Ask Phân biệt tài sản - tiêu sản là gì? Bí quyết chi tiêu thật “xịn” bạn cần biết

Thehung1911

Newbie
Joined
Oct 1, 2022
Messages
25
Reactions
5
MR
0.616
Tài sản và tiêu sản là những khái niệm quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Đọc ngay bài viết bên dưới để phân biệt tài sản - tiêu sản là gì và bí quyết quản lý chi tiêu hiệu quả.

I. Khái niệm tài sản và tiêu sản

Hai khái niệm tài sản và tiêu sản từng được nhắc đến trong cuốn sách best-seller “Cha nghèo cha giàu” của Robert Kiyosaki, cụ thể như sau:

a, Tài sản

Đây là những gì bạn bỏ tiền để sở hữu và giá trị tăng dần trong tương lai. Tài sản mang lại thu nhập cho người chủ sở hữu cao hơn so với chi phí bỏ ra ban đầu.

Ví dụ về tài sản:

+ Đối với các sản phẩm tài chính thì cổ phiếu, trái phiếu là những tài sản có thể gia tăng giá trị sau một khoảng thời gian. Nếu bạn sở hữu cổ phiếu có chia cổ tức thì còn có thể nhận được thu nhập thụ động. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư sẽ đi kèm rủi ro, theo đó, nếu đầu tư thời gian ngắn khi thị trường xuống, cổ phiếu của bạn có thể mất giá. Do đó, bạn cần xác định chiến lược phù hợp về thời gian nắm giữ để đạt lợi nhuận kỳ vọng.

+ Nhà đất là kênh sinh lời hiệu quả. Bạn có mua nhà và đất với giá trị thấp, và sau khoảng vài năm, giá trị của những tài sản này sẽ tăng lên do nhu cầu ngày càng cao về bất động sản.

+ Kinh doanh quán ăn và sở hữu chuỗi cửa hàng có thể nhượng quyền là tài sản đáng mơ ước vì gia tăng thu nhập đều đặn và tăng trưởng.

11.png

b, Tiêu sản

Ngược lại, tiêu sản cũng là những thứ bạn bỏ tiền ra để sở hữu nhưng giá trị của chúng sẽ giảm dần theo thời gian. Thậm chí trong quá trình sử dụng, bạn còn phải bỏ thêm chi phí để duy trì, cải tạo sửa chữa, tân trang. Tiêu sản có thể mang lại thu nhập cho bạn nhưng xét về giá trị qua thời gian thì giảm hơn so với chi phí bỏ ra ban đầu.

Ví dụ về tiêu sản:

+ Điện thoại hoặc máy tính thiết bị là tiêu sản vì giá trị giảm dần theo thời gian. Trong quá trình sử dụng, bạn còn phải chi trả các chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì.

+ Xe máy, ô tô là tiêu sản. Ngay khi rời bánh khỏi cửa hàng, giá chiếc xe đã giảm so với giá mua.

+ Nợ tín dụng cũng được xem là một dạng tiêu sản vì bạn phải trích một khoản hàng tháng để trả lãi suất.

c, Phân biệt tài sản và tiêu sản

Qua định nghĩa và ví dụ ở trên, bạn đã hiểu rõ hai khái niệm quan trọng này. Điểm giống nhau giữa tài sản và tiêu sản là đều cần bỏ tiền ra để sở hữu.

Điểm khác biệt lớn nhất chính là giá trị trong tương lai. Trong khi tài sản sẽ tăng dần lên khi thời gian sở hữu càng lâu thì tiêu sản lại giảm dần. Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng và mục tiêu tài chính, bạn cần phân bổ tài sản hợp lý, không vì mong muốn nhất thời để chỉ sở hữu tiêu sản mà bỏ qua những kênh đầu tư để tích lũy tài sản dài hạn.

II. Có nên mua tiêu sản hay không?

Tác giả Robert Kiyosaki từng chia sẻ trong cuốn sách nổi tiếng của ông: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí”. Như vậy, ngay cả cách chi tiêu cũng phần nào thể hiện mức độ sở hữu về tài sản và quan điểm về giá trị sở hữu của những tầng lớp khác nhau:

Người giàu có xu hướng gia tăng tài sản liên tục. Họ tập trung vào đầu tư, sở hữu bất động sản và chi tiêu vào những gì có thể gia tăng giá trị trong tương lai.

12.png

Tầng lớp trung lưu sẽ tập trung vào những nhà cửa, xe cộ, mua sắm để phục vụ nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn. Ngoại trừ mua nhà để cho thuê lại hoặc mua bán để hưởng chênh lệch thì phần lớn những món đồ này là tiêu sản vì giá trị giảm dần.

Còn người nghèo, họ chật vật với những khoản chi phí hàng tháng, không chú trọng vào việc tích lũy và tiết kiệm trong tương lai.

Việc phân chia như trên không chỉ dựa vào lượng tài sản mà họ nắm giữ mà còn có thể hiểu ngầm là tư duy về tiền bạc của các tầng lớp. Ngay cả những người có tiền bạc nhưng chỉ nghĩ đến lợi ích ngắn hạn, chi tiêu vào xa xỉ phẩm mà không quan tâm tích lũy thì của cải cũng sẽ tiêu hao. Còn nếu bạn chưa dư dả về mặt tài chính nhưng có ý thức phân bổ chi tiêu và đầu tư hợp lý thì về lâu dài, bạn sẽ sở hữu lượng tài sản đáng kể.

Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết “thắt lưng buộc bụng” mà không chi tiêu gì cả. Quan trọng là những món đồ khi mua sắm thực sự phục vụ cho nhu cầu phát triển, học tập, làm việc, đi lại, kinh doanh thì đó cũng là những khoản chi cần thiết.

Việc nhận thức những khoản chi tiêu sẽ giúp bạn nhận diện những thứ “cần” và “muốn”, từ đó lên kế hoạch cho những mục tiêu quan trọng nhưng chưa gấp gáp.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hai khái niệm tài sản và tiêu sản là gì để phân bổ chi tiêu hợp lý, đạt những mục tiêu tài chính trong ngắn hạn và dài hạn.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về các kênh đầu tư hoặc nhận tư vấn miễn phí về đầu tư, liên hệ tại đây.
 
Bitcoin là tài sản hay tiêu sản ta :D
 
Bitcoin là tài sản hay tiêu sản ta :D
có 2 loại anh ạ, 1 loại ôm từ 69k là tiêu sản, loại kia ôm từ 3k thì lại là tài sản :D
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
417,473
Messages
7,059,212
Members
169,803
Latest member
HFMVietnam

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom