Yakuza - mafia Nhật - có cơ cấu tổ chức tương tự như mafia phương Tây. Các vòi bạch tuộc của yakuza cũng vươn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là tống tiền doanh nghiệp, đánh bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiền, buôn bán ma tuý, kinh doanh bất động sản, thể thao, giải trí, mại dâm và cả vũ khí... Tuy nhiên, cách thức, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức yakuza xem ra còn tinh vi hơn mafia phương Tây
Kỳ 1 : Hậu duệ của samurai tàn ác hay người bảo vệ?
Nguồn gốc của yakuza đến nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng những tên tội phạm này là hậu duệ của các samurai tàn ác ở thế kỷ 17. Những chiến binh samurai này có lối phục trang và kiểu tóc kỳ quái, sử dụng một thứ tiếng lóng, và đeo những thanh kiếm dài một cách khác thường ở đai lưng.
Hình xăm là một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của các thành viên yakuza.
Các samurai này cũng được biết đến dưới cái tên lính nhà quan. Dưới thời vua Tokugawa, nước Nhật thái bình nên người ta không còn cần đến những đội quân samurai như thế nữa. Vì vậy, họ không được tổ chức, lãnh đạo tốt. Thiếu một sự chỉ huy tập trung, họ cuối cùng chuyển từ một lực lượng phục vụ cho nhân dân sang nghề trộm cướp và đâm thuê chém mướn.
Tuy nhiên, các thành viên yakuza ngày nay lại phản bác quan điểm này và thay vào đó khẳng định mình là hậu duệ của những người làm nhiệm vụ bảo vệ các ngôi làng. Chính sử về yakuza miêu tả, tổ tiên của những tên tội phạm này là những anh hùng luôn chiến đấu vì chính nghĩa, giúp đỡ những người có thân phận nghèo hèn, giống như nhân vật Robin Hood trong thời kỳ trung cổ ở nước Các thành viên yakuza ngày nay được chia làm ba loại: Những tên ăn cắp vặt trên đường phố, những con bạc và những tên lưu manh. Những tên ăn cắp vặt và con bạc xuất hiện từ thế kỷ 18 trong khi những tên lưu manh xuất hiện sau Thế chiến II, khi mà nhu cầu đối với các loại hàng hóa trên thị trường chợ đen đã làm nảy sinh một loại hình tội phạm mới. Thông thường, trong khi những tên ăn cắp vặt hoạt động ở các chợ và hội chợ thì địa bàn hoạt động của những con bạc là ở các thành phố và tuyến đường cao tốc.
Ngược lại, những tên lưu manh lại được tổ chức giống như các băng nhóm găngxtơ ở Mỹ dưới thời Al Capone; chúng thường sử dụng biện pháp đe dọa và tống tiền để đạt được các mục đích. Sau Thế chiến II, quyền lực của chính phủ bị lấn lướt bởi uy thế của lực lượng chiếm đóng, những tên lưu manh có cơ hội phát triển và lực lượng này ngày một đông hơn. Chúng cũng đưa loại hình tội phạm có tổ chức ở Nhật Bản lên một nấc thang bạo lực mới, thay thế cho những thanh kiếm truyền thống là các khẩu súng hiện đại, cho dù lúc này việc sở hữu súng bị coi là phạm pháp.
Vậy mà các thành viên yakuza lại tự hào khi bị coi là bị xã hội ruồng bỏ, và thuật ngữ yakuza phản ánh hình ảnh của nhóm này như là những kẻ bị loại ra khỏi xã hội. Theo tiếng địa phương, ya nghĩa là số 8, ku là 9, và sa là 3. Tổng của ba số này là 20, là số bị thua trong đánh bài hana-fuda. Yakuza là những bàn tay xấu của xã hội, một thương hiệu của những tên tội phạm, giống như cái cách mà những tên tội phạm ở Mỹ đã xăm khẩu hiệu Sinh ra để thua trên bắp tay của chúng.
Các thành viên của yakuza cũng thích xăm trổ, nhưng các hình xăm của chúng thường là các hoa văn xuất hiện cả ở mặt trước và mặt sau của cơ thể, cũng như là ở cả cánh tay, khuỷu tay và ở chân. Hình các con rồng, các loại hoa, phong cảnh núi non, biển động, phù hiệu của băng nhóm và các hình vẽ trừu tượng là những thứ mà các thành viên yakuza thường chọn để xăm lên mình. Việc xăm trổ này thường gây ra những đau đớn cho khổ chủ và có thể phải mất đến hàng trăm giờ, nhưng nó lại được coi là một bài kiểm tra bản lĩnh của một thành viên yakuza.
Quận Ginza nổi tiếng về ăn chơi của thủ đô Tôkyô.
Trong mắt người phương Tây, kiểu comlê trong những năm 1950 của yakuza dường như là khá buồn cười. Những bộ comlê láng bóng, đôi giày mũi nhọn và mái tóc hơi dài được vuốt keo là những nét đặc trưng của các thành viên yakuza ngày nay. Chúng cũng ưa thích các dòng xe hơi cỡ lớn hào nhoáng của Mỹ, như Cadillacs và Lincolns. Không giống như các nhóm tội phạm có tổ chức khác trên thế giới, yakuza không muốn giấu mình. Trong thực tế, ở hầu hết các thành phố của Nhật Bản, các câu lạc bộ xã hội của yakuza và trụ sở chính của băng thường được trang hoàng bằng những ký hiệu và biểu trưng nổi bật.
Theo thống kê, Nhật Bản có 110.000 thành viên yakuza thường xuyên hoạt động, được chia thành 2.500 gia đình. Ngược lại, nước Mỹ có dân số đông gấp đôi dân số Nhật Bản nhưng chỉ có 20.000 thành viên của các tổ chức tội phạm có tổ chức. Ảnh hưởng của yakuza rộng hơn và được chấp nhận hơn trong xã hội Nhật Bản khi so sánh với tội phạm có tổ chức ở Mỹ. Ngoài ra, yakuza còn mở rộng ảnh hưởng ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản sang các nước châu Á khác, và thậm chí sang cả nước Mỹ.
Kỳ 2: Cơ cấu của yakuza và những tập tục quái đản
Cũng giống như tổ chức mafia, cơ cấu quyền lực của yakuza được xây dựng theo hình tháp. Đứng đầu là một thủ lĩnh và tiếp theo là các thuộc hạ trung thành được phân ra thành nhiều cấp khác nhau.
Cấu trúc của một tổ chức mafia thì tương đối đơn giản. Ông chủ điều hành gia đình với sự trợ thủ của các phó tướng và các cố vấn. Ở cấp dưới, các đội trưởng cai quản đám thuộc hạ. Những đám thuộc hạ lại có những tay chân (những tên chưa được chính thức tuyển vào tổ chức mafia) để thực thi các mệnh lệnh.
Thanh kiếm katana
Hệ thống yakuza cũng tương tự như vậy nhưng phức tạp hơn. Nguyên tắc cốt lõi của cấu trúc yakuza là mối quan hệ cha - con. Khi một người được tuyển vào tổ chức yakuza, người đó phải chấp nhận mối quan hệ này, phải hứa trung thành và phục tùng vô điều kiện ông chủ của mình. Các ông chủ, giống như bất kỳ một ông bố tốt nào, đều phải có trách nhiệm bảo vệ và đưa các lời khuyên bảo cho các đứa con của mình. Cơ cấu lãnh đạo trong tổ chức yakuza cũng phức tạp hơn rất nhiều so với cơ cấu lãnh đạo của tổ chức mafia. Đứng ngay dưới thủ lĩnh tối cao là cố vấn cao cấp và thủ lĩnh. Nhân vật số hai là thủ lĩnh vùng chịu trách nhiệm cai quản nhiều băng nhóm; người này được sự trợ thủ của những người chịu trách nhiệm điều hành một vài băng nhóm. Thấp hơn thủ lĩnh vùng là những người quản lý những băng nhóm nhỏ và các nhân vật này thường có một người giúp việc cho mình.
Một người muốn được gia nhập tổ chức mafia nói trên bắt buộc phải tham gia một buổi lễ mà ở đó, người này sẽ phải trích máu từ ngón tay trỏ và nhỏ máu lên bức hình của một vị thánh. Bức hình sau đó sẽ được đốt cháy trên bàn tay của người xin gia nhập trong khi anh ta thề trung thành với gia đình tội phạm. Trong lễ kết nạp của yakuza, máu được tượng trưng bởi sake (rượu vang đỏ).
Thủ lĩnh và người xin gia nhập ngồi đối diện với nhau trong khi rượu của họ được chuẩn bị. Sake được trộn với muối và vảy cá, sau đó được rót cẩn thận vào các chén. Chén của thủ lĩnh được rót đầy tới miệng, cho phù hợp với đẳng cấp của người đó; người xin gia nhập được rót ít hơn. Họ uống một chút, rồi đổi chén cho nhau và người này lại uống cạn chén rượu của người kia. Khi đó, người xin gia nhập đã chứng tỏ được sự tận tụy của mình cho gia đình ông chủ. Kể từ thời khắc đó, vợ và các con của ngưòi gia nhập đều phải có bổn phận đối với gia đình ông chủ của mình.
Rượu sakê.
Giống như các tổ chức mafia, yakuza trong những năm gần đây phải hạ thấp tiêu chuẩn để tuyển mộ thêm thành viên mới. Điều này khiến một số thành viên của tổ chức này cảm nhận rằng họ không còn được tổ chức tốt và có thế lực như trước đây. Thời xưa, việc tuyển chọn được ưu tiên đối với các tay cờ bạc hay những tên hành nghề chôm chỉa trên đường phố. Nhưng ngày nay, một người chỉ cần có tư tưởng nổi loạn và sẵn sàng phạm tội vì một ông chủ thì đã đủ điều kiện để được đứng trong hàng ngũ của yakuza. Hầu hết các thành viên mới hiện nay của yakuza đều xuất thân từ các băng mê Việc hạ thấp các tiêu chí này của yakuza khiến Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật sử dụng thuật ngữ những kẻ ưa bạo lực để chỉ yakuza, đánh đồng tổ chức này với các nhóm tội phạm khác. Những thành viên coi yakuza là hậu duệ của các samurai trước đây phản đối cách gọi này và coi nó là một nỗi sỉ nhục.
Yakuza Nhật - Kỳ 3 : Các bố già yakuza
Những năm sau Thế chiến II, số lượng thành viên yakuza tăng lên 184.000 người và được chia làm 5.200 băng nhóm trên khắp nước Nhật, đông hơn cả quân đội Nhật Bản lúc bấy giờ. Lẽ dĩ nhiên là các băng nhóm này phải xâm phạm lãnh thổ hoạt động của nhau, dẫn đến những cuộc chiến phe nhóm tàn khốc và đẫm máu. Thủ lĩnh có công mang lại hòa bình giữa các phe nhóm và thống nhất tổ chức yakuza là bố già đầu tiên trong thế kỷ 20 được gọi bằng cái Tài năng của Kodama được thể hiện ở khả năng cân bằng giữa các phe phái của hắn ở cả các nhóm chính trị cánh hữu và các băng nhóm tội phạm, lấy bên này để kiềm chế bên kia. Hắn là một con phe chính trị, người đã từng phục vụ chính phủ thông qua các hoạt động đưa hối lộ, làm gián điệp và các hoạt động kinh doanh bẩn thỉu khác.
Bố già Yoshio Kodama.
Khu vực bến cảng Kobe.
Đầu tiên, Taoka phát triển thế lực ở thành phố cảng Kobe. Ở đây, các băng nhóm của hắn quản lý những người lao động không có tay nghề và buộc họ phải làm việc với thu nhập rất thấp cho các công ty vận tải biển. Các băng nhóm yakuza khác cũng lao vào tranh giành thị trường béo bở này, nhưng dưới sự chỉ huy của Taoka, Yamaguchi-gumi luôn chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực cung cấp nhân công.
Không giống như Yoshio Kodama, một kẻ không ưa bạo lực, Taoka đã gắn bó với công cụ này trong toàn bộ cuộc đời của hắn. Vốn là một đứa trẻ mồ côi, Taoka buộc phải làm việc trên các xưởng đóng tàu ở Kobe. Ở đây hắn đã được một thủ lĩnh của một băng nhóm ở địa phương có tên là Noburu Yamaguchi để mắt đến. Lúc còn trẻ, Taoka là một tay côn đồ hung hãn. Khi tấn công đối phương, hắn thường sử dụng miếng móc mắt đối phương. Điều này khiến hắn được đặt biệt danh Kuma (gấu). Năm 1936, hắn bị kết án 8 năm tù giam vì đã sát hại một đối thủ.
Bố già người Triều Tiên Hisayuki Machii cũng là một nhân vật sừng sỏ trong thế giới yakuza ở Nhật.
Sinh năm 1923 dưới thời Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, Machii là một tay lưu manh có nhiều tham vọng. Hắn đã nhận thấy cơ hội phát triển ở Nhật Bản và ngay lập tức nắm lấy cơ hội này. Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, Machii làm việc cho tổ chức phản gián của Mỹ.
Trong khi thủ lĩnh của các tổ chức yakuza của Nhật Bản bị bắt giam hoặc bị các lực lượng chiếm đóng giám sát chặt chẽ, thì tổ chức của bố già người Triều Tiên này được tự do tiếp quản các thị trường chợ đen béo bở. Nhưng thay vì cạnh tranh với các bố già Nhật Bản, Machii đã liên kết với chúng. Trong suốt thời gian làm thủ lĩnh, hắn vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với cả Kodama và Taoka.
Năm 1948, Machii thành lập băng Tosei-kai và nhanh chóng tiếp quản quận Ginza ở thủ đô Tôkyô. Tosei-kai trở nên hùng mạnh đến mức chúng được gọi là cảnh sát Ginza, và thậm chí cả bố già Taoka của băng nhóm quyền lực nhất Yamaguchi-gumi cũng phải ký kết một thỏa thuận với Machii cho phép nhóm đó hoạt động ở Tôkyô. Băng của Machii hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm du lịch, giải trí, quán rượu, nhà hàng, mại dâm và nhập khẩu dầu lửa. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, hắn và Kodama đã kiếm được số tài sản kếch xù.
Quan trọng hơn, hắn đã ký kết được các thoả thuận với chính phủ Hàn Quốc cho phép những tên tội phạm người Nhật thành lập các khu ăn chơi ở Hàn Quốc. Nhờ có Maichii, Hàn Quốc trở thành ngôi nhà thứ hai của các tổ chức yakuza. Bởi có công là cầu nối giữa thế giới ngầm của hai nước, Maichii giành được quyền cung cấp dịch vụ chuyên chở bằng phà lớn nhất giữa thành phố Shimanoseki, Nhật Bản, và thành phố Pusan, Hàn Quốc - tuyến đường ngắn nhất kết nối giữa hai quốc gia này.
