Thợ đào Bitcoin chạy từ Trung Quốc sang Mỹ

Lệnh cấm của Trung Quốc khiến nhiều thợ đào Bitcoin chuyển dịch thiết bị sang Mỹ, kèm với đó là những hệ lụy môi trường.

Fenghua International Transportation (FIT), công ty vận tải toàn cầu có trụ sở ở Quảng Châu, hồi đầu tuần đăng video cho thấy hàng trăm thùng chứa máy đào Bitcoin chuẩn bị được đưa đến sân bay. Họ cho biết số hàng với tổng khối lượng 3 tấn sẽ đến Mỹ trong vòng 4 đến 6 ngày. Đại diện FIT cho biết video đã thu hút sự chú ý của nhiều bên, trước khi FIT chủ động xóa nó hôm 22/6.

Chính phủ Trung Quốc luôn duy trì quan điểm cứng rắn với tiền ảo, coi đây là yếu tố khó lường và có nguy cơ gây bất ổn tài chính, nhưng vẫn thả lỏng cho hoạt động khai thác Bitcoin cho đến gần đây.

bitcoin-farm-5-6525-1624517887[1].jpg

Quản lý một mỏ đào Bitcoin ở Tứ Xuyên. Ảnh: People Visual.​

Chính quyền nhiều tỉnh đã cấm hoàn toàn hoạt động đào Bitcoin, vốn tiêu thụ nhiều năng lượng và tạo ra lượng lớn khí phát thải carbon, do đi ngược lại mục tiêu của chính quyền trung ương nhằm cắt giảm 65% phát thải khí CO2 vào năm 2030 và đạt mức trung tính carbon vào năm 2060.

Hoạt động đào tiền ảo tiêu thụ lượng điện khổng lồ để vận hành các hệ thống máy tính cũng như thiết bị làm mát cho chúng.

"Trung Quốc thể hiện rõ ràng quan điểm tiêu cực về mua bán và giao dịch Bitcoin, nhưng hoạt động đào Bitcoin vẫn được làm ngơ suốt nhiều năm qua. Điều đó đã thay đổi, buộc các mỏ đào phải chuyển ra nước ngoài", Henri Arslanian, chuyên gia tiền ảo ở công ty kiểm toán PwC, cho hay.

Trung Quốc là nước có hệ thống đào Bitcoin lớn nhất thế giới xét về năng lực khai thác (hashrate), chiếm khoảng 65% hashrate toàn cầu trong tháng 4. Tuy nhiên, lệnh cấm của chính quyền các tỉnh tại nước này đã khiến năng lực tính toán của mạng lưới Bitcoin thế giới sụt giảm 50% kể từ đầu tháng 5.

Nhiều nhà phân tích cho rằng mức sụt giảm đột biến này rất đáng lo ngại. "Từ chỗ phần lớn mỏ đào tập trung ở Trung Quốc đến không còn mỏ nào là bước tiến rất quyết liệt", David Lee Kuo Chuen, giáo sự tài chính thộc Đại học Khoa học Xã hội Singapore, nhận xét.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hồi đầu tuần cũng yêu cầu các ngân hàng, trong đó có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, cùng nhà cung cấp ứng dụng thanh toán mobile Alipay phải cắt đứt toàn bộ giao dịch liên quan đến Bitcoin.

Hồi tháng 4, một nhóm học giả tại Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc đã đăng bài viết trên tạp chí khoa học Nature Communications, cho rằng ngành công nghiệp khai thác Bitcoin ở Trung Quốc có thể tạo ra 130 triệu tấn phát thải carbon vào năm 2024, vượt tổng lượng khí nhà kính phát thải của Cộng hòa Czech.

Guan Dabo, giáo sư tại Đại học Thanh Hoa và đồng tác giả tài liệu tính toán phát thải carbon của Bitcoin, cho biết các nhược điểm của tiền điện tử đã vượt qua lợi ích với nền kinh tế Trung Quốc. "Ngành công nghiệp mới nổi này không đóng góp nhiều vào tương lai kinh tế quốc gia. Nó tiêu thụ quá nhiều năng lượng, nhưng lợi ích mang lại không bõ bèn gì", ông nói.

Những người ủng hộ tiền ảo khẳng định quá trình khai thác có thể sử dụng năng lượng thay thế như điện Mặt Trời và điện gió. Dù vậy, Pete Howson, giảng viên cấp cao ở Đại học Northumbria ở Anh, cho rằng các thợ đào sẽ luôn tìm đến nguồn năng lượng giá rẻ nhất để bảo đảm sức cạnh tranh.

Những lệnh cấm ở Trung Quốc lại mang đến cơ hội cho không ít người tại Mỹ.

Thị trưởng Miami Francis Suarez tỏ ý ủng hộ các công ty tiền ảo, khẳng định thành phố này có thể trở thành trung tâm của các mỏ đào tiền ảo nhờ nguồn năng lượng dồi dào từ những nhà máy điện hạt nhân. Ông khẳng định sự tập trung các mỏ đào ở Trung Quốc là mối đe dọa với Mỹ và đợt chuyển dịch gần đây là cơ hội không thể bỏ qua.

Nhà đầu tư Balaji S Srinivasan khẳng định lệnh cấm mỏ đào Bitcoin ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy thợ đào chuyển đến những nước khác, cho rằng đây là phương án tốt hơn nhiều so với việc Bắc Kinh triển khai Tường lửa vĩ đại để chặn hoàn toàn hoạt động này.

Nguồn : vnexpress​
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
417,488
Messages
7,059,336
Members
169,817
Latest member
copaamerica2024

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom