Sự trồi sụt thất thường của Bitcoin

Khi theo dõi Bitcoin và tiền điện tử nói chung những tháng qua, không ít người cho rằng tiền điện tử quá vô nghĩa và cần bị loại bỏ sớm.

Giá trị Bitcoin thay đổi khó lường, trong khi mạng lưới xử lý lại tiêu thụ nhiều năng lượng hơn cả những quốc gia nhỏ. Bên cạnh các nhà đầu tư hợp pháp, nó cũng được dùng trong giao dịch giữa các nhóm tội phạm và khủng bố.

Giá Bitcoin trong tháng 5 khởi đầu ở mức 50.000 USD/đồng vào đầu tuần và tụt xuống 33.000 USD chỉ sau hai ngày, trước khi tăng lên 40.000 USD/đồng vào cuối tuần. Sau khi mất 50% giá trị trong 5 tuần, nó đang tăng trở lại với mức 35% chỉ trong vài giờ.

Các đồng tiền số khác cũng dao động mạnh. Ethereum tăng gấp đôi giá trị trong một tháng rồi lại mất một nửa. Giá trị quy đổi Dogecoin tăng gấp bốn lần trước khi lao dốc.

Nhiều ngân hàng trung ương và cơ sở tài chính dường như hài lòng với điều này. Đợt lao dốc khởi đầu khi chính phủ Trung Quốc thông báo thắt chặt sử dụng Bitcoin và nhiều quốc gia có thể áp dụng chính sách tương tự. Giá trị bất ổn của tiền điện tử có thể ngăn mọi người đầu tư, cũng như sử dụng chúng trong giao dịch mua bán.

bitcoin-2532-1623228166[1].jpg

Đồng tiền mô phỏng Bitcoin. Ảnh: Reuters.​

Dù vậy, vẫn có những người cho rằng thị trường tài chính cần duy trì tiền điện tử, dù giá trị của chúng có thể thay đổi rất cực đoan. "Trong thế giới mà nhiều ngân hàng trung ương sẵn sàng in tiền vô tội vạ và chính phủ có thể chi tiêu thoải mái, cần có phương án khác bên cạnh tiền tệ truyền thống", chuyên gia Matthew Lynn viết trên Telegraph.

Bitcoin là tiền phi tập trung và không được bảo đảm bởi ngân hàng nào. Nguồn cung của nó được quản lý bởi mạng lưới máy đào.

"Tiền điện tử có thể mới lạ và điên rồ, nhưng chính sách quản lý ở các nước phát triển cũng vậy. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã duyệt ngân sách chi tiêu lớn nhất từ sau Thế chiến II, trong khi Thủ tướng Italy Mario Draghi đang đẩy thâm hụt ngân sách đến mức chưa từng thấy kể từ Thế chiến I nhằm hồi phục phát triển. Liên minh châu Âu cũng bắt đầu bội chi quy mô lớn với khoản giải cứu Covid-19 trị giá 750 tỷ euro và chưa có phương án trả nợ", Lynn nhận xét.

Toàn bộ những khoản tiền này sẽ được chi trả bởi các ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương châu Âu đã mở rộng bảng cân đối kế toán, tài liệu cho thấy lượng tiền mới có thể được in và tung ra thị trường, lên 7.600 tỷ euro, tương đương 76% GDP toàn khối. Con số này ở Nhật Bản là 132% GDP, ở Mỹ là 34% và Anh là 38%.

"Điều này có thể có tác dụng và thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cũng có nguy cơ dẫn đến vòng xoáy lạm phát mất kiểm soát như thập niên 1970. Một điều chắc chắn là nó đi kèm rất nhiều yếu tố khó dự đoán, chỉ thể hiện sau nhiều năm nữa", Lynn nhận xét.

Các nhà đầu tư có ít phương án đối phó với điều này. Họ có thể đầu tư vào vàng, nhưng từ lâu nó không còn là yếu tố phổ biến trong hệ thống tài chính, nguồn cung rất bất ổn và giá cũng thay đổi liên tục. Bất động sản có khả năng giữ giá trị, nhưng quá đắt đỏ tại những nước phát triển.

Ý tưởng đằng sau Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử là xây dựng hệ thống tiền tệ độc lập, không thuộc quyền kiểm soát của nước nào và trở thành vật bảo đảm giá trị, có thể dùng trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà không cần tới các ngân hàng trung ương.

"Tiền điện tử còn lâu mới đạt đến giai đoạn này hoặc chứng tỏ được khả năng đảm đương vai trò trên, nhưng không nên vui mừng khi chúng đối mặt nguy cơ sụp đổ. Bitcoin không hoàn hảo, nhưng đã có ai đưa ra ý tưởng tốt hơn chưa", chuyên gia Lynn nêu quan điểm.

Nguồn : Telegraph, vnexpress
 
Riêng em thì chưa thử lấn sân vào mục này, mà nếu trước đú với ae chắc giờ cũng được miếng to miếng nhỏ rồi ?
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,560
Messages
7,073,071
Members
170,648
Latest member
ngoclien131211
Back
Top Bottom