Ngư dân Nhơn Hải bắt đầu nuôi tôm hùm giống (tôm ủ) từ năm 1998, còn tôm thịt khởi nghiệp từ năm 2007. Thời gian nuôi tôm giống từ 3-5 tháng thì xuất bán, còn tôm thịt vất vả hơn nhưng thu nhập cao, từ 15-18 tháng khi tôm đạt loại I (1kg/con trở lên) giá mới cao.
Trước đây, ngư dân trong xã chỉ chuyên nuôi tôm ủ, nhưng từ năm 2007 có một số hộ học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm thịt ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, về địa phương đầu tư vốn để nâng cấp tôm ủ thành tôm thịt, vì điều kiện tự nhiên ở xã rất thuận lợi (nằm trong vịnh kín gió, nước không quá sâu, chỉ khoảng 6 - 7m).
Bè nuôi tôm hùm của ngư dân Nhơn Hải
Tuy nhiên, do thời gian nuôi dài, thời tiết không thuận lợi nên vụ tôm thịt đầu tiên (năm 2007-2008) một số hộ trong xã đã bị trắng tay, nợ nần chồng chất vì tôm dịch bệnh, chết hàng loạt. Sau hai niên vụ 2009-2010 và 2010-2011 ngư dân trong xã “trúng đậm”, phong trào nuôi tôm thịt phát triển mạnh mẽ ở địa phương. Theo đó, sản lượng tôm hùm thịt của các hộ ở Nhơn Hải đạt được năm 2011 là 2,99 tấn, trị giá 4,35 tỷ đồng. Nghề này đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, giúp nhiều người vươn lên khá giả.
Tuy nhiên, trong niên vụ 2011-2012 này, người nuôi tôm xã Nhơn Hải phải “khóc ròng” vì giá thức ăn, con giống... tăng từ 15-20%. Thêm vào đó, dịch bệnh xảy ra làm hao hụt sản lượng tôm, thương lái Trung Quốc lại bày đủ chiêu để ép giá làm cho các hộ lâm cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.
Sau khi dùng chiêu hạ giá tôm hùm thịt loại I xuống rẻ hơn loại II, III nhằm mục đích “cân sô” tất cả các mã tôm với giá 940.000 đồng/kg, thương lái Trung Quốc lại tiếp tục ép giá, đẩy ngư dân vào thế kẹt khi thông báo giảm giá mua tôm thịt “cân sô” xuống còn 870.000 đồng/kg. Không chỉ thế, các thương lái này giờ chỉ thu mua tôm hùm loại III (với giá 870.000 đồng/kg). Trong khi đến thời điểm này đa số tôm đều đạt loại I, vì thế ngư dân lại càng lao đao.
Vì là xã bán đảo ven biển không có hồ sơ địa chính nên các hộ dân ở đây không nhà ai có sổ đỏ, nguồn vốn vay ngân hàng thường bằng hình thức thế chấp nhà đất bằng hộ khẩu và xác nhận của địa phương, nên chỉ vay được ở mức cao nhất là 30 triệu đồng/hộ. Trong khi đó, vốn đầu tư nuôi tôm hùm thịt bỏ ra rất lớn, từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng (nếu nuôi quy mô lớn). Đa số các ngư dân vay mượn hoặc hùn vốn với người thân trong gia đình để nuôi. Nhưng mùa vụ năm nay nhiều hộ trong xã đã lỗ nặng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Theo ông Phạm Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải: “Chỉ có xã này là nơi duy nhất nuôi tôm hùm ở Bình Định và được xem là vựa tôm lớn nhất tỉnh vì có lợi thế vùng vịnh ở Hải Giang và Hòn Khô, môi trường nước ổn định, thời tiết thuận lợi... Nghề nuôi tôm hùm đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân trong xã những năm qua.
Nhưng mùa vụ năm 2011-2012 này, ngư dân trong xã gặp khó khăn rất lớn. Các cơ quan của tỉnh và thành phố cần quan tâm giúp đỡ tìm thị trường, kiếm nơi tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác cần xem xét chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn ở mức cao hơn. Đây cũng là yêu cầu chính đáng và nguyện vọng mấy năm nay của bà con ngư dân xã Nhơn Hải vẫn chưa được giải quyết về nguồn vốn. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã quy hoạch cả mặt biển để làm du lịch, chẳng biết sau này người dân Nhơn Hải có chỗ để tiếp tục phát triển ngành kinh tế chủ lực là nuôi tôm không? Đó cũng là điều trăn trở của ngư dân địa phương”.
Trước đây, ngư dân trong xã chỉ chuyên nuôi tôm ủ, nhưng từ năm 2007 có một số hộ học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm thịt ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, về địa phương đầu tư vốn để nâng cấp tôm ủ thành tôm thịt, vì điều kiện tự nhiên ở xã rất thuận lợi (nằm trong vịnh kín gió, nước không quá sâu, chỉ khoảng 6 - 7m).
Bè nuôi tôm hùm của ngư dân Nhơn Hải
Tuy nhiên, do thời gian nuôi dài, thời tiết không thuận lợi nên vụ tôm thịt đầu tiên (năm 2007-2008) một số hộ trong xã đã bị trắng tay, nợ nần chồng chất vì tôm dịch bệnh, chết hàng loạt. Sau hai niên vụ 2009-2010 và 2010-2011 ngư dân trong xã “trúng đậm”, phong trào nuôi tôm thịt phát triển mạnh mẽ ở địa phương. Theo đó, sản lượng tôm hùm thịt của các hộ ở Nhơn Hải đạt được năm 2011 là 2,99 tấn, trị giá 4,35 tỷ đồng. Nghề này đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, giúp nhiều người vươn lên khá giả.
Tuy nhiên, trong niên vụ 2011-2012 này, người nuôi tôm xã Nhơn Hải phải “khóc ròng” vì giá thức ăn, con giống... tăng từ 15-20%. Thêm vào đó, dịch bệnh xảy ra làm hao hụt sản lượng tôm, thương lái Trung Quốc lại bày đủ chiêu để ép giá làm cho các hộ lâm cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.
Sau khi dùng chiêu hạ giá tôm hùm thịt loại I xuống rẻ hơn loại II, III nhằm mục đích “cân sô” tất cả các mã tôm với giá 940.000 đồng/kg, thương lái Trung Quốc lại tiếp tục ép giá, đẩy ngư dân vào thế kẹt khi thông báo giảm giá mua tôm thịt “cân sô” xuống còn 870.000 đồng/kg. Không chỉ thế, các thương lái này giờ chỉ thu mua tôm hùm loại III (với giá 870.000 đồng/kg). Trong khi đến thời điểm này đa số tôm đều đạt loại I, vì thế ngư dân lại càng lao đao.
Vì là xã bán đảo ven biển không có hồ sơ địa chính nên các hộ dân ở đây không nhà ai có sổ đỏ, nguồn vốn vay ngân hàng thường bằng hình thức thế chấp nhà đất bằng hộ khẩu và xác nhận của địa phương, nên chỉ vay được ở mức cao nhất là 30 triệu đồng/hộ. Trong khi đó, vốn đầu tư nuôi tôm hùm thịt bỏ ra rất lớn, từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng (nếu nuôi quy mô lớn). Đa số các ngư dân vay mượn hoặc hùn vốn với người thân trong gia đình để nuôi. Nhưng mùa vụ năm nay nhiều hộ trong xã đã lỗ nặng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Theo ông Phạm Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải: “Chỉ có xã này là nơi duy nhất nuôi tôm hùm ở Bình Định và được xem là vựa tôm lớn nhất tỉnh vì có lợi thế vùng vịnh ở Hải Giang và Hòn Khô, môi trường nước ổn định, thời tiết thuận lợi... Nghề nuôi tôm hùm đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân trong xã những năm qua.
Nhưng mùa vụ năm 2011-2012 này, ngư dân trong xã gặp khó khăn rất lớn. Các cơ quan của tỉnh và thành phố cần quan tâm giúp đỡ tìm thị trường, kiếm nơi tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác cần xem xét chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn ở mức cao hơn. Đây cũng là yêu cầu chính đáng và nguyện vọng mấy năm nay của bà con ngư dân xã Nhơn Hải vẫn chưa được giải quyết về nguồn vốn. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã quy hoạch cả mặt biển để làm du lịch, chẳng biết sau này người dân Nhơn Hải có chỗ để tiếp tục phát triển ngành kinh tế chủ lực là nuôi tôm không? Đó cũng là điều trăn trở của ngư dân địa phương”.