Na Uy và Thụy Điển được xem là nơi di cư cuối cùng của thợ đào Bitcoin nhờ giá năng lượng rẻ, nhưng giờ thế mạnh đó không còn.
Đầu năm nay, trong bối cảnh nhiều quốc gia hạn chế khai thác tiền số do tiêu tốn năng lượng, các thợ đào đã chuyển đến các quốc gia Bắc Âu như Na Uy và Thụy Điển - vốn có giá điện rẻ nhất thế giới nhờ vào năng lượng thủy điện dồi dào và nhu cầu người dùng thấp. Thậm chí, một số thợ đào châu Mỹ cũng đến đây để khai thác nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Thế nhưng, giờ đây họ đang đối mặt giá điện cao kỷ lục. Quan trọng hơn, bây giờ mới bắt đầu mùa đông khi nhu cầu sưởi ấm tăng lên.
Theo dữ liệu của tổ chức Thị trường điện Bắc Âu Nordpool, giá điện tháng 12 ở miền bắc Na Uy đạt mức trung bình 18 cent mỗi kilowatt giờ (kWh), cao gấp bốn lần mức trung bình ba năm trước. Trong khi đó, giá điện ở Thụy Điển cũng đang gấp ba lần.
"Những con số gây sốc", Denis Rusinovich, nhà đồng sáng lập công ty khai thác CMG Cryptocurrency Mining Group và Maverick Group, nói. "Các mỏ đào đã vắt kiệt nguồn năng lượng ở miền bắc Na Uy và Thụy Điển, đồng thời đẩy thuế lên cao".
Cuối tháng 11, khi châu Âu bắt đầu mùa đông, nhu cầu về điện để sưởi ấm tăng mạnh. Tình trạng thiếu gió cản trở việc sản xuất điện ở Anh, Na Uy, Thụy Điển và Đức. Trong khi đó, sự chậm trễ trong bảo trì nhà máy hạt nhân theo lịch trình ở Pháp, Thụy Điển và Phần Lan càng làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu điện.
Khi giá điện leo thang, các thợ đào Bitcoin buộc phải tắt "trâu cày" để tiết kiệm chi phí. Theo Rusinovich, nhiều hệ thống máy đào đã ngừng hoạt động từ giữa tháng 11.
"Hàng ngày, chúng tôi tính toán giá theo từng giờ về số coin đào được và xem nó cao hay thấp hơn mức hòa vốn, từ đó sẽ ra quyết định nên bật hay tắt máy", Kjetil Pettersen, CEO công ty khai thác tiền số Kryptovault tại Na Uy, cho biết. "Lúc này, các cỗ khai thác của chúng tôi đã ngừng hoạt động".
Theo dự đoán của Pettersen, giá điện ở miền bắc Na Uy sẽ giảm trong quý đầu tiên của 2023, nhưng giá điện trên khắp miền nam châu Âu sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Ông cũng cho rằng các công ty khai thác đang hoạt động tại đây sẽ vẫn tắt máy đào trong cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra như một "biện pháp tự bảo tồn".
"Các công ty có thể tồn tại mà không có doanh thu từ khai thác hay không phụ thuộc nhiều vào vốn dự trữ và khả năng huy động thêm vốn của họ", Pettersen nhận định.
Trong khi đó, theo Fiorenzo Manganiello, người sáng lập Cowa Energy có trụ sở tại UAE và hiện khai thác tiền số ở Iceland, cho rằng việc giải quyết nợ là yếu tố quyết định sự tồn tại của các công ty. "Nếu đang nợ, bạn không thể tồn tại quá vài tháng vì cần trả tiền cho các chủ nợ", Manganiello cho biết.
Trước đó, khủng hoảng năng lượng đã khiến các công ty khai thác tiền số ở Mỹ lâm vào cảnh nợ nần, buộc phải giải thể. Chẳng hạn, Core Science và Compute North đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vì không thể thanh toán nợ, trong khi việc khai thác tiền số không đủ bù các chi phí. Core Science, trụ sở ở Texas, là một trong những doanh nghiệp khai thác Bitcoin lớn nhất của Mỹ, từng được niêm yết trên Nasdaq. Theo tài liệu phá sản, danh sách chủ nợ của Core Science hiện hơn 5.000 người với số nợ phải trả từ một tỷ đến 10 tỷ USD.
Doanh thu từ việc đào Bitcoin xuống thấp nhất trong hai năm qua do giá điện tăng trong khi độ khó của thuật toán không giảm. Theo Blockchain.com, doanh thu khai thác Bitcoin tính đến ngày 26/11 là 11,67 triệu USD khi giá Bitcoin là 16,4 nghìn USD. Lần cuối tổng doanh thu của việc đào Bitcoin xuống mức thấp như bây giờ là ngày 2/11/2020, khi mỗi Bitcoin có giá 13,5 nghìn USD.
Doanh thu khai thác Bitcoin được tính trên phần thưởng khối và phí giao dịch nhân với giá BTC. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá BTC hiện cao hơn hai năm trước nhưng doanh thu của thợ đào lại giảm là do độ khó của việc khai thác cũng như giá điện liên tục tăng.
Tuy nhiên, Manganiello coi việc hàng loạt công ty phá sản là cơ hội để thâu tóm doanh nghiệp. Theo ông, mạng lưới khai thác Bicoin ở nhiều quốc gia đang có mức chiết khấu tới 85-90%, mức giá "hời" cho những ai muốn tham gia lĩnh vực khai thác tiền số.
Đầu năm nay, trong bối cảnh nhiều quốc gia hạn chế khai thác tiền số do tiêu tốn năng lượng, các thợ đào đã chuyển đến các quốc gia Bắc Âu như Na Uy và Thụy Điển - vốn có giá điện rẻ nhất thế giới nhờ vào năng lượng thủy điện dồi dào và nhu cầu người dùng thấp. Thậm chí, một số thợ đào châu Mỹ cũng đến đây để khai thác nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Thế nhưng, giờ đây họ đang đối mặt giá điện cao kỷ lục. Quan trọng hơn, bây giờ mới bắt đầu mùa đông khi nhu cầu sưởi ấm tăng lên.
Theo dữ liệu của tổ chức Thị trường điện Bắc Âu Nordpool, giá điện tháng 12 ở miền bắc Na Uy đạt mức trung bình 18 cent mỗi kilowatt giờ (kWh), cao gấp bốn lần mức trung bình ba năm trước. Trong khi đó, giá điện ở Thụy Điển cũng đang gấp ba lần.
"Những con số gây sốc", Denis Rusinovich, nhà đồng sáng lập công ty khai thác CMG Cryptocurrency Mining Group và Maverick Group, nói. "Các mỏ đào đã vắt kiệt nguồn năng lượng ở miền bắc Na Uy và Thụy Điển, đồng thời đẩy thuế lên cao".
Cuối tháng 11, khi châu Âu bắt đầu mùa đông, nhu cầu về điện để sưởi ấm tăng mạnh. Tình trạng thiếu gió cản trở việc sản xuất điện ở Anh, Na Uy, Thụy Điển và Đức. Trong khi đó, sự chậm trễ trong bảo trì nhà máy hạt nhân theo lịch trình ở Pháp, Thụy Điển và Phần Lan càng làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu điện.
Khi giá điện leo thang, các thợ đào Bitcoin buộc phải tắt "trâu cày" để tiết kiệm chi phí. Theo Rusinovich, nhiều hệ thống máy đào đã ngừng hoạt động từ giữa tháng 11.
"Hàng ngày, chúng tôi tính toán giá theo từng giờ về số coin đào được và xem nó cao hay thấp hơn mức hòa vốn, từ đó sẽ ra quyết định nên bật hay tắt máy", Kjetil Pettersen, CEO công ty khai thác tiền số Kryptovault tại Na Uy, cho biết. "Lúc này, các cỗ khai thác của chúng tôi đã ngừng hoạt động".
Theo dự đoán của Pettersen, giá điện ở miền bắc Na Uy sẽ giảm trong quý đầu tiên của 2023, nhưng giá điện trên khắp miền nam châu Âu sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Ông cũng cho rằng các công ty khai thác đang hoạt động tại đây sẽ vẫn tắt máy đào trong cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra như một "biện pháp tự bảo tồn".
"Các công ty có thể tồn tại mà không có doanh thu từ khai thác hay không phụ thuộc nhiều vào vốn dự trữ và khả năng huy động thêm vốn của họ", Pettersen nhận định.
Trong khi đó, theo Fiorenzo Manganiello, người sáng lập Cowa Energy có trụ sở tại UAE và hiện khai thác tiền số ở Iceland, cho rằng việc giải quyết nợ là yếu tố quyết định sự tồn tại của các công ty. "Nếu đang nợ, bạn không thể tồn tại quá vài tháng vì cần trả tiền cho các chủ nợ", Manganiello cho biết.
Trước đó, khủng hoảng năng lượng đã khiến các công ty khai thác tiền số ở Mỹ lâm vào cảnh nợ nần, buộc phải giải thể. Chẳng hạn, Core Science và Compute North đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vì không thể thanh toán nợ, trong khi việc khai thác tiền số không đủ bù các chi phí. Core Science, trụ sở ở Texas, là một trong những doanh nghiệp khai thác Bitcoin lớn nhất của Mỹ, từng được niêm yết trên Nasdaq. Theo tài liệu phá sản, danh sách chủ nợ của Core Science hiện hơn 5.000 người với số nợ phải trả từ một tỷ đến 10 tỷ USD.
Doanh thu từ việc đào Bitcoin xuống thấp nhất trong hai năm qua do giá điện tăng trong khi độ khó của thuật toán không giảm. Theo Blockchain.com, doanh thu khai thác Bitcoin tính đến ngày 26/11 là 11,67 triệu USD khi giá Bitcoin là 16,4 nghìn USD. Lần cuối tổng doanh thu của việc đào Bitcoin xuống mức thấp như bây giờ là ngày 2/11/2020, khi mỗi Bitcoin có giá 13,5 nghìn USD.
Doanh thu khai thác Bitcoin được tính trên phần thưởng khối và phí giao dịch nhân với giá BTC. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá BTC hiện cao hơn hai năm trước nhưng doanh thu của thợ đào lại giảm là do độ khó của việc khai thác cũng như giá điện liên tục tăng.
Tuy nhiên, Manganiello coi việc hàng loạt công ty phá sản là cơ hội để thâu tóm doanh nghiệp. Theo ông, mạng lưới khai thác Bicoin ở nhiều quốc gia đang có mức chiết khấu tới 85-90%, mức giá "hời" cho những ai muốn tham gia lĩnh vực khai thác tiền số.