[Thông Tin Mã: BA] Lịch sử của BOEING

niceday

Hero
Verified
Joined
Jul 9, 2011
Messages
1,308
Reactions
1,332
MR
141.016
Tập đoàn hàng không số một thế giới

William E. Boeing và George Conrad Westervelt (kỹ sư Hải quân Hoa Kỳ) đã thành lập công ty hàng không B&W vào ngày 15/7/1916 tại thành phố Seattle, Washington - Hoa Kỳ. Sau đó, hai ông đổi tên công ty thành Pacific Aero Products. Năm 1917, chính thức đổi tên thành Boeing Airplane Company. Năm 1927, William E. Boeing thành lập hãng hàng không cho riêng mình với tên gọi là Boeing Air Transport (BAT). BAT cùng với Pacific Air Transport và Boeing Airplane Company sát nhập năm 1928. Năm 1929, công ty đổi tên thành United Aircraft and Transport Corporation; đồng thời mua lại Pratt & Whitney, Hamilton Standard Propeller Company và Chance Vought. Năm 1930 tiếp tục mua National Air Transport. Đạo luật Air Mail năm 1934 không cho phép các hãng hàng không và nhà sản xuất tồn tại dưới cùng một công ty. Vì vậy công ty được chia thành 3 công ty nhỏ hơn: Boeing Airplane Company, United Airlines và United Aircraft Corporation. Hiện trụ sở chính của Boeing đặt tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ.

Giữa năm 1938 và 1941, hãng sản xuất chiếc Boeing 314 Clipper - máy bay lớn nhất tại thời điểm đó. Chuyến bay đầu tiên của Boeing 314 Clipper vào tháng 6 năm 1938 diễn ra thành công.

Năm 1944, Boeing hợp tác với những công ty sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kỳ. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu việc Boeing chuyển sang sản xuất máy bay chiến đấu và máy bay ném bom phục vụ Thế chiến hai. Trong đó phải kể đến việc sản xuất B-17 cùng với Lockheed Aircraft Corp. và Douglas Aircraft Co., B-29 cùng Bell Aircraft Co. và Glenn L. Martin Company. Giai đoạn chiến tranh lạnh, Boeing sản xuất máy bay ném bom phản lực đầu tiên B-47 và đặc biệt là B-52 đến ngày nay vẫn còn phục vụ trong không quân Mỹ.

Tháng 6/2005, James McNerney được bổ nhiệm làm CEO của Tập đoàn Boeing với mức lương 1,75 triệu USD/năm. Với thành tích 18 năm làm việc tại GE (General Electric) và CEO của 3M, sau 3 năm tiếp quản Boeing, James McNerney đã đưa số lượng đơn đặt hàng lên đến con số 1.136 vào năm 2007, doanh thu vượt trội, giá cổ phiếu của Boeing tăng 30% và nằm trong nhóm dẫn đầu những tập đoàn đáng ngưỡng mộ nhất thế giới (theo Fortune).

Từ những thế hệ máy bay ban đầu như B707, B747, B727, B737... Boeing liên tục trình làng những thế hệ máy bay mới, hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu, trong đó phải kể đến Boeing 787 Dreamliner. Đây là loại máy bay dân dụng mới ứng dụng phát minh, công nghệ mới và hiện đại nhất, đặc biệt là khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 20% so với các máy bay khác cùng thế hệ. Boeing 787 Dreamliner đem lại thành công cho Boeing với 500 đơn đặt hàng ngay từ khi công bố. Năm 2011, Boeing ra mắt siêu phẩm B747-8 Intercontinental với sức chứa 500 hành khách, tiết kiệm nhiên liệu và là máy bay vận tải dài nhất thế giới.

Hiện nay, Boeing là hãng hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên, phục vụ khách hàng ở 150 quốc gia. Cả Boeing và Airbus của châu Âu đều đang cạnh tranh khốc liệt trên các thị phần hàng không thế giới. Boeing cho biết, hãng đang nắm giữ gần 40% thị phần ở Trung Đông so với mức 60% thị phần mà đối thủ đang có được. Boeing hy vọng sẽ tăng thị phần tại khu vực này, nơi mà các chuyên gia dự đoán trong vòng 20 năm tới đi lại bằng đường hàng không sẽ tăng mạnh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới với mức tăng trưởng lên tới 7,1%, cao hơn nhiều so với 4,7% ở những nơi khác. Boeing hiện nắm giữ chưa tới 30% thị trường máy bay tầm trung, nhưng lại chiếm ưu thế hơn so với Airbus trên thị trường máy bay tầm xa với 60% thị phần.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Boeing đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm cải tiến như máy bay ném bom B-52, vệ tinh nhân tạo, bệ phóng Saturn V (bệ phóng của tàu con thoi Apollo trong các chuyến du hành của con tàu này đến mặt trăng). Hồi tháng 10/2013, Boeing và Lockheed Martin tuyên bố hợp tác chế tạo máy bay ném bom tầm xa (LRS-B). Như vậy, mối quan hệ hợp tác Boeing - Lockheed được nối lại sau thời gian gián đoạn năm 2008. Hai tập đoàn này bắt tay nhau nhằm mục đích cạnh tranh với Northrop Grumman, công ty đã chế tạo và sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2. Không quân Mỹ dự định đặt hàng 80 - 100 máy bay LRS-B.

Năm 2002, Airbus đã chiếm vị trí số 1 từ Boeing và Boeing đã lấy lại vị trí này sau 10 năm. Năm 2011 khi Airbus giao 534 máy bay thì Boeing cũng chỉ có được 477 chiếc. Trong năm 2012, Boeing giành vị trí dẫn đầu về số đơn đặt mua máy bay với 1.203 chiếc so với con số 833 của Airbus. Số máy bay hãng Airbus giao cho khách hàng trong năm 2012 tăng 10%, đạt mức kỷ lục 588 chiếc (tin công bố ngày 17/1/2013). Tuy nhiên, mức doanh số này vẫn thua Boeing khi hãng này giao được 601 chiếc và giành ngôi vị số 1 về doanh số bán máy bay từ tay đối thủ châu Âu Airbus. Grossbongardt, nhà phân tích thị trường hàng không, cho rằng những lỗi chiến lược từ phía Airbus đã khiến số lượng đơn đặt hàng sụt giảm. Hãng đã quá tập trung vào A380 trong khi không nhận được đơn đặt hàng A380 nào tại hội chợ Hàng không Farnborough diễn ra vào tháng 7/2012 vừa qua. Năm 2012, doanh thu của Boeing tăng lên 81,7 tỷ USD, hơn 13 tỷ USD so với năm 2011.

Boeing cho biết hãng đã nhận được một lượng đơn đặt hàng lớn với trị giá lên tới 390 tỷ USD cho năm 2013, bao gồm cả các dòng máy bay dân sự và máy bay quân sự. Dự báo doanh thu năm 2013 của hãng sẽ tăng nhẹ lên khoảng 82 - 85 tỷ USD.

Tại triển lãm hàng không Dubai (Dubai Airshow), Boeing chiếm ưu thế hơn so với đối thủ lâu năm - Airbus. Trong ngày đầu tiên khai mạc Dubai Airshow 17/11/2013, Boeing thu về gần 100 tỷ USD đơn đặt hàng dòng 777X. Trong khi đó, Airbus chỉ nhận được khoảng 50 tỷ USD. Đơn hàng trên chủ yếu của hãng hàng không vùng Vịnh Emirates Airlines với 150 chiếc Boeing 777X, tổng trị giá 76 tỷ USD. Các đơn hàng khác từ Etihad Airways, Qatar Airways và Lufthansa..

Việt Nam (Viet Nam Airlines) đã sử dụng các dòng sản phẩm của Boeing trong thời gian qua bên cạnh máy bay của Airbus và các hãng khác. Trong thời gian tới theo thông tin từ Boeing, Vietnam Airlines có đơn đặt mua 8 chiếc Boeing 787 Dreamliner và thuê 77 chiếc qua các công ty cho thuê máy bay nhằm đáp ứng nhu cầu cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay quốc tế đường dài ngày càng gia tăng của Việt Nam.













Tập đoàn hàng không số một thế giới​

William E. Boeing và George Conrad Westervelt (kỹ sư Hải quân Hoa Kỳ) đã thành lập công ty hàng không B&W vào ngày 15/7/1916 tại thành phố Seattle, Washington - Hoa Kỳ. Sau đó, hai ông đổi tên công ty thành Pacific Aero Products. Năm 1917, chính thức đổi tên thành Boeing Airplane Company. Năm 1927, William E. Boeing thành lập hãng hàng không cho riêng mình với tên gọi là Boeing Air Transport (BAT). BAT cùng với Pacific Air Transport và Boeing Airplane Company sát nhập năm 1928. Năm 1929, công ty đổi tên thành United Aircraft and Transport Corporation; đồng thời mua lại Pratt & Whitney, Hamilton Standard Propeller Company và Chance Vought. Năm 1930 tiếp tục mua National Air Transport. Đạo luật Air Mail năm 1934 không cho phép các hãng hàng không và nhà sản xuất tồn tại dưới cùng một công ty. Vì vậy công ty được chia thành 3 công ty nhỏ hơn: Boeing Airplane Company, United Airlines và United Aircraft Corporation. Hiện trụ sở chính của Boeing đặt tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ.

Giữa năm 1938 và 1941, hãng sản xuất chiếc Boeing 314 Clipper - máy bay lớn nhất tại thời điểm đó. Chuyến bay đầu tiên của Boeing 314 Clipper vào tháng 6 năm 1938 diễn ra thành công.

Năm 1944, Boeing hợp tác với những công ty sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kỳ. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu việc Boeing chuyển sang sản xuất máy bay chiến đấu và máy bay ném bom phục vụ Thế chiến hai. Trong đó phải kể đến việc sản xuất B-17 cùng với Lockheed Aircraft Corp. và Douglas Aircraft Co., B-29 cùng Bell Aircraft Co. và Glenn L. Martin Company. Giai đoạn chiến tranh lạnh, Boeing sản xuất máy bay ném bom phản lực đầu tiên B-47 và đặc biệt là B-52 đến ngày nay vẫn còn phục vụ trong không quân Mỹ.

Tháng 6/2005, James McNerney được bổ nhiệm làm CEO của Tập đoàn Boeing với mức lương 1,75 triệu USD/năm. Với thành tích 18 năm làm việc tại GE (General Electric) và CEO của 3M, sau 3 năm tiếp quản Boeing, James McNerney đã đưa số lượng đơn đặt hàng lên đến con số 1.136 vào năm 2007, doanh thu vượt trội, giá cổ phiếu của Boeing tăng 30% và nằm trong nhóm dẫn đầu những tập đoàn đáng ngưỡng mộ nhất thế giới (theo Fortune).

Từ những thế hệ máy bay ban đầu như B707, B747, B727, B737... Boeing liên tục trình làng những thế hệ máy bay mới, hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu, trong đó phải kể đến Boeing 787 Dreamliner. Đây là loại máy bay dân dụng mới ứng dụng phát minh, công nghệ mới và hiện đại nhất, đặc biệt là khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 20% so với các máy bay khác cùng thế hệ. Boeing 787 Dreamliner đem lại thành công cho Boeing với 500 đơn đặt hàng ngay từ khi công bố. Năm 2011, Boeing ra mắt siêu phẩm B747-8 Intercontinental với sức chứa 500 hành khách, tiết kiệm nhiên liệu và là máy bay vận tải dài nhất thế giới.

Hiện nay, Boeing là hãng hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên, phục vụ khách hàng ở 150 quốc gia. Cả Boeing và Airbus của châu Âu đều đang cạnh tranh khốc liệt trên các thị phần hàng không thế giới. Boeing cho biết, hãng đang nắm giữ gần 40% thị phần ở Trung Đông so với mức 60% thị phần mà đối thủ đang có được. Boeing hy vọng sẽ tăng thị phần tại khu vực này, nơi mà các chuyên gia dự đoán trong vòng 20 năm tới đi lại bằng đường hàng không sẽ tăng mạnh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới với mức tăng trưởng lên tới 7,1%, cao hơn nhiều so với 4,7% ở những nơi khác. Boeing hiện nắm giữ chưa tới 30% thị trường máy bay tầm trung, nhưng lại chiếm ưu thế hơn so với Airbus trên thị trường máy bay tầm xa với 60% thị phần.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Boeing đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm cải tiến như máy bay ném bom B-52, vệ tinh nhân tạo, bệ phóng Saturn V (bệ phóng của tàu con thoi Apollo trong các chuyến du hành của con tàu này đến mặt trăng). Hồi tháng 10/2013, Boeing và Lockheed Martin tuyên bố hợp tác chế tạo máy bay ném bom tầm xa (LRS-B). Như vậy, mối quan hệ hợp tác Boeing - Lockheed được nối lại sau thời gian gián đoạn năm 2008. Hai tập đoàn này bắt tay nhau nhằm mục đích cạnh tranh với Northrop Grumman, công ty đã chế tạo và sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2. Không quân Mỹ dự định đặt hàng 80 - 100 máy bay LRS-B.

Năm 2002, Airbus đã chiếm vị trí số 1 từ Boeing và Boeing đã lấy lại vị trí này sau 10 năm. Năm 2011 khi Airbus giao 534 máy bay thì Boeing cũng chỉ có được 477 chiếc. Trong năm 2012, Boeing giành vị trí dẫn đầu về số đơn đặt mua máy bay với 1.203 chiếc so với con số 833 của Airbus. Số máy bay hãng Airbus giao cho khách hàng trong năm 2012 tăng 10%, đạt mức kỷ lục 588 chiếc (tin công bố ngày 17/1/2013). Tuy nhiên, mức doanh số này vẫn thua Boeing khi hãng này giao được 601 chiếc và giành ngôi vị số 1 về doanh số bán máy bay từ tay đối thủ châu Âu Airbus. Grossbongardt, nhà phân tích thị trường hàng không, cho rằng những lỗi chiến lược từ phía Airbus đã khiến số lượng đơn đặt hàng sụt giảm. Hãng đã quá tập trung vào A380 trong khi không nhận được đơn đặt hàng A380 nào tại hội chợ Hàng không Farnborough diễn ra vào tháng 7/2012 vừa qua. Năm 2012, doanh thu của Boeing tăng lên 81,7 tỷ USD, hơn 13 tỷ USD so với năm 2011.

Boeing cho biết hãng đã nhận được một lượng đơn đặt hàng lớn với trị giá lên tới 390 tỷ USD cho năm 2013, bao gồm cả các dòng máy bay dân sự và máy bay quân sự. Dự báo doanh thu năm 2013 của hãng sẽ tăng nhẹ lên khoảng 82 - 85 tỷ USD.

Tại triển lãm hàng không Dubai (Dubai Airshow), Boeing chiếm ưu thế hơn so với đối thủ lâu năm - Airbus. Trong ngày đầu tiên khai mạc Dubai Airshow 17/11/2013, Boeing thu về gần 100 tỷ USD đơn đặt hàng dòng 777X. Trong khi đó, Airbus chỉ nhận được khoảng 50 tỷ USD. Đơn hàng trên chủ yếu của hãng hàng không vùng Vịnh Emirates Airlines với 150 chiếc Boeing 777X, tổng trị giá 76 tỷ USD. Các đơn hàng khác từ Etihad Airways, Qatar Airways và Lufthansa..

Việt Nam (Viet Nam Airlines) đã sử dụng các dòng sản phẩm của Boeing trong thời gian qua bên cạnh máy bay của Airbus và các hãng khác. Trong thời gian tới theo thông tin từ Boeing, Vietnam Airlines có đơn đặt mua 8 chiếc Boeing 787 Dreamliner và thuê 77 chiếc qua các công ty cho thuê máy bay nhằm đáp ứng nhu cầu cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay quốc tế đường dài ngày càng gia tăng của Việt Nam.
 
Lịch sử phát triển của hãng máy bay Boeing
Boeing được thành lập bởi William E. Boeing ở Seattle, Washington, vào năm 1916. William, là một sinh viên bỏ học đại học, ông bắt đầu làm thợ rừng - một công việc mà ông đã học được từ cha mình. Bị mê hoặc bởi máy bay, William ghi danh vào các khóa học bay; sau khi hoàn thành, anh bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng một thương hiệu riêng cho bản thân. Với sự giúp đỡ của hơn mười người đàn ông, một số người trong số họ đã giúp đỡ ông về mặt kỹ thuật để thiết kế ra chiếc máy bay Boeing đầu tiên. Điều này đã được thực hiện trong một nhà máy có trụ sở tại một tòa nhà nhỏ và tài chính đến từ thừa kế của ông.

Sau khi xây dựng thành công chiếc máy bay thứ hai, Boeing Airplane Company đã trao tặng cho chính phủ Hoa Kỳ 50 chiếc máy bay huấn luyện cho Hải quân Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh thế giới và logo đầu tiên ra đời vào năm 1928. Logo này về cơ bản là một chiếc totem có cánh dọc và họ đã làm rất nhiều để quảng bá hình ảnh của Boeing như một nhà cung cấp dịch vụ bưu phẩm.

Boeing đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Không quân Mỹ. Trong khi những người đàn ông thì đến chiến trường, những người phụ nữ thì tham gia vào cuộc chiến và làm việc không mệt mỏi trong việc chế tạo ra các mô hình máy bay quân sự như pháo đài B - 17 Flying Fortress và pháo đài B - 29 Super Fortress. Giữa năm 1942 và 1944, tốc độ sản xuất tăng lên nhanh chóng, từ khoảng 60 đến hơn 360 máy bay mỗi tháng. Mặc dù Boeing Airplane Company đã để lại một dấu ấn không thể xóa nhòa trong việc đóng góp cho chiến thắng của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những năm sau chiến tranh tình hình khó khăn lại xảy ra khi quân đội Mỹ ngừng đặt máy bay. Boeing một lần nữa chuyển trọng tâm sang sản xuất máy bay thương mại, dưới thời Tổng thống mới của mình, William M. Allen. Trong triều đại của ông vào năm 1947, biểu tượng dựa trên totem đã được thay đổi thành một thương hiệu mới đơn giản - từ 'Boeing'. Kiểu chữ này được thực hiện bằng cách sử dụng phông chữ phân tầng.
 
Cuộc khủng hoảng của boeing
Với 346 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, hai vụ tai nạn của máy bay Boeing 737 MAX trong hơn 5 tháng qua được coi là “một chương buồn” trong lịch sử vận tải hàng không. Ngay sau đó, cổ phiếu của Boeing đã sụt giảm nhanh chóng khiến hãng mất 35 tỷ USD vốn hóa thị trường. Mặc dù là một trong hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới hiện nay, nhưng Boeing vẫn phải tìm kiếm giải pháp vượt qua các khủng hoảng về pháp lý, bồi thường, và quan trọng nhất là tìm lại niềm tin ở khách hàng.

Trong vòng 5 tháng, tai nạn máy bay Boeing 737 MAX của hai hãng hàng không Lion Air (Indonesia) trong tháng 10-2018 và Ethiopian Air mới đây không chỉ gây ra thiệt hại to lớn về sinh mạng mà còn khiến khoảng 300 chiếc máy bay loại này phải ngừng hoạt động trên khắp thế giới. Trong lúc hơn 4.000 máy bay 737 Max đã được đặt hàng song chưa được giao, Boeing có thể phải đối mặt cuộc khủng hoảng lớn hơn nếu khách hàng mất dần niềm tin với loại máy bay 737 MAX.

Trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay đối thủ Airbus đưa ra mẫu A320 với những tùy chọn động cơ mới, đồng thời nhiều hãng hàng không, kể cả đối tác truyền thống American Airlines của Boeing cũng đã đặt mua số lượng khá lớn A320, Boeing đã cho ra mắt chiếc Boeing 737 MAX vào năm 2011 với động cơ CFM International LEAP-1B mới, hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu chưa từng có và hiệu quả hơn 4% so chiếc A320. Với cấu tạo không nhiều thay đổi so thế hệ 737 trước, Boeing còn cam kết các hãng hàng không sẽ không phải bỏ thêm tiền đào tạo phi công điều khiển 737 MAX. Nhưng đây có thể chính là một trong các “lỗ hổng” đã khiến Boeing 737 MAX gặp phải hai sự cố đáng tiếc trong thời gian ngắn.

Dù chưa có kết quả điều tra chính thức, nhưng mẫu máy bay Boeing 737 MAX đã bị đình chỉ hoạt động tại nhiều nước trên thế giới.

Hiện tại, giải pháp sửa chữa và cập nhật phần mềm cho máy bay là ưu tiên hàng đầu của Boeing để lấy lại niềm tin của các hãng hàng không, bởi 4.600 máy bay 737 MAX được đặt hàng chiếm khoảng 550 tỷ USD doanh thu trong tương lai.

Đối với Boeing, càng mất nhiều thời gian để tìm một giải pháp thỏa đáng thì chi phí mà hãng này phải chịu càng tăng. Ông Carter Copeland, nhà phân tích tài chính tại Công ty Melius Research (Mỹ) cho biết: “Boeing có thể sẽ mất một tỷ USD để giải quyết các vấn đề từ máy bay 737 MAX”. Cụ thể, các hãng hàng không bắt đầu yêu cầu bồi thường cho những tổn thất của họ khi 737 MAX tạm ngừng hoạt động. Ước tính chi phí khoảng một triệu USD để thuê một máy bay hoạt động thay thế một 737 MAX trong ba tháng. “Điều hiển nhiên là chúng tôi sẽ không chịu chi phí liên quan tạm ngừng khai thác chiếc máy bay mới. Chúng tôi sẽ gửi hóa đơn đến nhà sản xuất”, ông Bjorn Kjos, Giám đốc điều hành hãng hàng không Norwegian Airlines (Na Uy) cho biết. Ngoài ra, Boeing cũng phải đối mặt các vụ kiện pháp lý và tiền bồi thường cho gia đình của những hành khách đã thiệt mạng trong hai thảm họa. Tuy nhiên, với một công ty có quy mô doanh thu hơn 100 tỷ USD mỗi năm thì Boeing hoàn toàn có thể xử lý các khoản chi phí như vậy.

Cuối cùng và quan trọng hơn cả là Boeing cần phải có những động thái trấn an hành khách. Bởi, nếu dư luận còn bất an về độ an toàn của 737 MAX, sẽ không còn hãng hàng không nào mạo hiểm tiếp tục đặt hàng. Cách lấy lại niềm tin tốt nhất không chỉ nằm ở việc hoàn thiện 737 MAX, mà còn cần cải thiện vấn đề đào tạo phi công. Khi giới thiệu các mẫu máy bay mới, phi công thường được huấn luyện trong buồng lái mô phỏng có thể dạy cách sử dụng chức năng mới của các thiết bị và phần mềm bay khi ở trên mặt đất. Trong trường hợp của 737 MAX, các phi công giàu kinh nghiệm ở các thế hệ máy bay 737 trước mới chỉ được biết về 737 MAX thông qua một cuốn sổ tay 13 trang về cấu tạo và một chương trình dạy ngắn trên máy tính bảng.

Bởi vậy, sau hai vụ tai nạn vừa qua, các cơ quan quản lý như FAA và Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) đã yêu cầu Boeing cung cấp thêm dữ liệu phục vụ quy trình đào tạo phi công cho 737 MAX trong môi trường giả lập, dành cho cả phiên bản trên máy tính bảng và trong các thiết bị mô phỏng bay. Theo Reuters, ngày 17-3 vừa qua, đại diện hãng Boeing cho biết họ đang hoàn thiện việc sửa lỗi của MCAS và nâng cấp phần mềm cho 737 MAX, đồng thời cam kết tập trung vào chất lượng của chương trình đào tạo phi công.
 
Boeing thay “tướng” để lấy lại lòng tin sau khủng hoảng 737 MAX
Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing thông báo Tổng giám đốc Dennis Muilenburg đã từ chức giữa những tranh cãi về tính an toàn của mẫu máy bay Boeing 737 Max.

Tập đoàn Boeing cho biết ông David Calhoun, chủ tịch hiện tại của Boeing, sẽ làm tổng giám đốc thay thế ông Muilenburg từ ngày 13.1.2020.

Giám đốc tài chính của Boeing Greg Smith sẽ giữ vai trò quyền Tổng giám đốc của tập đoàn Boeing trong giai đoạn chuyển giao trên.

Tập đoàn Boeing, có trụ sở tại Chicago, đưa ra thông báo rằng hội đồng quản trị đã "quyết định rằng một sự thay đổi về lãnh đạo là cần thiết để vãn hồi lòng tin vào công ty đang tiến về phía trước trong quá trình nỗ lực sửa chữa quan hệ với nhà chức trách, khách hàng và những bên có liên quan khác".

Boeing cho biết hãng sẽ tạm đình chỉ sản xuất 737 Max kể từ tháng1.2020 do Cục Hàng không Mỹ (FAA) dự kiến sẽ tiếp tục đưa ra các đánh giá an toàn bay của Boeing 737 Max vào năm 2020.

Dù việc ngừng sản xuất này có thể sẽ làm tổn hại đến lợi nhuận của Boeing, nhưng như hãng thừa nhận, an toàn là yếu tố cần được ưu tiên trong tình huống này. Trước đó, các lỗi phần mềm đã dẫn đến hai sự cố rơi máy bay Boeing 737 Max khiến hàng trăm người thiệt mạng.
 
Cựu CEO của Boeing có thể nhận 60 triệu USD sau khi rời công ty

Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn sản xuất và chế tạo máy bay Boeing của Mỹ, ông Dennis Muilenburg có thể nhận khoản tiền lên tới 60 triệu USD sau khi rời Boeing, bao gồm khoản bồi thường, lương hưu và quyền chọn cổ phiếu.​

Số tiền chính xác ông Muilenburg được nhận sau khi rời đi hiện vẫn chưa được công bố. Theo CNN, điều này còn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa ông và hãng Boeing, trong đó có việc Boeing sẽ tuyên bố sự ra đi của ông là do nghỉ hưu, từ chức hay sa thải.

Tuy nhiên, theo các tài liệu được công bố, ông Muilenburg có thể nhận một gói quyền lợi khi nghỉ hưu trị giá hơn 30 triệu USD, một khoản bồi thường khoảng 7 triệu USD, quyền chọn cổ phiếu trị giá 20 triệu USD và một gói lương hưu trị giá hơn 11 triệu USD.

Ông Dennis Muilenburg, 55 tuổi giữ chức CEO của Boeing kể từ năm 2015, sau khi nắm giữ nhiều vai trò điều hành khác nhau. Ông đã gắn bó với Boeing trong suốt 34 năm.

Ông Dennis Muilenburg rời Boeing do liên tục không thể khống chế hậu quả sau khi Boeing rơi vào khủng hoảng với dòng máy bay 737 MAX khi liên tiếp để xảy ra các thảm họa hàng không của hãng Lion Air (Indonesia) hồi tháng 10/2018 và của Ethiopian Airlines (Ethiopia) hồi tháng 3/2019 khiến 346 người thiệt mạng.

Dòng máy bay 737 MAX hiện đang bị đình chỉ bay trên toàn thế giới kể từ tháng 3/2019. Hiện chưa rõ khi nào 737 MAX được cấp phép hoạt động trở lại. Boeing đang tích cực khắc phục lỗi phần mềm liên quan đến tính năng an toàn bay (MCAS) được cho là nguyên nhân gây ra 2 thảm họa hàng không vừa qua.

Vụ tai nạn đã ảnh hưởng tới sản lượng của mẫu máy bay bán chạy nhất của Boeing và làm lu mờ danh tiếng của Boeing với các hãng hàng không cũng như các nhà chức trách. Tính đến tháng 9/2019, sản lượng dòng máy bay Boeing 737 MAX bán ra chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2018. Boeing cho biết sẽ cắt giảm sản lượng dòng máy bay 737 MAX bắt đầu từ tháng 1/2020. Tuy nhiên, hãng vẫn tiếp tục sản xuất trong quá trình dòng máy bay này bị đình chỉ.

Trước đó, ngày 23/12, Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã bổ nhiệm ông David Calhoun làm Giám đốc điều hành (CEO) sau khi ông Dennis Muilenburg rời công ty.

Ông Greg Smith, Giám đốc Tài chính của Boeing sẽ tạm thời giữ chức vụ CEO tạm quyền cho đến khi ông David Calhoun chính thức nhậm chức vào ngày 13/1/2020.

Boeing cho biết: “Việc thay đổi chức vụ quản lý là điều cần thiết nhằm khôi phục lòng tin của các nhà điều hành, khách hàng cũng như toàn bộ các cổ đông đối với hãng”.



 
Tân CEO của Boeing : David Calhoun
Ông David Calhoun sinh năm 1957 tại Philadelphia, Pennsylvania (Mỹ). Năm 1979, ông tốt nghiệp Virginia Tech với bằng kế toán..

Theo CNBC, tân CEO Boeing David Calhoun là thành viên hội đồng quản trị của Boeing 10 năm qua. CEO David Calhoun cũng không xa lạ gì với các cuộc khủng hoảng của ngành hàng không, ông từng đối mặt với nó sau sự kiện lịch sử kinh hoàng 11/9/2001 của nước Mỹ.

Trước khi gia nhập Boeing, Calhoun là Giám đốc điều hành tại Blackstone Group. Trước khi vào Blackstone, ông là giám đốc điều hành của Nielsen Holdings, công ty phân tích và đo lường dữ liệu, từ 2010 - 2014. Calhoun cũng từng có 26 năm phát triển sự nghiệp tại General Electric (GE) khi doanh nghiệp này đang ở trong thời kỳ hoàng kim.

Hành trình làm việc của Calhoun tại Boeing bắt đầu từ hội đồng quản trị, sau đó là vị trí Giám đốc vào tháng 4/2018, Chủ tịch công ty từ tháng 10/2019.

Ông sẽ chính thức giữ vị trí CEO Boeing vào ngày 13/1 tới. Quá trình làm việc như vậy cho phép Calhoun tìm hiểu về Boeing từ góc nhìn của hội đồng quản trị và có vài tuần để suy nghĩ về kế hoạch sẽ thực hiện khi chính thức trở thành CEO của công ty.

Theo CNBC, Richard Aboulafia - một nhà phân tích hàng không vũ trụ tại Teal Group - nhận định thêm rằng Calhoun có thể là nhân tố mà Boeing cần để ngăn chặn khủng hoảng nhưng có lẽ không phải là một CEO lâu dài.

Theo Aboulafia, Calhoun không phải là một kỹ sư như Muilenburg, ông giỏi việc xử lý thế giới bên ngoài hơn. Rất nhiều sự cố của Boeing trong năm nay xuất phát từ việc giao tiếp kém, đặc biệt là việc xử lý các sự cố.

Trước khi được bổ nhiệm trở thành CEO của Boeing vào đầu năm nay, Dave Calhoun đã được mời làm giám đốc điều hành công ty truyền thông Nielsen cũng như tập đoàn đa ngành Caterpillar.

Sau hàng loạt sự cố kỹ thuật của dòng máy bay Boeing 737 MAX, tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã không còn kiên nhẫn với cựu CEO Denis Muillenberg. Ngày 13-1-2020, Dave Calhoun đã được bổ nhiệm trở thành tân CEO của Boeing, với hy vọng sẽ đưa tập đoàn vượt thoát giai đoạn khó khăn, như cách ông đã từng thực hiện tại General Electric Aviation.

Dave Calhoun được xem là sự lựa chọn đúng đắn nhất của Boeing vào thời điểm này, vì ông chính là người đã tạo ra và hiểu rõ nhất về dòng máy bay Boeing 737 MAX trong quá khứ. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, CEO Dave Calhoun cho biết ông sẽ làm mọi cách để khắc phục sự cố của dòng máy bay Boeing 737 MAX và sớm đưa dòng máy bay này nhanh chóng trở lại bầu trời. Dave Calhoun khẳng định việc đầu tiên cần làm là gắn kết toàn thể nhân viên tại Boeing, nhằm tạo sự hỗ trợ tối đa cho những chính sách mới.

Trước mắt, ông sẽ xây dựng lại quy trình, triển khai chính sách nhằm lấy lại sự tin tưởng của các nhà hành pháp, các chính trị gia tiến tới bãi bỏ lệnh cấm bay dòng 737 MAX. Bởi 737 MAX được xem là dòng máy bay mang về doanh thu nhiều nhất cho Boeing, kể từ khi chuyến bay đầu tiên cất cánh năm 2011 đến nay, đã có hơn 2.000 đơn hàng đặt mua, mang về hàng trăm tỷ USD cho Boeing. Hy vọng trong tương lai, CEO Dave Calhoun sẽ tạo nên được kỳ tích cho Boeing như ông đã giúp các doanh nghiệp trong quá khứ.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
417,441
Messages
7,058,873
Members
169,779
Latest member
amanitamuscariag

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom