Thị trường tiền mã hóa đã quen với việc 'xả hàng'

Việc người đứng sau dự án bán phần lớn cổ phần mình đang giữ rất quen thuộc trong giới tiền mã hóa. Đây được gọi là hành vi "rút thảm", nỗi ám ảnh của nhà đầu tư.

Việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC đăng ký bán ra 175 triệu cổ phiếu công ty gây xôn xao giới tài chính. Vụ việc đã bị xử lý rất nhanh, khi tài khoản chứng khoán của ông Quyết bị khóa, các lệnh "bán chui" cổ phiếu chưa đăng ký bị hủy, tiền được trả cho nhà đầu tư.

Các phương án xử lý cho thấy những quy định chặt chẽ của thị trường chứng khoán phần nào phát huy tác dụng bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở một lĩnh vực khác là tiền mã hóa, nhà đầu tư không được bảo vệ như vậy.

“Trong lĩnh vực tiền số, chưa có quy định pháp lý rõ ràng nên hành động bơm, xả diễn ra thường xuyên. Nhưng đối với thị trường chứng khoán, đã có quy định pháp lý chặt chẽ nên hành vi của ông Quyết rất đáng lên án”, ông Thái Sơn, chuyên gia từ Otis Report, nền tảng phân tích về blockchain tại Việt Nam, nói với Zing.

Nhà đầu tư tiền số ám ảnh với nạn "xả hàng"

Việc ông Quyết bán cổ phiếu FLC gây bức xúc, vì số cổ phiếu đăng ký bán chiếm hơn 80% lượng ông Quyết đang nắm giữ và tương đương gần 25% vốn Tập đoàn FLC, có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh và lâm vào tình trạng không thể bán. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT FLC cũng phạm hành vi "bán chui", khi bán ra gần 75 triệu cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 10/1 mà chưa đăng ký với các cơ quan chức năng.

DSCF4723[1].jpg

Giá trị đồng tiền số giảm hàng chục lần sau một lệnh xả hàng.​

Trong giới tiền mã hóa, có riêng một từ dành cho hành vi bán tháo của những người trong nhóm phát triển, nắm số token lớn. "Rug pull" hay rút thảm là từ để chỉ việc nhóm người này chốt lời, bỏ mặc nhà đầu tư. Đây không phải là hình thức lừa đảo mới, nhưng vì không nghiên cứu kỹ đội ngũ, lộ trình phát triển cùng tham vọng thu lời với mức độ rủi ro cao, nhiều người dùng bị thiệt hại lớn về tài chính.

Theo Business Insider, trong năm 2021, rug pull chiếm 37% tổng thiệt hại từ các vụ lừa đảo tiền mã hóa so với chỉ 1% vào năm 2020, khiến những nạn nhân bị thiệt hại 2,8 tỷ USD.

1641995890172.png

Những dự án tiền số “rác”, thường được niêm yết trên sàn tiền mã hóa phi tập trung, dễ dàng bị thao túng giá. Cụ thể vào hôm 1/11/2021, đội ngũ phát triển Squid Game (SQUID) ăn theo bộ phim cùng tên bán tháo lượng lớn token dự án, khiến nhà đầu tư mất trắng trong vòng 5 phút.

Tại Việt Nam, dự án GameFi Click-to-Earn (bấm để kiếm tiền) CryptoBike bị bán tháo 60% token vào 1/1. Sau vụ xả hàng, giá đồng tiền số này giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng khi mua nhiều vật phẩm NFT của trò chơi mà chưa thu hồi vốn.

Đội ngũ đứng sau dự án cho biết quỹ thưởng bị hacker tấn công. Tuy nhiên, nhiều chứng cứ cho thấy chính nhà phát triển CryptoBike thực hiện hành vi bán tháo.

Góc nhìn của nhà đầu tư tiền số với sự việc FLC

Ông Thái Sơn, chuyên gia của Otis Report cho rằng ở lĩnh vực tiền số, với các dự án lớn, người đứng đầu, nắm giữ nhiều token cũng phải có trách nhiệm, chịu áp lực. Ví dụ là trường hợp nhà sáng lập ẩn danh Chef Nomi của Sushi Swap rút quỹ phát triển dự án vào 7/9/2020. Nhưng khi bị cộng đồng lên án, Chef Nomi phải trả lại tiền.

“Điều này là để khẳng định dù ở lĩnh vực tiền số hay chứng khoán, việc bán tháo đột ngột, không thông báo với nhà đầu tư đều là hành vi không thể chấp nhận”, ông Thái Sơn chia sẻ.

Trao đổi với Zing, luật sư Trần Việt Hà, thành viên công ty Luật Nam Sơn cho rằng nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực tiền số đồng nghĩa với việc chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn, bao gồm cả khả năng mất trắng vì không được pháp luật bảo hộ. Theo ông Hà, đó là lý do khiến những dự án lừa đảo tiền mã hóa, GameFi mọc lên như nấm, để rút tiền của nhà đầu tư.

quyte[1].jpg

Những vụ "xả hàng" như của ông Trịnh Văn Quyết đã quá quen thuộc ở lĩnh vực tiền số. Ảnh: Hoàng Hà.​

Qua sự việc này, ông Sơn cho rằng không thị trường đầu tư nào là thật sự an toàn. Khi quyết định bỏ tiền, người tham gia phải lường trước các nguy cơ, ở cả mảng tiền số, chứng khoán hoặc lĩnh vực đầu tư khác.

Luật pháp bảo vệ thị trường chứng khoán, nhưng chưa có chế tài cho tiền mã hóa

Theo các chuyên gia, khác biệt lớn nhất giữa mảng chứng khoán và tiền số là quy định của pháp luật và mức độ rủi ro. Nhiều quốc gia có luật cho thị trường chứng khoán, nhưng chưa quy định cụ thể cho lĩnh vực tiền mã hóa.

“Sự việc ông Quyết ‘bán chui’ cổ phiếu xảy ra ít và không thường xuyên như ở thị trường tiền mã hóa. Ngoài ra, những hành vi như vậy đều được can thiệp và có chế tài xử lý bởi pháp luật. Cá nhân tôi thấy chỉ cần pháp luật được điều chỉnh, sửa đổi kịp thời với chế tài nặng, những sự kiện như vậy sẽ không tiếp diễn trong tương lai”, luật sư Hà nói.

Theo ông Hà, so với các lĩnh vực đầu tư khác, chứng khoán vẫn có mức độ an toàn cao hơn nhờ sự bảo vệ của pháp luật. “Không nên vì một sự kiện của ông Trịnh Văn Quyết mà bỏ qua kênh đầu tư chứng khoán”, ông Hà chia sẻ.

Đồng tình với luật sư Hà, ông Phùng Tiến Anh, quản trị viên cộng đồng nhà đầu tư NFT- Metaverse cho rằng chứng khoán đã có luật pháp, còn tiền số chỉ đang phát triển. Do đó, người dùng nên có kế hoạch phân bổ vốn hợp lý, tìm hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực mình đầu tư.

asfagagag[1].jpg

Đầu tư chứng khoán được pháp luật bảo hộ, tiền số thì không. Ảnh: Getty.​

Trong khi đó, ông Thái Sơn cho rằng nhà đầu tư chọn lĩnh vực chứng khoán thay vì tiền số bởi họ xác định nhận mức lợi nhuận thấp để đổi lấy sự an toàn cao hơn. Theo đó, việc ông Quyết “xả hàng” sẽ khiến nhà đầu tư phần nào mất đi lòng tin vào lĩnh vực này.

Kinh nghiệm tránh bị "xả hàng" ở thị trường tiền số

Theo chuyên gia Thái Sơn, việc đánh giá dự án là rất quan trọng, giúp hạn chế khả năng trở thành nạn nhân bị xả hàng. Một số yếu tố nhà đầu tư nên quan tâm gồm đội ngũ đứng sau dự án, tránh các quỹ đầu tư có lịch sử xả token ngay sau khi mở bán, roadmap (lộ trình phát triển), giá trị vốn hóa, tổng nguồn cung, lượng tiền số được khóa và thời gian mở khóa…

Theo quan điểm của luật sư Hà, khi chưa có quy định pháp lý cụ thể ở thị trường tiền số, việc bị xả hàng từ đội ngũ, quỹ đầu tư, cá voi là khó tránh khỏi. Kinh nghiệm của nhà đầu tư này là bỏ bớt lòng tham và chốt lời ở vị thế phù hợp.

1641996054286.png

“Ngoài ra, nhà đầu tư không nên tham gia theo xu hướng đám đông, lời khuyên người nổi tiếng mà hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về dự án. Bên cạnh đó, việc xác định mức giá người tham gia trước đó mua vào cũng giúp hạn chế rủi ro ‘đu đỉnh”, ông Hà nói thêm.

Cuối cùng, luật sư Hà cho rằng nạn nhân của các dự án tiền số lừa đảo tại Việt Nam không nên im lặng.

“Pháp luật Việt Nam không bảo hộ việc đầu tư tiền mã hóa. Nhưng nếu các đội ngũ trong nước thực hiện hành vi lừa đảo, hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao 12-20 năm. Do đó, nhà đầu tư hãy chung tay lên tiếng tố cáo để cơ quan cảnh sát điều tra xử lý kịp thời và răn đe dự án lừa đảo khác trong tương lai”, ông Hà chia sẻ với Zing.

Theo zingnews​
 
Joined
Aug 12, 2019
Messages
923
Reactions
607
MR
4.855
Call me! Call me! Chat with me via Yahoo Messenger Follow me on Facebook Chat with me via Skype X.com
Cảm giác đọc bài như bị trộn tin ấy! Không biết nói làm sao nữa tiền mã hóa và CK có cùng hình thức giao dịch, được công nhận không nhỉ!
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
425,426
Messages
7,156,881
Members
177,958
Latest member
j888ing
Back
Top Bottom