Vào giữa những năm 1960, trước áp lực từ phía cảnh sát, Machii buộc phải chính thức giải tán băng Tosei-kai. Hắn liền thành lập hai tổ chức khác vào khoảng thời gian này, Towa Sogo Kigyo (Công ty Đông Á) và Towa Yuai Jigyo Kumiai (Hiệp hội doanh nghiệp hữu nghị Đông Á). Đây là những tấm bình phong cho các hoạt động tội phạm của hắn. Maichii rửa tay gác kiếm khi hắn đã ngoài 80 tuổi.
Kỳ cuối : Vòi bạch tuộc
Các vòi bạch tuộc của yakuza vươn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là tống tiền doanh nghiệp, đánh bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiền, buôn bán ma túy, kinh doanh bất động sản, thể thao, giải trí, du lịch, mại dâm, nô lệ, ấn phẩm khiêu dâm và cả vũ khí.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tình dục là miếng mồi chính của các tổ chức yakuza. Chúng cung cấp dịch vụ cho các công chức. Yakuza buôn lậu vô số phim ảnh và tạp chí khiêu dâm từ châu Âu và châu Mỹ vào Nhật Bản.
Mại dâm là một lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho các băng yakuza.
Trung Quốc không phải là nguồn cung cấp các phụ nữ trẻ duy nhất cho yakuza. Nhiều người trong số gái mại dâm là người Philíppin. Các cô gái từ các làng quê nghèo ở đây bị lừa đưa đi làm những công việc được trả lương cao ở nước ngoài. Ngay khi đặt chân đến Nhật Bản, họ sẽ bị bắt làm vũ nữ múa thoát y và gái điếm.
Du lịch tình dục là một hiện tượng khá phổ biến ở khu vực Đông Á và các băng nhóm yakuza cũng dính líu đến hình thức kinh doanh này. Chúng tổ chức các chuyến du lịch đến các thành phố như Băng Cốc (Thái Lan), Manila (Philíppin), Xơun (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) là những nơi có các khách sạn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ mại dâm cho các quý ông.
Yakuza cũng tiến hành buôn lậu vũ khí vào Nhật Bản. Bản thân các thành viên của các băng nhóm yakuza lại chính là những khách hàng ruột. Loại hàng nóng mà chúng ưa thích nhất là những khẩu súng ngắn tự động được sản xuất ở châu Âu hoặc Mỹ. Các tổ chức yakuza còn tổ chức sản xuất và bán chất methamphetamine - một loại ma túy tổng hợp - và chúng thường xuyên dùng loại ma túy này để trao đổi với những nhà cung cấp vũ khí của phương Tây.
Các băng nhóm yakuza hàng năm còn kiếm được hàng triệu đôla Mỹ từ việc tống tiền các doanh nghiệp. Những kẻ chuyên tống tiền doanh nghiệp sẽ mua một số lượng nhỏ cổ phiếu của một công ty. Vì thế, chúng có thể tham dự các cuộc họp cổ đông. Trước khi diễn ra cuộc họp, bọn chúng thu thập thông tin không có lợi về công ty và các quan chức; những chuyện tình cảm bí mật, trốn thuế, điều kiện làm việc không đảm bảo.
Sau đó, chúng sẽ liên hệ với hội đồng quản trị công ty và đe dọa tiết lộ mọi thông tin mà chúng đang nắm trong tay tại cuộc họp cổ đông, trừ khi chúng được trả giá thích đáng. Nếu hội đồng quản trị không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi, chúng sẽ đến dự hội nghị cổ đông và phá quấy, đe dọa bất kỳ người nào dám phát biểu, rồi công khai các bí mật mà chúng có. Ở Nhật Bản, người ta sợ bị xấu hổ hơn sự đe dọa về thể xác. Vì vậy, hội đồng quản trị thường đáp ứng các yêu cầu của chúng.
Một mánh khóe làm ăn khác của những kẻ tống tiền là thành lập các câu lạc bộ quyên tiền cho những lý do không có thật. Chúng cũng tổ chức các sự kiện để giới doanh nhân khi tham dự đều mang tiền đến cho nhà tổ chức. Những sự kiện kiểu như thế có thể mang lại cho chúng 100.000 đôla Mỹ mỗi đêm. Bọn chúng cũng đứng ra tổ chức những cuộc thi sắc đẹp nhằm rút tiền của các nhà tài trợ. Ngoài ra chúng cũng tổ chức các giải gôn để thu những khoản phí đắt đỏ đối với những người muốn tham gia; bán vé với giá trên trời cho những người muốn đến xem các sự kiện tổ chức trong rạp hát.
Cho đến nay, người ta khó có thể biết được các tổ chức yakuza hiện có còn tồn tại hay không. Giới chức Nhật Bản thì cho rằng, các tổ chức yakuza chỉ còn là quá khứ. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng hội viên yakuza vẫn còn khá đông đảo, nhưng chúng đã rút vào hoạt động tinh vi hơn và người ta khó có thể phát hiện ra. Cũng giống như các nhân vật Ninja huyền thoại của Nhật Bản thời xa xưa, chúng có thể có mặt ở mọi nơi và vẫn luôn nguy hiểm.
Kỳ 1 : Hậu duệ của samurai tàn ác hay người bảo vệ?
Nguồn gốc của yakuza đến nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng những tên tội phạm này là hậu duệ của các samurai tàn ác ở thế kỷ 17. Những chiến binh samurai này có lối phục trang và kiểu tóc kỳ quái, sử dụng một thứ tiếng lóng, và đeo những thanh kiếm dài một cách khác thường ở đai lưng.
Hình xăm là một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của các thành viên yakuza.
Các samurai này cũng được biết đến dưới cái tên lính nhà quan. Dưới thời vua Tokugawa, nước Nhật thái bình nên người ta không còn cần đến những đội quân samurai như thế nữa. Vì vậy, họ không được tổ chức, lãnh đạo tốt. Thiếu một sự chỉ huy tập trung, họ cuối cùng chuyển từ một lực lượng phục vụ cho nhân dân sang nghề trộm cướp và đâm thuê chém mướn.
Tuy nhiên, các thành viên yakuza ngày nay lại phản bác quan điểm này và thay vào đó khẳng định mình là hậu duệ của những người làm nhiệm vụ bảo vệ các ngôi làng. Chính sử về yakuza miêu tả, tổ tiên của những tên tội phạm này là những anh hùng luôn chiến đấu vì chính nghĩa, giúp đỡ những người có thân phận nghèo hèn, giống như nhân vật Robin Hood trong thời kỳ trung cổ ở nước Các thành viên yakuza ngày nay được chia làm ba loại: Những tên ăn cắp vặt trên đường phố, những con bạc và những tên lưu manh. Những tên ăn cắp vặt và con bạc xuất hiện từ thế kỷ 18 trong khi những tên lưu manh xuất hiện sau Thế chiến II, khi mà nhu cầu đối với các loại hàng hóa trên thị trường chợ đen đã làm nảy sinh một loại hình tội phạm mới. Thông thường, trong khi những tên ăn cắp vặt hoạt động ở các chợ và hội chợ thì địa bàn hoạt động của những con bạc là ở các thành phố và tuyến đường cao tốc.
Ngược lại, những tên lưu manh lại được tổ chức giống như các băng nhóm găngxtơ ở Mỹ dưới thời Al Capone; chúng thường sử dụng biện pháp đe dọa và tống tiền để đạt được các mục đích. Sau Thế chiến II, quyền lực của chính phủ bị lấn lướt bởi uy thế của lực lượng chiếm đóng, những tên lưu manh có cơ hội phát triển và lực lượng này ngày một đông hơn. Chúng cũng đưa loại hình tội phạm có tổ chức ở Nhật Bản lên một nấc thang bạo lực mới, thay thế cho những thanh kiếm truyền thống là các khẩu súng hiện đại, cho dù lúc này việc sở hữu súng bị coi là phạm pháp.
Vậy mà các thành viên yakuza lại tự hào khi bị coi là bị xã hội ruồng bỏ, và thuật ngữ yakuza phản ánh hình ảnh của nhóm này như là những kẻ bị loại ra khỏi xã hội. Theo tiếng địa phương, ya nghĩa là số 8, ku là 9, và sa là 3. Tổng của ba số này là 20, là số bị thua trong đánh bài hana-fuda. Yakuza là những bàn tay xấu của xã hội, một thương hiệu của những tên tội phạm, giống như cái cách mà những tên tội phạm ở Mỹ đã xăm khẩu hiệu Sinh ra để thua trên bắp tay của chúng.
Các thành viên của yakuza cũng thích xăm trổ, nhưng các hình xăm của chúng thường là các hoa văn xuất hiện cả ở mặt trước và mặt sau của cơ thể, cũng như là ở cả cánh tay, khuỷu tay và ở chân. Hình các con rồng, các loại hoa, phong cảnh núi non, biển động, phù hiệu của băng nhóm và các hình vẽ trừu tượng là những thứ mà các thành viên yakuza thường chọn để xăm lên mình. Việc xăm trổ này thường gây ra những đau đớn cho khổ chủ và có thể phải mất đến hàng trăm giờ, nhưng nó lại được coi là một bài kiểm tra bản lĩnh của một thành viên yakuza.
Quận Ginza nổi tiếng về ăn chơi của thủ đô Tôkyô.
Trong mắt người phương Tây, kiểu comlê trong những năm 1950 của yakuza dường như là khá buồn cười. Những bộ comlê láng bóng, đôi giày mũi nhọn và mái tóc hơi dài được vuốt keo là những nét đặc trưng của các thành viên yakuza ngày nay. Chúng cũng ưa thích các dòng xe hơi cỡ lớn hào nhoáng của Mỹ, như Cadillacs và Lincolns. Không giống như các nhóm tội phạm có tổ chức khác trên thế giới, yakuza không muốn giấu mình. Trong thực tế, ở hầu hết các thành phố của Nhật Bản, các câu lạc bộ xã hội của yakuza và trụ sở chính của băng thường được trang hoàng bằng những ký hiệu và biểu trưng nổi bật.
Theo thống kê, Nhật Bản có 110.000 thành viên yakuza thường xuyên hoạt động, được chia thành 2.500 gia đình. Ngược lại, nước Mỹ có dân số đông gấp đôi dân số Nhật Bản nhưng chỉ có 20.000 thành viên của các tổ chức tội phạm có tổ chức. Ảnh hưởng của yakuza rộng hơn và được chấp nhận hơn trong xã hội Nhật Bản khi so sánh với tội phạm có tổ chức ở Mỹ. Ngoài ra, yakuza còn mở rộng ảnh hưởng ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản sang các nước châu Á khác, và thậm chí sang cả nước Mỹ.
Kỳ 2: Cơ cấu của yakuza và những tập tục quái đản
Cũng giống như tổ chức mafia, cơ cấu quyền lực của yakuza được xây dựng theo hình tháp. Đứng đầu là một thủ lĩnh và tiếp theo là các thuộc hạ trung thành được phân ra thành nhiều cấp khác nhau.
Cấu trúc của một tổ chức mafia thì tương đối đơn giản. Ông chủ điều hành gia đình với sự trợ thủ của các phó tướng và các cố vấn. Ở cấp dưới, các đội trưởng cai quản đám thuộc hạ. Những đám thuộc hạ lại có những tay chân (những tên chưa được chính thức tuyển vào tổ chức mafia) để thực thi các mệnh lệnh.
Thanh kiếm katana
Hệ thống yakuza cũng tương tự như vậy nhưng phức tạp hơn. Nguyên tắc cốt lõi của cấu trúc yakuza là mối quan hệ cha - con. Khi một người được tuyển vào tổ chức yakuza, người đó phải chấp nhận mối quan hệ này, phải hứa trung thành và phục tùng vô điều kiện ông chủ của mình. Các ông chủ, giống như bất kỳ một ông bố tốt nào, đều phải có trách nhiệm bảo vệ và đưa các lời khuyên bảo cho các đứa con của mình. Cơ cấu lãnh đạo trong tổ chức yakuza cũng phức tạp hơn rất nhiều so với cơ cấu lãnh đạo của tổ chức mafia. Đứng ngay dưới thủ lĩnh tối cao là cố vấn cao cấp và thủ lĩnh. Nhân vật số hai là thủ lĩnh vùng chịu trách nhiệm cai quản nhiều băng nhóm; người này được sự trợ thủ của những người chịu trách nhiệm điều hành một vài băng nhóm. Thấp hơn thủ lĩnh vùng là những người quản lý những băng nhóm nhỏ và các nhân vật này thường có một người giúp việc cho mình.
Một người muốn được gia nhập tổ chức mafia nói trên bắt buộc phải tham gia một buổi lễ mà ở đó, người này sẽ phải trích máu từ ngón tay trỏ và nhỏ máu lên bức hình của một vị thánh. Bức hình sau đó sẽ được đốt cháy trên bàn tay của người xin gia nhập trong khi anh ta thề trung thành với gia đình tội phạm. Trong lễ kết nạp của yakuza, máu được tượng trưng bởi sake (rượu vang đỏ).
Thủ lĩnh và người xin gia nhập ngồi đối diện với nhau trong khi rượu của họ được chuẩn bị. Sake được trộn với muối và vảy cá, sau đó được rót cẩn thận vào các chén. Chén của thủ lĩnh được rót đầy tới miệng, cho phù hợp với đẳng cấp của người đó; người xin gia nhập được rót ít hơn. Họ uống một chút, rồi đổi chén cho nhau và người này lại uống cạn chén rượu của người kia. Khi đó, người xin gia nhập đã chứng tỏ được sự tận tụy của mình cho gia đình ông chủ. Kể từ thời khắc đó, vợ và các con của ngưòi gia nhập đều phải có bổn phận đối với gia đình ông chủ của mình.
Rượu sakê.
Giống như các tổ chức mafia, yakuza trong những năm gần đây phải hạ thấp tiêu chuẩn để tuyển mộ thêm thành viên mới. Điều này khiến một số thành viên của tổ chức này cảm nhận rằng họ không còn được tổ chức tốt và có thế lực như trước đây. Thời xưa, việc tuyển chọn được ưu tiên đối với các tay cờ bạc hay những tên hành nghề chôm chỉa trên đường phố. Nhưng ngày nay, một người chỉ cần có tư tưởng nổi loạn và sẵn sàng phạm tội vì một ông chủ thì đã đủ điều kiện để được đứng trong hàng ngũ của yakuza. Hầu hết các thành viên mới hiện nay của yakuza đều xuất thân từ các băng mê Việc hạ thấp các tiêu chí này của yakuza khiến Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật sử dụng thuật ngữ những kẻ ưa bạo lực để chỉ yakuza, đánh đồng tổ chức này với các nhóm tội phạm khác. Những thành viên coi yakuza là hậu duệ của các samurai trước đây phản đối cách gọi này và coi nó là một nỗi sỉ nhục.
Yakuza Nhật - Kỳ 3 : Các bố già yakuza
Những năm sau Thế chiến II, số lượng thành viên yakuza tăng lên 184.000 người và được chia làm 5.200 băng nhóm trên khắp nước Nhật, đông hơn cả quân đội Nhật Bản lúc bấy giờ. Lẽ dĩ nhiên là các băng nhóm này phải xâm phạm lãnh thổ hoạt động của nhau, dẫn đến những cuộc chiến phe nhóm tàn khốc và đẫm máu. Thủ lĩnh có công mang lại hòa bình giữa các phe nhóm và thống nhất tổ chức yakuza là bố già đầu tiên trong thế kỷ 20 được gọi bằng cái Tài năng của Kodama được thể hiện ở khả năng cân bằng giữa các phe phái của hắn ở cả các nhóm chính trị cánh hữu và các băng nhóm tội phạm, lấy bên này để kiềm chế bên kia. Hắn là một con phe chính trị, người đã từng phục vụ chính phủ thông qua các hoạt động đưa hối lộ, làm gián điệp và các hoạt động kinh doanh bẩn thỉu khác.
Bố già Yoshio Kodama.
Khu vực bến cảng Kobe.
Đầu tiên, Taoka phát triển thế lực ở thành phố cảng Kobe. Ở đây, các băng nhóm của hắn quản lý những người lao động không có tay nghề và buộc họ phải làm việc với thu nhập rất thấp cho các công ty vận tải biển. Các băng nhóm yakuza khác cũng lao vào tranh giành thị trường béo bở này, nhưng dưới sự chỉ huy của Taoka, Yamaguchi-gumi luôn chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực cung cấp nhân công.
Không giống như Yoshio Kodama, một kẻ không ưa bạo lực, Taoka đã gắn bó với công cụ này trong toàn bộ cuộc đời của hắn. Vốn là một đứa trẻ mồ côi, Taoka buộc phải làm việc trên các xưởng đóng tàu ở Kobe. Ở đây hắn đã được một thủ lĩnh của một băng nhóm ở địa phương có tên là Noburu Yamaguchi để mắt đến. Lúc còn trẻ, Taoka là một tay côn đồ hung hãn. Khi tấn công đối phương, hắn thường sử dụng miếng móc mắt đối phương. Điều này khiến hắn được đặt biệt danh Kuma (gấu). Năm 1936, hắn bị kết án 8 năm tù giam vì đã sát hại một đối thủ.
Bố già người Triều Tiên Hisayuki Machii cũng là một nhân vật sừng sỏ trong thế giới yakuza ở Nhật.
Sinh năm 1923 dưới thời Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, Machii là một tay lưu manh có nhiều tham vọng. Hắn đã nhận thấy cơ hội phát triển ở Nhật Bản và ngay lập tức nắm lấy cơ hội này. Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, Machii làm việc cho tổ chức phản gián của Mỹ.
Trong khi thủ lĩnh của các tổ chức yakuza của Nhật Bản bị bắt giam hoặc bị các lực lượng chiếm đóng giám sát chặt chẽ, thì tổ chức của bố già người Triều Tiên này được tự do tiếp quản các thị trường chợ đen béo bở. Nhưng thay vì cạnh tranh với các bố già Nhật Bản, Machii đã liên kết với chúng. Trong suốt thời gian làm thủ lĩnh, hắn vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với cả Kodama và Taoka.
Năm 1948, Machii thành lập băng Tosei-kai và nhanh chóng tiếp quản quận Ginza ở thủ đô Tôkyô. Tosei-kai trở nên hùng mạnh đến mức chúng được gọi là cảnh sát Ginza, và thậm chí cả bố già Taoka của băng nhóm quyền lực nhất Yamaguchi-gumi cũng phải ký kết một thỏa thuận với Machii cho phép nhóm đó hoạt động ở Tôkyô. Băng của Machii hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm du lịch, giải trí, quán rượu, nhà hàng, mại dâm và nhập khẩu dầu lửa. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, hắn và Kodama đã kiếm được số tài sản kếch xù.
Quan trọng hơn, hắn đã ký kết được các thoả thuận với chính phủ Hàn Quốc cho phép những tên tội phạm người Nhật thành lập các khu ăn chơi ở Hàn Quốc. Nhờ có Maichii, Hàn Quốc trở thành ngôi nhà thứ hai của các tổ chức yakuza. Bởi có công là cầu nối giữa thế giới ngầm của hai nước, Maichii giành được quyền cung cấp dịch vụ chuyên chở bằng phà lớn nhất giữa thành phố Shimanoseki, Nhật Bản, và thành phố Pusan, Hàn Quốc - tuyến đường ngắn nhất kết nối giữa hai quốc gia này.
Vào giữa những năm 1960, trước áp lực từ phía cảnh sát, Machii buộc phải chính thức giải tán băng Tosei-kai. Hắn liền thành lập hai tổ chức khác vào khoảng thời gian này, Towa Sogo Kigyo (Công ty Đông Á) và Towa Yuai Jigyo Kumiai (Hiệp hội doanh nghiệp hữu nghị Đông Á). Đây là những tấm bình phong cho các hoạt động tội phạm của hắn. Maichii rửa tay gác kiếm khi hắn đã ngoài 80 tuổi.
Kỳ cuối : Vòi bạch tuộc
Các vòi bạch tuộc của yakuza vươn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là tống tiền doanh nghiệp, đánh bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiền, buôn bán ma túy, kinh doanh bất động sản, thể thao, giải trí, du lịch, mại dâm, nô lệ, ấn phẩm khiêu dâm và cả vũ khí.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tình dục là miếng mồi chính của các tổ chức yakuza. Chúng cung cấp dịch vụ cho các công chức. Yakuza buôn lậu vô số phim ảnh và tạp chí khiêu dâm từ châu Âu và châu Mỹ vào Nhật Bản.
Mại dâm là một lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho các băng yakuza.
Trung Quốc không phải là nguồn cung cấp các phụ nữ trẻ duy nhất cho yakuza. Nhiều người trong số gái mại dâm là người Philíppin. Các cô gái từ các làng quê nghèo ở đây bị lừa đưa đi làm những công việc được trả lương cao ở nước ngoài. Ngay khi đặt chân đến Nhật Bản, họ sẽ bị bắt làm vũ nữ múa thoát y và gái điếm.
Du lịch tình dục là một hiện tượng khá phổ biến ở khu vực Đông Á và các băng nhóm yakuza cũng dính líu đến hình thức kinh doanh này. Chúng tổ chức các chuyến du lịch đến các thành phố như Băng Cốc (Thái Lan), Manila (Philíppin), Xơun (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) là những nơi có các khách sạn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ mại dâm cho các quý ông.
Yakuza cũng tiến hành buôn lậu vũ khí vào Nhật Bản. Bản thân các thành viên của các băng nhóm yakuza lại chính là những khách hàng ruột. Loại hàng nóng mà chúng ưa thích nhất là những khẩu súng ngắn tự động được sản xuất ở châu Âu hoặc Mỹ. Các tổ chức yakuza còn tổ chức sản xuất và bán chất methamphetamine - một loại ma túy tổng hợp - và chúng thường xuyên dùng loại ma túy này để trao đổi với những nhà cung cấp vũ khí của phương Tây.
Các băng nhóm yakuza hàng năm còn kiếm được hàng triệu đôla Mỹ từ việc tống tiền các doanh nghiệp. Những kẻ chuyên tống tiền doanh nghiệp sẽ mua một số lượng nhỏ cổ phiếu của một công ty. Vì thế, chúng có thể tham dự các cuộc họp cổ đông. Trước khi diễn ra cuộc họp, bọn chúng thu thập thông tin không có lợi về công ty và các quan chức; những chuyện tình cảm bí mật, trốn thuế, điều kiện làm việc không đảm bảo.
Sau đó, chúng sẽ liên hệ với hội đồng quản trị công ty và đe dọa tiết lộ mọi thông tin mà chúng đang nắm trong tay tại cuộc họp cổ đông, trừ khi chúng được trả giá thích đáng. Nếu hội đồng quản trị không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi, chúng sẽ đến dự hội nghị cổ đông và phá quấy, đe dọa bất kỳ người nào dám phát biểu, rồi công khai các bí mật mà chúng có. Ở Nhật Bản, người ta sợ bị xấu hổ hơn sự đe dọa về thể xác. Vì vậy, hội đồng quản trị thường đáp ứng các yêu cầu của chúng.
Một mánh khóe làm ăn khác của những kẻ tống tiền là thành lập các câu lạc bộ quyên tiền cho những lý do không có thật. Chúng cũng tổ chức các sự kiện để giới doanh nhân khi tham dự đều mang tiền đến cho nhà tổ chức. Những sự kiện kiểu như thế có thể mang lại cho chúng 100.000 đôla Mỹ mỗi đêm. Bọn chúng cũng đứng ra tổ chức những cuộc thi sắc đẹp nhằm rút tiền của các nhà tài trợ. Ngoài ra chúng cũng tổ chức các giải gôn để thu những khoản phí đắt đỏ đối với những người muốn tham gia; bán vé với giá trên trời cho những người muốn đến xem các sự kiện tổ chức trong rạp hát.
Cho đến nay, người ta khó có thể biết được các tổ chức yakuza hiện có còn tồn tại hay không. Giới chức Nhật Bản thì cho rằng, các tổ chức yakuza chỉ còn là quá khứ. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng hội viên yakuza vẫn còn khá đông đảo, nhưng chúng đã rút vào hoạt động tinh vi hơn và người ta khó có thể phát hiện ra. Cũng giống như các nhân vật Ninja huyền thoại của Nhật Bản thời xa xưa, chúng có thể có mặt ở mọi nơi và vẫn luôn nguy hiểm.