Rút thảm - trò lừa tỷ USD trong giới tiền số

Brian Nguyen, nhà đầu tại Hong Kong, đã bỏ ra 470.000 USD để tham gia một dự án tiền điện tử theo kiểu "mua trước, tìm hiểu sau".

Rút thảm (rug pull) là thuật ngữ phổ biến năm nay, nói về việc một nhóm phát triển tiền số nào đó từ bỏ dự án đột ngột và mang theo tất cả số tiền có được của nhà đầu tư. Chainalysis thống kê hình thức lừa đảo này khiến nhà đầu tư mất số tiền tổng cộng gần 3 tỷ USD trong năm 2021.

Brian Nguyen chính là nạn nhân điển hình của rug pull. Cuối tháng 10, anh chi gần nửa triệu USD mua mã AnubisDAO. Anh thừa nhận đã đăng ký theo kiểu cứ mua trước rồi sẽ nghiên cứu sau - tâm lý phổ biến trong giới đầu tư tiền số.

Screen-Shot-2021-12-27-at-01-2-2546-4402-1640543330[1].png

Ngày càng nhiều các dự án tiền số lừa đảo xuất hiện nhắm vào các nhà đầu tư. Ảnh: Cointelegraph​

Nguyen giải thích trên CoinTelegraph, anh bị thu hút khi thấy AnubisDAO được quảng cáo rầm rộ trên Twitter, cũng như được chuyên gia nổi tiếng là Sisyphus ủng hộ. Anh thậm chí không để ý việc dự án không có website hay sách trắng và tất cả các nhà phát triển đều sử dụng biệt danh.

Số tiền mà anh đầu tư đã biến mất sau đó. "Thực sự đau đớn", Nguyen nói. Anh không phải người duy nhất mất tiền cho AnubisDAO. Trên kênh Discord, dự án này huy động được hơn 13.256 ETH, tương đương 54 triệu USD, chỉ sau một đêm trước khi biến mất. Đây được xem là vụ lừa đảo rug pull lớn thứ hai năm nay. Vụ lớn nhất liên quan đến sàn Thodex (Thổ Nhĩ Kỳ), khi đội ngũ đứng sau đã "ôm" toàn bộ 2 tỷ USD của nhà đầu tư và bỏ trốn hồi đầu năm.

Trong khi AnubisDAO thể hiện khả năng "rút thảm" ở quy mô lớn, các trường hợp lừa đảo tương tự nhưng nhỏ hơn đang xảy ra gần như hàng ngày. Đầu tháng 11, Bernard, nhà đầu tư tiền số ở Thượng Hải, mất khoản tiền tiết kiệm 28.000 USD vì đầu tư vào Squid - tiền số dựa theo loạt phim ăn khách Squid Game.

Theo lời kể của Bernard với CNBC, ông đã "mua vội" token Squid mà không tìm hiểu kỹ dự án. Sau khi mua, ông mới biết token này bị nhóm phát triển sử dụng cơ chế "chống xả hàng", tức chỉ được phép mua vào và giới hạn bán ra. Sau khi tăng lên 2.860 USD mỗi đồng, giá Squid đã lập tức "dựng cột đỏ", tuột về 0, khiến những người như Bernard gần như mất trắng tiền đầu tư.

Không chỉ tiền số, NFT cũng đang trở thành môi trường mới để các vụ lừa đảo rug pull hoành hành. Chẳng hạn, ngày 28/10, một nhóm mạo danh ban tổ chức Miss Universe đã tạo ra các NFT về hoa hậu, thu hút đầu tư nhưng sau đó ôm toàn bộ số tiền bỏ trốn.

Theo báo cáo của Chainalysis về tội phạm tiền điện tử năm 2021, số tiền bị đánh cắp năm nay tương đương hơn 7,7 tỷ USD, tăng 81% so với năm 2020. Riêng hình thức rug pull chiếm 2,8 tỷ USD.

"Rug pull nổi lên như một trò lừa trong hệ sinh thái DeFi, chiếm 37% trong tổng thiệt hại liên quan đến tiền điện tử năm 2021. Con số này tăng mạnh so với chỉ 1% năm 2020", Kim Grauer, đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Chainalysis, nói với Cointelegraph.

Cũng theo Grauer, rug pull sẽ trở thành hình thức lừa đảo hàng đầu trong lĩnh vực tiền số thời gian tới. Theo bà, việc dễ dàng tạo ra token mới trên blockchain Ethereum và niêm yết trên các sàn phi tập trung (DEX) là kẽ hở để các nhóm tìm cách khai thác.

"Việc tạo mới cũng như kiểm tra các token không bắt buộc và không bị kiểm soát, do đó các vụ lừa đảo ở các quy mô khác nhau vẫn sẽ diễn ra", Grauer nhận định. "Những nhà đầu tư mới sẽ là mục tiêu hàng đầu, bởi họ chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này".

Eva Crouwel, người phụ trách mảng tội phạm tài chính của sàn giao dịch tiền số Luno, cho rằng người dùng nên cẩn thận trước các dự án thiếu minh bạch, nhất là không có thông tin đội ngũ phát triển rõ ràng, website sơ sài, không có sách trắng hay lộ trình phát triển chi tiết. Bên cạnh đó, không nên thêm các token lạ, đọc kỹ các quyền trước khi cho truy cập ví để tránh bị mất tiền.

"Hãy bắt đầu với việc thẩm định càng nhiều, càng kỹ càng tốt. Nên xem kỹ hồ sơ mạng xã hội của nhóm phát triển, công ty, hợp đồng thông minh và chú ý các nhận xét của người dùng trước trên trang phản hồi. Bên cạnh đó, có thể xem độ uy tín của từng thành viên trong nhóm dự án trong cộng đồng tiền điện tử trước khi quyết định đầu tư", Crouwel khuyên. Chuyên gia này cũng cho rằng, người dùng không nên đầu tư số tiền quá nhiều và xác định mất chúng nếu xảy ra sự cố.

Theo vnexpress​
 
Món này khó nói ai khôn ngoan khi đầu từ theo dạng HYIP, rui ro nhiều thì muốn kiếm lợi nhuận nhiều thôi. Tớ chỉ 'rút thảm' thiết với mấy cái TK Bây bồ mà chưa xong!
 
Brian Nguyen, nhà đầu tại Hong Kong, đã bỏ ra 470.000 USD để tham gia một dự án tiền điện tử theo kiểu "mua trước, tìm hiểu sau".

Rút thảm (rug pull) là thuật ngữ phổ biến năm nay, nói về việc một nhóm phát triển tiền số nào đó từ bỏ dự án đột ngột và mang theo tất cả số tiền có được của nhà đầu tư. Chainalysis thống kê hình thức lừa đảo này khiến nhà đầu tư mất số tiền tổng cộng gần 3 tỷ USD trong năm 2021.

Brian Nguyen chính là nạn nhân điển hình của rug pull. Cuối tháng 10, anh chi gần nửa triệu USD mua mã AnubisDAO. Anh thừa nhận đã đăng ký theo kiểu cứ mua trước rồi sẽ nghiên cứu sau - tâm lý phổ biến trong giới đầu tư tiền số.

View attachment 191958
Ngày càng nhiều các dự án tiền số lừa đảo xuất hiện nhắm vào các nhà đầu tư. Ảnh: Cointelegraph​

Nguyen giải thích trên CoinTelegraph, anh bị thu hút khi thấy AnubisDAO được quảng cáo rầm rộ trên Twitter, cũng như được chuyên gia nổi tiếng là Sisyphus ủng hộ. Anh thậm chí không để ý việc dự án không có website hay sách trắng và tất cả các nhà phát triển đều sử dụng biệt danh.

Số tiền mà anh đầu tư đã biến mất sau đó. "Thực sự đau đớn", Nguyen nói. Anh không phải người duy nhất mất tiền cho AnubisDAO. Trên kênh Discord, dự án này huy động được hơn 13.256 ETH, tương đương 54 triệu USD, chỉ sau một đêm trước khi biến mất. Đây được xem là vụ lừa đảo rug pull lớn thứ hai năm nay. Vụ lớn nhất liên quan đến sàn Thodex (Thổ Nhĩ Kỳ), khi đội ngũ đứng sau đã "ôm" toàn bộ 2 tỷ USD của nhà đầu tư và bỏ trốn hồi đầu năm.

Trong khi AnubisDAO thể hiện khả năng "rút thảm" ở quy mô lớn, các trường hợp lừa đảo tương tự nhưng nhỏ hơn đang xảy ra gần như hàng ngày. Đầu tháng 11, Bernard, nhà đầu tư tiền số ở Thượng Hải, mất khoản tiền tiết kiệm 28.000 USD vì đầu tư vào Squid - tiền số dựa theo loạt phim ăn khách Squid Game.

Theo lời kể của Bernard với CNBC, ông đã "mua vội" token Squid mà không tìm hiểu kỹ dự án. Sau khi mua, ông mới biết token này bị nhóm phát triển sử dụng cơ chế "chống xả hàng", tức chỉ được phép mua vào và giới hạn bán ra. Sau khi tăng lên 2.860 USD mỗi đồng, giá Squid đã lập tức "dựng cột đỏ", tuột về 0, khiến những người như Bernard gần như mất trắng tiền đầu tư.

Không chỉ tiền số, NFT cũng đang trở thành môi trường mới để các vụ lừa đảo rug pull hoành hành. Chẳng hạn, ngày 28/10, một nhóm mạo danh ban tổ chức Miss Universe đã tạo ra các NFT về hoa hậu, thu hút đầu tư nhưng sau đó ôm toàn bộ số tiền bỏ trốn.

Theo báo cáo của Chainalysis về tội phạm tiền điện tử năm 2021, số tiền bị đánh cắp năm nay tương đương hơn 7,7 tỷ USD, tăng 81% so với năm 2020. Riêng hình thức rug pull chiếm 2,8 tỷ USD.

"Rug pull nổi lên như một trò lừa trong hệ sinh thái DeFi, chiếm 37% trong tổng thiệt hại liên quan đến tiền điện tử năm 2021. Con số này tăng mạnh so với chỉ 1% năm 2020", Kim Grauer, đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Chainalysis, nói với Cointelegraph.

Cũng theo Grauer, rug pull sẽ trở thành hình thức lừa đảo hàng đầu trong lĩnh vực tiền số thời gian tới. Theo bà, việc dễ dàng tạo ra token mới trên blockchain Ethereum và niêm yết trên các sàn phi tập trung (DEX) là kẽ hở để các nhóm tìm cách khai thác.

"Việc tạo mới cũng như kiểm tra các token không bắt buộc và không bị kiểm soát, do đó các vụ lừa đảo ở các quy mô khác nhau vẫn sẽ diễn ra", Grauer nhận định. "Những nhà đầu tư mới sẽ là mục tiêu hàng đầu, bởi họ chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này".

Eva Crouwel, người phụ trách mảng tội phạm tài chính của sàn giao dịch tiền số Luno, cho rằng người dùng nên cẩn thận trước các dự án thiếu minh bạch, nhất là không có thông tin đội ngũ phát triển rõ ràng, website sơ sài, không có sách trắng hay lộ trình phát triển chi tiết. Bên cạnh đó, không nên thêm các token lạ, đọc kỹ các quyền trước khi cho truy cập ví để tránh bị mất tiền.

"Hãy bắt đầu với việc thẩm định càng nhiều, càng kỹ càng tốt. Nên xem kỹ hồ sơ mạng xã hội của nhóm phát triển, công ty, hợp đồng thông minh và chú ý các nhận xét của người dùng trước trên trang phản hồi. Bên cạnh đó, có thể xem độ uy tín của từng thành viên trong nhóm dự án trong cộng đồng tiền điện tử trước khi quyết định đầu tư", Crouwel khuyên. Chuyên gia này cũng cho rằng, người dùng không nên đầu tư số tiền quá nhiều và xác định mất chúng nếu xảy ra sự cố.

Theo vnexpress​
 
Chơi xổ số thì chấp nhận thôi. Tâm lý mua 1 ăn 10, ăn 100 thì xác định mất coi như là cái bánh mì bị rơi xuống rãnh.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
418,512
Messages
7,072,610
Members
170,611
Latest member
NamNguyen9993

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom