Sau khi các quỹ Bitcoin ETF giao ngay di vào hoạt động tại Hoa Kỳ, các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự kiện tiếp theo có khả năng thúc đẩy giá tăng vọt.
Các quỹ Bitcoin ETF đã có khởi đầu khá tốt và nhưng lại không đạt được kỳ vọng, điều này cho thấy thị trường hiện được thúc đẩy bởi sự cường điệu.
Ba quỹ Bitcoin ETF hàng đầu đã chứng kiến dòng vốn vào trị giá hơn nửa tỷ USD (không tính quỹ 22 tỷ USD của Grayscale, được chuyển đổi từ quỹ tín thác GBTC, chứng kiến dòng vốn chảy ra khá lớn), biểu thị nhu cầu tiềm năng của khách hàng trên thị trường truyền thống đối với Bitcoin (BTC).
Nhiều nhà phân tích và trader hiện đang hy vọng sự kiện Bitcoin halving sắp tới, khi tỷ lệ bitcoin mới được phát hành cho trình xác thực mạng lưới (hay thợ đào) bị giảm, có thể là chất xúc tác tăng giá tiếp theo cho BTC.
Có một cuộc tranh luận kéo dài về việc liệu những sự kiện được kích hoạt định kỳ 4 năm một lần này có được “định giá” hay không.
Sự chấp thuận của quỹ Bitcoin ETF vào tuần trước có thể là dấu hiệu về những gì sẽ xảy ra trong chu kỳ cường điệu Bitcoin tiếp theo. Việc niêm yết 11 quỹ Bitcoin mới là thời điểm để bán ra, và kể từ đó, giá đã giảm khoảng 12% xuống quanh $ 42.500 vào thời điểm hiện tại.
Vẫn còn quá sớm để nói liệu các quỹ Bitcoin có thu hút được nguồn vốn mới trị giá hàng tỷ USD và các nhà đầu tư mới hay không, điều này sẽ còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế đối với Bitcoin.
Dựa trên những gì từng xảy ra trong quá khứ, Bitcoin halving được xem là sự kiện và chất xúc tác tăng giá mạnh mẽ cho tài sản hàng đầu. Chẳng hạn, 6 tháng sau đợt halving lần thứ hai của mạng lưới vào năm 2016 (khi lượng BTC mới trên mỗi khối giảm từ 25 xuống 12,5), Bitcoin lần đầu tiên vượt qua ngưỡng $ 1.000. Một đợt tăng giá tương tự đã xảy ra vào năm 2020, khi Bitcoin thiết lập mức ATH.
Nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy rằng, những lần tăng giá này có liên quan trực tiếp đến sự kiện halving, ngoài tâm lý lạc quan và tần suất đưa tin của các phương tiện truyền thông tăng vọt.
Trong “Báo cáo khai thác” mới nhất của mình, CoinShares đã lưu ý rằng, “đỉnh tăng trưởng hashrate thường xảy ra khoảng bốn tháng trước halving, có thể là do cơn sốt Bitcoin”, điều này cho thấy tâm lý tích cực.
CoinShares không đưa ra dự đoán nào về giá trong báo cáo của mình, thay vào đó, báo cáo chỉ đề cập đến logic kinh tế xung quanh cú sốc nguồn cung Bitcoin. Điều này khiến cho việc khai thác BTC sẽ trở nên cạnh tranh hơn sau sự kiện halving, loại trừ những công ty khai thác kém hiệu quả nhất.
Mặc dù Bitcoin đã trở nên hiệu quả hơn 90% kể từ lần halving gần đây nhất, nhưng hashrate (đại diện cho lượng sức mạnh tính toán dành cho bảo mật mạng lưới) và cấu trúc chi phí vẫn không ngừng tăng lên.
Trên thực tế, độ khó khai thác Bitcoin hiện tại đang ở mức cao nhất trong lịch sử, với sức mạnh tính toán tăng hơn 100% vào năm 2023. CoinShares dự đoán rằng, các số liệu này sẽ giảm sau khi halving diễn ra với “cuộc di cư của thợ đào”.
Công ty cũng cho biết “chi phí sản xuất trung bình cho mỗi BTC” có thể dao động bên dưới $ 38.000 sau halving. Mối tương quan phức tạp giữa chi phí phần cứng, điện năng tiệu thụ, độ khó, cơ cấu chi phí sẽ xác định xem thợ đào đang có lợi nhuận hay thua lỗ và đó là cơ sở để xem liệu bao nhiêu thợ đào sẽ còn tiếp tục hoạt động trên mạng lưới.
Nếu giá Bitcoin vẫn ở mức quanh $ 40.000 thì điều đó thực sự có thể khiến lợi nhuận của thợ đào thấp hơn.
CoinShares cũng tiết lộ rằng, thợ đào thường là những người bán Bitcoin nhiều nhất, nên lợi nhuận giảm cũng có thể tạo ra áp lực bán từ nhóm này.
Một số người lại không đồng ý với quan điểm này và coi halving là chất xúc tác tích cực tiềm năng khác cho giá Bitcoin. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là, mọi người tham gia thị trường đều có động cơ riêng. Thế nhưng, gần như đảm bảo rằng, halving sẽ là sự kiện “cường điệu hóa” tiếp theo cho mạng lưới Bitcoin trong thời gian tới.
Credit: Việt Cường Theo CoinDesk
Các quỹ Bitcoin ETF đã có khởi đầu khá tốt và nhưng lại không đạt được kỳ vọng, điều này cho thấy thị trường hiện được thúc đẩy bởi sự cường điệu.
Ba quỹ Bitcoin ETF hàng đầu đã chứng kiến dòng vốn vào trị giá hơn nửa tỷ USD (không tính quỹ 22 tỷ USD của Grayscale, được chuyển đổi từ quỹ tín thác GBTC, chứng kiến dòng vốn chảy ra khá lớn), biểu thị nhu cầu tiềm năng của khách hàng trên thị trường truyền thống đối với Bitcoin (BTC).
Nhiều nhà phân tích và trader hiện đang hy vọng sự kiện Bitcoin halving sắp tới, khi tỷ lệ bitcoin mới được phát hành cho trình xác thực mạng lưới (hay thợ đào) bị giảm, có thể là chất xúc tác tăng giá tiếp theo cho BTC.
Có một cuộc tranh luận kéo dài về việc liệu những sự kiện được kích hoạt định kỳ 4 năm một lần này có được “định giá” hay không.
Sự chấp thuận của quỹ Bitcoin ETF vào tuần trước có thể là dấu hiệu về những gì sẽ xảy ra trong chu kỳ cường điệu Bitcoin tiếp theo. Việc niêm yết 11 quỹ Bitcoin mới là thời điểm để bán ra, và kể từ đó, giá đã giảm khoảng 12% xuống quanh $ 42.500 vào thời điểm hiện tại.
Vẫn còn quá sớm để nói liệu các quỹ Bitcoin có thu hút được nguồn vốn mới trị giá hàng tỷ USD và các nhà đầu tư mới hay không, điều này sẽ còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế đối với Bitcoin.
Dựa trên những gì từng xảy ra trong quá khứ, Bitcoin halving được xem là sự kiện và chất xúc tác tăng giá mạnh mẽ cho tài sản hàng đầu. Chẳng hạn, 6 tháng sau đợt halving lần thứ hai của mạng lưới vào năm 2016 (khi lượng BTC mới trên mỗi khối giảm từ 25 xuống 12,5), Bitcoin lần đầu tiên vượt qua ngưỡng $ 1.000. Một đợt tăng giá tương tự đã xảy ra vào năm 2020, khi Bitcoin thiết lập mức ATH.
Nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy rằng, những lần tăng giá này có liên quan trực tiếp đến sự kiện halving, ngoài tâm lý lạc quan và tần suất đưa tin của các phương tiện truyền thông tăng vọt.
Trong “Báo cáo khai thác” mới nhất của mình, CoinShares đã lưu ý rằng, “đỉnh tăng trưởng hashrate thường xảy ra khoảng bốn tháng trước halving, có thể là do cơn sốt Bitcoin”, điều này cho thấy tâm lý tích cực.
CoinShares không đưa ra dự đoán nào về giá trong báo cáo của mình, thay vào đó, báo cáo chỉ đề cập đến logic kinh tế xung quanh cú sốc nguồn cung Bitcoin. Điều này khiến cho việc khai thác BTC sẽ trở nên cạnh tranh hơn sau sự kiện halving, loại trừ những công ty khai thác kém hiệu quả nhất.
Mặc dù Bitcoin đã trở nên hiệu quả hơn 90% kể từ lần halving gần đây nhất, nhưng hashrate (đại diện cho lượng sức mạnh tính toán dành cho bảo mật mạng lưới) và cấu trúc chi phí vẫn không ngừng tăng lên.
Trên thực tế, độ khó khai thác Bitcoin hiện tại đang ở mức cao nhất trong lịch sử, với sức mạnh tính toán tăng hơn 100% vào năm 2023. CoinShares dự đoán rằng, các số liệu này sẽ giảm sau khi halving diễn ra với “cuộc di cư của thợ đào”.
Công ty cũng cho biết “chi phí sản xuất trung bình cho mỗi BTC” có thể dao động bên dưới $ 38.000 sau halving. Mối tương quan phức tạp giữa chi phí phần cứng, điện năng tiệu thụ, độ khó, cơ cấu chi phí sẽ xác định xem thợ đào đang có lợi nhuận hay thua lỗ và đó là cơ sở để xem liệu bao nhiêu thợ đào sẽ còn tiếp tục hoạt động trên mạng lưới.
Nếu giá Bitcoin vẫn ở mức quanh $ 40.000 thì điều đó thực sự có thể khiến lợi nhuận của thợ đào thấp hơn.
CoinShares cũng tiết lộ rằng, thợ đào thường là những người bán Bitcoin nhiều nhất, nên lợi nhuận giảm cũng có thể tạo ra áp lực bán từ nhóm này.
Một số người lại không đồng ý với quan điểm này và coi halving là chất xúc tác tích cực tiềm năng khác cho giá Bitcoin. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là, mọi người tham gia thị trường đều có động cơ riêng. Thế nhưng, gần như đảm bảo rằng, halving sẽ là sự kiện “cường điệu hóa” tiếp theo cho mạng lưới Bitcoin trong thời gian tới.
Credit: Việt Cường Theo CoinDesk