Bản dự thảo hướng dẫn đóng thuế năm 2022 của Mỹ đã mở rộng phạm trù đóng thuế sang “tài sản kỹ thuật số”, tức thừa nhận NFT.
Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) trong tuần này đã có động thái hồi đáp, làm rõ một thắc mắc của các nhà đầu tư tiền mã hóa về cách nộp thuế đối với NFT.
Bộ phận thuế của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã cập nhật bản dự thảo hướng dẫn cho năm 2022, trong đó thì thuật ngữ “tiền kỹ thuật số” trong mẫu đơn 1040 đã được đổi thành “tài sản kỹ thuật số”. Đây được xem là một công nhận rõ ràng cho sự bao gồm của tài sản NFT.
Theo bản dự thảo, “tài sản kỹ thuật số” ám chỉ bất kỳ tài sản nào có giá trị được ghi lại trên sổ cái phân tán, được bảo mật bằng mật mã hay bất kỳ công nghệ tương tự. Dự thảo cũng lấy ví dụ cụ thể tài sản kỹ thuật số bao gồm các non-fungible tokens (NFT), các loại tiền mã hóa và stablecoin.
Một năm trước, ở mục “tiền kỹ thuật số” trong bản hướng dẫn nộp thuế của Hoa Kỳ là một định nghĩa hẹp hơn, nó đơn giản chỉ quy định các tài sản “có chức năng như một đơn vị tài chính, một vật lưu trữ giá trị hay một phương tiện trao đổi”.
Dù vậy, bản hướng dẫn sau cùng về cách nộp thuế vẫn chưa được phát hành, do đó các quy định ở phần mục tài sản điện tử vẫn có thể được điều chỉnh trước khi được áp dụng.
Tài liệu mới nhất cho biết vào năm 2022, các nhà đầu tư tiền mã hóa sẽ phải tính toán và báo cáo thu nhập chịu thuế nếu “sở hữu bất kỳ tài sản kỹ thuật số như một tài sản vốn, thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi, quà tặng hay chuyển nhượng.”
Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) trong tuần này đã có động thái hồi đáp, làm rõ một thắc mắc của các nhà đầu tư tiền mã hóa về cách nộp thuế đối với NFT.
Bộ phận thuế của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã cập nhật bản dự thảo hướng dẫn cho năm 2022, trong đó thì thuật ngữ “tiền kỹ thuật số” trong mẫu đơn 1040 đã được đổi thành “tài sản kỹ thuật số”. Đây được xem là một công nhận rõ ràng cho sự bao gồm của tài sản NFT.
Theo bản dự thảo, “tài sản kỹ thuật số” ám chỉ bất kỳ tài sản nào có giá trị được ghi lại trên sổ cái phân tán, được bảo mật bằng mật mã hay bất kỳ công nghệ tương tự. Dự thảo cũng lấy ví dụ cụ thể tài sản kỹ thuật số bao gồm các non-fungible tokens (NFT), các loại tiền mã hóa và stablecoin.
Một năm trước, ở mục “tiền kỹ thuật số” trong bản hướng dẫn nộp thuế của Hoa Kỳ là một định nghĩa hẹp hơn, nó đơn giản chỉ quy định các tài sản “có chức năng như một đơn vị tài chính, một vật lưu trữ giá trị hay một phương tiện trao đổi”.
Dù vậy, bản hướng dẫn sau cùng về cách nộp thuế vẫn chưa được phát hành, do đó các quy định ở phần mục tài sản điện tử vẫn có thể được điều chỉnh trước khi được áp dụng.
Tài liệu mới nhất cho biết vào năm 2022, các nhà đầu tư tiền mã hóa sẽ phải tính toán và báo cáo thu nhập chịu thuế nếu “sở hữu bất kỳ tài sản kỹ thuật số như một tài sản vốn, thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi, quà tặng hay chuyển nhượng.”