệu suất mà chúng tôi còn phá vỡ các kỷ lục trước đó trong việc xây dựng nhà máy điện hiện đại theo mô hình chìa khóa trao tay. Điều này chỉ có thể thực hiện được với sự phối hợp tuyệt vời giữa Chính phủ, Bộ Điện năng, Công ty Điện lực Ai Cập và đội ngũ nhân viên Siemens tận tâm và giàu kinh nghiệm,” ông Joe Kaeser, Chủ tịch và Tổng giám đốc Siemens AG phát biểu.

Tiến sỹ Mohamed Shaker, Bộ trưởng Bộ Điện năng và Năng lượng tái tạo Ai Cập cho biết: “Vai trò của năng lượng trong phát triển kinh tế là không thế phủ định được. Đó là lý do vì sao chúng tôi cam kết sẽ đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu năng lượng ngày một gia tăng của Ai Cập thông qua cân bằng giữa cung và cầu, tối ưu hóa các tài nguyên thiên nhiên của quốc gia như khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo, đồng thời với việc đảm bảo lĩnh vực năng lượng có tính cạnh tranh thông qua việc chuyển giao công nghệ và kiến thức.”

Ông còn cho biết thêm: “Các dự án điện của Siemens chắc chắn sẽ đem tới sự đóng góp quan trọng cho chiến lược năng lượng của chúng tôi. Với việc tập trung vào phát triển nhân tài và năng lực địa phương, Siemens đang đào tạo 600 kỹ sư và kỹ thuật viên Ai Cập, những người sẽ đóng góp vào tương lai năng lượng của đất nước. Tôi tin rằng những dự án này là một ví dụ điển hình cho việc làm thế nào Ai Cập nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác dài hạn với các đối tác quốc tế, như Siemens, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước.”

Sau khi hoàn thành vào tháng 5 năm 2018, ba nhà máy điện sẽ là các nhà máy điện chu trình kết hợp chạy bằng khí tự nhiên lớn nhất từng được xây dựng và vận hành trên thế giới.

Ông Emad Ghaly, Tổng giám đốc của Siemens Ai Cập, khẳng định: “Đây là một thành tựu quan trọng cho đất nước và người dân Ai Cập. Tôi tự hào rằng Siemens đã được chọn để đóng góp cho sự thành công này. Các nhà máy điện trên sẽ cung cấp đủ điện cho 45 triệu người và giúp Ai Cập tiết kiệm được 1,3 tỷ USD chi phí nhiên liệu hàng năm. Với những dự án như thế này, chúng tôi có đóng góp quan trọng để ổn định đồng thời nguồn cung năng lượng và nền kinh tế đất nước, và đây là điều cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ khu vực Trung đông và châu Phi.”

Siêu dự án tại Ai Cập chỉ là minh chứng mới nhẩt về những kỷ lục của tập đoàn Siemens trong lĩnh vực điện năng. Mới năm ngoái, Siemens cũng lập nhiều kỷ lục thế giới với Nhà máy điện Duesseldorf ở quê hương mình, và được vinh danh qua các giải thưởng với Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 ở Việt Nam.

Nhà máy điện Duesseldorf: Kỷ lục thế giới mới về công suất và hiệu suất

Vào ngày 22/1/2016, Siemens đã bàn giao nhà máy điện chu trình kết hợp bao gồm một tuabin khí thế hệ H tại Lausward ở khu vực cảng Duesseldorf (Đức) cho khách hàng và cũng là công ty vận hành – Công ty Stadtwerke Düsseldorf AG. Nhà máy xây theo hình thức chìa khóa trao tay đã đạt 3 kỷ lục thế giới. Khi chạy thử tin cậy trước khi bàn giao, tổ máy với tên gọi Fortuna này đã đạt mức công suất điện đầu ra tối đa 603,8 megawatts (MW), xác lập kỷ lục mới cho nhà máy điện chu trình kết hợp cùng loại với cấu hình đơn trục.

Một kỷ lục thế giới mới với 61,5% hiệu suất phát điện tinh cũng đã được xác lập, giúp Siemens phá kỷ lục hiệu suất 60,75% do chính công ty thiết lập vào tháng 5/2011 tại nhà máy điện Ulrich Hartmann tại Irsching ở phía nam nước Đức.

Mức hiệu suất cao giúp nhà máy trở nên đặc biệt thân thiện với môi trường. Thêm vào đó, tổ máy Fortuna có thể cung cấp tới gần 300 MW nhiệt cho hệ thống sưởi ấm của thành phố Dusseldorf – một giá trị đỉnh cao nữa cho một nhà máy được lắp đặt chỉ 1 tuabin khí và 1 tuabin hơi. Điều này giúp đẩy hiệu suất sử dụng nhiên liệu của nhà máy lên đến 85%, đồng thời giảm phát thải CO2 xuống còn chỉ 230 gram cho mỗi kilowatt-giờ.

Sự gia tăng công sất và hiệu suất là kết quả của quá trình phát triển liên tục không ngừng, ví dụ như trong thiết kế các cơ phận, trong vật liệu được sử dụng, trong xây dựng tổng thể nhà máy và trong việc phối hợp các thành phần của nhà máy vận hành hoàn hảo.

“Chúng tôi đã tối ưu nhà máy điện cho phép nhà máy có chỗ đứng lý tưởng tại một trong những thị trường điện có yêu cầu cao nhất thế giới. Cùng với công ty Stadtwerke Düsseldorf, chúng tôi đã rất hài lòng với việc nhà máy điện xác lập kỷ lục thế giới mới về hiệu suất”, theo phát biểu của ông Willi Meixner, CEO của Ban Nguồn điện thuộc Siemens AG.

Tuabin khí có thể vận hành ở mức đầy tải trong vòng 25 phút sau khi khởi động nóng, nhờ đó tuabin có thể dự phòng cho sản xuất điện dựa trên năng lượng tái tạo.

Tổ máy Fortuna được bàn giao cho khách hàng trước 19 ngày so với thời hạn trong hợp đồng. Dự án bên bờ sông Rhine cũng là một thành công lớn với việc đảm bảo an toàn cho toàn bộ nhân công tham gia. Không 1 tai nạn nào xảy ra trong tổng cộng hơn 2 triệu giờ làm việc.

Do vị trí tương đối gần so với khu vực nội đô thành phố, cần đặc biệt quan tâm đến việc giảm phát thải xuống mức thấp nhất, cũng như việc tích hợp không gian nhà máy với cảnh quan thành phố, và mức tiếng ồn phát ra nhỏ nhất có thể: từ phía bên kia bờ sông Rhine, đối diện với nhà máy điện, mức tiếng ồn phát ra đo được nhỏ hơn 25 decibel – yên lặng hơn cả một lời nói thầm.

Siemens đã kí hợp đồng cung cấp 76 tuabin khí thế hệ H trên toàn cầu. Với 17 tổ máy đang vận hành thương mại, đội ngũ máy SGT-8000H đã đạt hơn 195.000 giờ vận hành.
 
Siemens sẽ thay đổi thế giới ra sao
Siemens Energy AG đã hoàn toàn trở thành công ty độc lập do được chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ngày 28/9/2020. Giao dịch này sẽ tạo ra giá trị lâu dài cho các cổ đông của cả hai công ty. Tập đoàn Siemens AG mới sẽ tập trung mạnh mẽ vào việc kiến tạo chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.

Siemens vừa hoàn tất việc tái cơ cấu, qua đó đã thực hiện thành công một phần quan trọng trong chiến lược Tầm nhìn 2020+ của tập đoàn.

Việc chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt đã đặt dấu mốc mới cho Siemens Energy với tư cách là công ty đi đầu trong sản xuất và truyền tải điện năng. Đây cũng là sự khởi đầu một chương mới trong lịch sử của công ty.

Siemens AG, Siemens Healthineers AG và Siemens Energy AG sẽ hợp tác cùng nhau trong một hệ sinh thái chung với các mối quan tâm chung. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, các công ty sẽ tập trung vào các ưu tiên và đặc tính của các mảng kinh doanh và ngành nghề cụ thể của từng doanh nghiệp mình. Với khoảng 240.000 nhân viên, Siemens AG sẽ chủ yếu tập trung vào các công nghệ đang thúc đẩy những tiến bộ về chuyển đổi số trong ngành công nghiệp, về cơ sở hạ tầng thông minh và giao thông bền vững.

Theo ông Joe Kaeser, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Siemens AG: “Việc niêm yết Siemens Energy đồng nghĩa là chúng tôi đã đạt được một cột mốc quan trọng trong việc tái cơ cấu Siemens AG. Với ba công ty hùng mạnh, tập trung và độc lập, chúng tôi đang tạo ra một thế đứng vững vàng cho tương lai. Các công ty được niêm yết riêng rẽ sẽ ở vị thế tốt hơn để tận dụng các tiềm năng tạo ra giá trị kinh doanh cho mình hơn là khi hoạt động trong cùng một tập đoàn. Đây chính là một phương thức khác giúp chúng tôi tạo ra các triển vọng cho sự mở rộng về lâu dài và bền vững của từng doanh nghiệp. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn Siemens Healthineers đã chứng tỏ là một điển hình ấn tượng về những gì mà sự thay đổi này mang lại về mặt tạo ra giá trị và tổ chức”.

Tiến sĩ Roland Busch, Phó Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc tương lai của Siemens AG cho biết: “Một lần nữa, toàn bộ đội ngũ của chúng tôi đã chứng tỏ rằng chúng tôi hoàn toàn có thể vượt qua những thách thức mang ý nghĩa lịch sử bằng sự quyết đoán và linh hoạt cao. Chúng tôi đã hoàn thành phần lớn giai đoạn hiện nay của việc kiện toàn cơ cấu của công ty. Bây giờ, chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chuyển đổi số. Trong vài năm tới, chúng tôi dự định thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận về dài hạn và tập trung vào các công nghệ có tác động tích cực và tạo ra giá trị gia tăng đích thực cho các khách hàng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, cũng như cho cả xã hội.”

Trước tiên Siemens AG đã chia 55% của Siemens Energy AG cho các cổ đông của Siemens và do đó tạo thành số lượng cổ phiếu tương ứng có thể tự do chuyển nhượng (free-float), 9,9% tiếp theo đã được chuyển nhượng cho quỹ Siemens Pension-Trust e.V. Siemens AG dự định giảm hơn nữa vốn cổ phần của mình trong Siemens Energy trong vòng 12 đến 18 tháng tới./.
 
Siemens hoàn tất tái cơ cấu, trở thành một hệ sinh thái hùng mạnh
Việc chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt đã đặt dấu mốc mới cho Siemens Energy với tư cách là công ty đi đầu trong sản xuất và truyền tải điện năng.

Siemens vừa hoàn tất việc tái cơ cấu và qua đó đã thực hiện thành công một phần quan trọng trong chiến lược Tầm nhìn 2020+ của tập đoàn.

Việc chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt đã đặt dấu mốc mới cho Siemens Energy với tư cách là công ty đi đầu trong sản xuất và truyền tải điện năng. Đây cũng là sự khởi đầu một chương mới trong lịch sử của công ty.

Siemens AG, Siemens Healthineers AG và Siemens Energy AG sẽ hợp tác cùng nhau trong một hệ sinh thái chung với các mối quan tâm chung. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, các công ty sẽ tập trung vào ưu tiên, đặc tính của các mảng kinh doanh và ngành nghề cụ thể của từng doanh nghiệp mình.

Với khoảng 240.000 nhân viên, Siemens AG sẽ chủ yếu tập trung vào các công nghệ đang thúc đẩy những tiến bộ về chuyển đổi số trong ngành công nghiệp, về cơ sở hạ tầng thông minh và giao thông bền vững.

Ông Joe Kaeser, Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc của Siemens AG, cho biết: “Việc niêm yết Siemens Energy đồng nghĩa với việc chúng tôi đã đạt được một cột mốc quan trọng trong việc tái cơ cấu Siemens AG. Với ba công ty hùng mạnh, tập trung và độc lập, chúng tôi đang tạo ra một thế đứng vững vàng cho tương lai. Các công ty được niêm yết riêng rẽ sẽ ở vị thế tốt hơn để tận dụng các tiềm năng tạo ra giá trị kinh doanh cho mình hơn là khi hoạt động trong cùng một tập đoàn. Đây chính là một phương thức khác giúp chúng tôi tạo ra các triển vọng cho sự mở rộng về lâu dài và bền vững của từng doanh nghiệp. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn Siemens Healthineers đã chứng tỏ là một điển hình ấn tượng về những gì mà sự thay đổi này mang lại về mặt tạo ra giá trị và tổ chức."

Tiến sỹ Roland Busch, Phó Tổng Giám Đốc và Tổng Giám Đốc tương lai của Siemens AG, cho biết thêm: “Một lần nữa, toàn bộ đội ngũ của chúng tôi đã chứng tỏ rằng chúng tôi hoàn toàn có thể vượt qua những thách thức mang ý nghĩa lịch sử bằng sự quyết đoán và linh hoạt cao. Chúng tôi đã hoàn thành phần lớn giai đoạn hiện nay của việc kiện toàn cơ cấu của công ty. Bây giờ, chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chuyển đổi số. Trong vài năm tới, chúng tôi dự định thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận về dài hạn và tập trung vào các công nghệ có tác động tích cực và tạo ra giá trị gia tăng đích thực cho các khách hàng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, cũng như cho cả xã hội."

Trước tiên Siemens AG đã chia 55% của Siemens Energy AG cho các cổ đông của Siemens và do đó tạo thành số lượng cổ phiếu tương ứng có thể tự do chuyển nhượng (free-float), 9,9% tiếp theo đã được chuyển nhượng cho quỹ Siemens Pension-Trust e.V. Siemens AG dự định giảm hơn nữa vốn cổ phần của mình trong Siemens Energy trong vòng 12 đến 18 tháng tới./.

Siemens AG (Berlin và Munich) là một tập đoàn công nghệ toàn cầu, đại diện cho sự xuất sắc về kỹ thuật, đổi mới sáng tạo, chất lượng, độ tin cậy và tính quốc tế trong hơn 170 năm qua.

Công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng thông minh cho các tòa nhà và hệ thống năng lượng phân tán, tự động hóa và số hóa trong các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất. Siemens kết hợp thế giới số và thế giới vật chất với nhau nhằm tạo ra lợi ích cho khách hàng và xã hội.

Thông qua Mobility - nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp giao thông thông minh cho vận tải đường sắt và đường bộ, Siemens góp phần kiến tạo thị trường thế giới trong dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Giữ phần lớn cổ phần trong công ty niêm yết đại chúng là Siemens Healthineers, Siemens đồng thời là nhà cung cấp công nghệ y tế và dịch vụ y tế số hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, Siemen giữ vai trò cổ đông thiểu số trong Siemens Energy - công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực truyền tải và sản xuất điện năng được niêm yết trên thị trường chứng khoán từ ngày 28/9/2020.

Trong năm tài khóa 2019, kết thúc vào ngày 30/9/2019, Siemens đạt doanh thu 58,5 tỷ euro và lãi ròng là 5,6 tỷ euro. Vào cuối tháng 9/2019, công ty có khoảng 295,000 nhân viên trên toàn cầu tính dựa trên các lĩnh vực đang hoạt động.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
418,596
Messages
7,073,492
Members
170,689
Latest member
math34
Back
Top Bottom