Một loạt đề xuất mới từ Ngân hàng Trung ương Singapore đã đánh dấu bước ngoặt ‘thay đổi thời cuộc’ lên ngành tiền mã hoá tại quốc gia từng được xem ‘trung tâm blockchain’ toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương Singapore cho biết họ rất quan ngại khi có nhiều nhà đầu tư “chưa có đủ kiến thức về rủi ro khi giao dịch” tiền mã hoá, điều này có thể dẫn đến mức độ “chấp nhận rủi ro cao hơn mức họ có thể chịu đựng.”
Coin68 tóm tắt một số đề xuất mới được đưa ra bởi Ngân hàng Trung ương Singapore như sau:
Thực tế, một số sàn giao dịch tiền mã hoá phổ biến đã có các hình thức đánh giá về kiến thức tiền mã hoá của nhà đầu tư nhỏ lẻ, thông qua bảng câu hỏi trước khi được phép tham gia giao dịch. Nhưng ngân hàng cho rằng, các sàn cũng nên tiết lộ lợi ích tài chính thực sự đối với các token mà sàn cung cấp cho nhà đầu tư.
Các đề xuất mới này được công khai nhằm tham khảo ý kiến cộng đồng cho đến ngày 21/12. Ngoài ra còn có đề xuất rằng các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hoá không nên sử dụng các chiêu trò ‘kích thích’ giao dịch như tặng token miễn phí hay các loại quà tặng khác. Thậm chí, còn có đề xuất quảng cáo bởi người nổi tiếng trong ngành này cũng sẽ bị cấm.
Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương cũng có đề xuất khắt khe hơn đối với stablecoin khi yêu cầu nhà phát hành phải tiết lộ đầy đủ thông tin về token và số tài sản dự trữ bằng tiền mặt, tương đương tiền mặt hoặc chứng khoán nợ ‘tương đương 100% mệnh giá của stablecoin’ ở tại mọi thời điểm. Theo đó, chứng khoán nợ phải được phát hành bởi ngân hàng trung ương của đơn vị tiền tệ cố định hoặc các tổ chức có tính chất chính phủ và quốc tế với xếp hạng tín dụng ít nhất là AA-.
Các đề xuất trên đánh dấu một sự thay đổi lớn trong lập trường của Singapore về tiền mã hoá. Từng là trung tâm tiền mã hoá toàn cầu được ưa thích về các chính sách của mình, các nhà chức trách Singapore đã thể hiện quan điểm cứng rắn hơn về tài sản kỹ thuật số sau sự sụp đổ của một loạt tên tuổi lớn như stablecoin UST của Terraform Labs và token gốc LUNA, hay thông tin vỡ nợ của quỹ đầu cơ Three Arrows Capital.
Ngân hàng Trung ương Singapore cho biết họ rất quan ngại khi có nhiều nhà đầu tư “chưa có đủ kiến thức về rủi ro khi giao dịch” tiền mã hoá, điều này có thể dẫn đến mức độ “chấp nhận rủi ro cao hơn mức họ có thể chịu đựng.”
Coin68 tóm tắt một số đề xuất mới được đưa ra bởi Ngân hàng Trung ương Singapore như sau:
- Các công ty tiền mã hoá tại Singapore không được phép cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ vay vốn;
- Các sàn giao dịch phải có các hình thức đánh giá mức độ hiểu biết rủi ro của nhà đầu tư trước khi cho phép giao dịch, cùng với đó là tiết lộ lợi ích tài chính thực sự với token mà sàn cung cấp cho nhà đầu tư;
- Các nhà cung cấp dịch vụ crypto không được kích thích người dùng giao dịch thông qua voucher token miễn phí hay thể loại các loại quà tặng khác;
- Quảng cáo từ người nổi tiếng trong ngành này sẽ bị cấm;
- Stablecoin trước khi được lưu hành phải cung cấp đủ thông tin về tài sản dự trữ.
Thực tế, một số sàn giao dịch tiền mã hoá phổ biến đã có các hình thức đánh giá về kiến thức tiền mã hoá của nhà đầu tư nhỏ lẻ, thông qua bảng câu hỏi trước khi được phép tham gia giao dịch. Nhưng ngân hàng cho rằng, các sàn cũng nên tiết lộ lợi ích tài chính thực sự đối với các token mà sàn cung cấp cho nhà đầu tư.
Các đề xuất mới này được công khai nhằm tham khảo ý kiến cộng đồng cho đến ngày 21/12. Ngoài ra còn có đề xuất rằng các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hoá không nên sử dụng các chiêu trò ‘kích thích’ giao dịch như tặng token miễn phí hay các loại quà tặng khác. Thậm chí, còn có đề xuất quảng cáo bởi người nổi tiếng trong ngành này cũng sẽ bị cấm.
Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương cũng có đề xuất khắt khe hơn đối với stablecoin khi yêu cầu nhà phát hành phải tiết lộ đầy đủ thông tin về token và số tài sản dự trữ bằng tiền mặt, tương đương tiền mặt hoặc chứng khoán nợ ‘tương đương 100% mệnh giá của stablecoin’ ở tại mọi thời điểm. Theo đó, chứng khoán nợ phải được phát hành bởi ngân hàng trung ương của đơn vị tiền tệ cố định hoặc các tổ chức có tính chất chính phủ và quốc tế với xếp hạng tín dụng ít nhất là AA-.
Các đề xuất trên đánh dấu một sự thay đổi lớn trong lập trường của Singapore về tiền mã hoá. Từng là trung tâm tiền mã hoá toàn cầu được ưa thích về các chính sách của mình, các nhà chức trách Singapore đã thể hiện quan điểm cứng rắn hơn về tài sản kỹ thuật số sau sự sụp đổ của một loạt tên tuổi lớn như stablecoin UST của Terraform Labs và token gốc LUNA, hay thông tin vỡ nợ của quỹ đầu cơ Three Arrows Capital.