Ngày 31/12, Công an thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương công bố với một số báo rằng đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra vụ “buôn lậu 9,1 m3 gỗ trắc” của Cty CP Đại Nam (?).
Kim điện trong khu du lịch Đại Nam có vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng với nhiều kiến trúc dát vàng 24K và gỗ quý. Theo ông Dũng, nguồn gốc 9,1m3 gỗ trắc bị nghi buôn lậu là số gỗ "đầu thừa, đuôi thẹo" trong quá trình xây dựng khu du lịch Đại Nam.
Ngày 2.10.2014, Công an thị xã Thuận An tạm giữ một xe vận chuyển 9,1 m3 gỗ trắc, do lái xe chưa cung cấp đủ hồ sơ vận chuyển số gỗ trên. Sau đó, Cty CP Đại Nam đã cung cấp toàn bộ hồ sơ và giải trình với Công an thị xã Thuận An về nguồn gốc số gỗ trên là gỗ “đầu thừa, đuôi thẹo” còn tồn trong kho Cty Đại Nam suốt nhiều năm qua, sau khi Cty sử dụng gỗ để xây dựng Khu du lịch Đại Nam.
Gần đây, nhân viên Cty đề xuất thanh lý số gỗ thừa trên, mới làm hợp đồng xuất bán cho Cty thương mại Đại Phú (Bắc Ninh). Việc mua bán này có hóa đơn chứng từ hợp pháp, trị giá 9,1 m3 tương đương 500 triệu đồng. Tuy nhiên, quá trình chở gỗ về Bắc Ninh, số gỗ trên bị giữ. Theo giải trình của Cty Đại Nam, trước đây, vào năm 2010, Cty Đại Nam có mua gỗ của Cty Hoàng Gia Cát Tường để phục vụ cho việc xây dựng; trong đó, có 391,5 m3 gỗ trắc xẻ nhập khẩu. Việc mua bán đều có hợp đồng, hóa đơn và chứng từ hợp pháp.
Về nguồn gốc số gỗ trắc, Cty Hoàng Gia Cát Tường mua từ nhiều đơn vị, từ nhiều năm trước đây. Toàn bộ gỗ có nguồn gốc từ nhập khẩu, có giấy tờ hợp pháp. Cty đã tuyển chọn số gỗ tốt, gỗ lớn trong nhiều lô gỗ của các đơn vị bán để mang lên xây dựng cho Đại Nam. Quá trình xây dựng, còn tồn 9.1 m3 gỗ xẻ trắc, Cty không có nhu cầu sử dụng nữa, nên ký hợp đồng xuất bán cho Cty Đại Phú để thu hồi vốn.\
Sự vụ xảy ra từ ngày 2.10.2014, Công an Thuận An và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã xác minh từ Cty Đại Nam, trở ngược về Cty Hoàng Gia Cát Tường. Kế đó, lên tận cửa khẩu Đồng Tháp tìm hiểu. Cty Đại Nam cung cấp hàng loạt giấy tờ minh chứng nguồn gốc 9,1 m3 gỗ trắc. Cụ thể: Toàn bộ 9,1 m3 gỗ trắc Cty Hoàng Gia Cát Tường đã mua từ năm 2003 – 2004, từ các Cty Đăng Khoa, Hợp Lực và Hoàng Gia Định. Kèm theo là các tờ khai hải quan nhập khẩu gỗ, hóa đơn giá trị gia tăng,...
Và cuối cùng, Cty Đại Nam mua gỗ từ kho Cty Hoàng Gia Cát Tường. Suốt 2 tháng xác minh, điều tra, ngày 2.12.2014, Công an Thuận An đã lập Biên bản số 100/BB-VPHC, với nội dung “Biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Biên bản vi phạm hành chính ghi rất rõ Cty Đại Nam “vi phạm hành chính mua bán gỗ không có xác nhận của kiểm lâm, vi phạm về thủ tục hành chính trong mua bán lâm sản”.
Vi phạm này được quy định tại khoản 3, điều 24, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng… Biên bản cũng xác nhận “không cá nhân, tổ chức nào bị thiệt hại” trong sự vụ này. Sự việc chỉ có vậy.
Theo ông Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Cty Đại Nam – trả lời chúng tôi từ nước ngoài: “Tôi hết sức bất ngờ khi họ thông tin cho báo chí rằng tôi “buôn lậu” 9,1 m3 gỗ, trị giá có 500 triệu đồng (50 triệu đồng/1 m3). Tài sản của tôi hiện trị giá hàng ngàn tỷ đồng, tôi có điên mà đi “buôn lậu” có 9,1 m3 gỗ, với giá 500 triệu đồng ?”.
Được biết, trước khi diễn ra sự vụ "khởi tố" 9,1 m3 gỗ trắc này, thì các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã nhiều lần ra văn bản yêu cầu thanh tra thuế đối với Cty Đại Nam, xung quanh vụ việc mà theo chính quyền tỉnh Bình Dương, Cty Đại Nam đã "phân lô bán nền" tại khu đất ở KCN Sóng Thần 3.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Uy Dũng đã yêu cầu xin được Thanh tra Bộ Tài chính hoặc Tổng cục thuế vào thanh tra, mà không muốn để Cục thuế tỉnh Bình Dương thanh tra, vì sợ không khách quan. Cho nên suốt mấy tháng qua, cơ quan chức năng vẫn chưa vào được Cty Đại Nam để thu thập tài liệu thanh tra...
http://dantri.com.vn/su-kien/ong-huynh-uy-dung-toi-co-dien-ma-di-buon-lau-chi-91-m3-go-1015138.htm
Kim điện trong khu du lịch Đại Nam có vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng với nhiều kiến trúc dát vàng 24K và gỗ quý. Theo ông Dũng, nguồn gốc 9,1m3 gỗ trắc bị nghi buôn lậu là số gỗ "đầu thừa, đuôi thẹo" trong quá trình xây dựng khu du lịch Đại Nam.
Ngày 2.10.2014, Công an thị xã Thuận An tạm giữ một xe vận chuyển 9,1 m3 gỗ trắc, do lái xe chưa cung cấp đủ hồ sơ vận chuyển số gỗ trên. Sau đó, Cty CP Đại Nam đã cung cấp toàn bộ hồ sơ và giải trình với Công an thị xã Thuận An về nguồn gốc số gỗ trên là gỗ “đầu thừa, đuôi thẹo” còn tồn trong kho Cty Đại Nam suốt nhiều năm qua, sau khi Cty sử dụng gỗ để xây dựng Khu du lịch Đại Nam.
Gần đây, nhân viên Cty đề xuất thanh lý số gỗ thừa trên, mới làm hợp đồng xuất bán cho Cty thương mại Đại Phú (Bắc Ninh). Việc mua bán này có hóa đơn chứng từ hợp pháp, trị giá 9,1 m3 tương đương 500 triệu đồng. Tuy nhiên, quá trình chở gỗ về Bắc Ninh, số gỗ trên bị giữ. Theo giải trình của Cty Đại Nam, trước đây, vào năm 2010, Cty Đại Nam có mua gỗ của Cty Hoàng Gia Cát Tường để phục vụ cho việc xây dựng; trong đó, có 391,5 m3 gỗ trắc xẻ nhập khẩu. Việc mua bán đều có hợp đồng, hóa đơn và chứng từ hợp pháp.
Về nguồn gốc số gỗ trắc, Cty Hoàng Gia Cát Tường mua từ nhiều đơn vị, từ nhiều năm trước đây. Toàn bộ gỗ có nguồn gốc từ nhập khẩu, có giấy tờ hợp pháp. Cty đã tuyển chọn số gỗ tốt, gỗ lớn trong nhiều lô gỗ của các đơn vị bán để mang lên xây dựng cho Đại Nam. Quá trình xây dựng, còn tồn 9.1 m3 gỗ xẻ trắc, Cty không có nhu cầu sử dụng nữa, nên ký hợp đồng xuất bán cho Cty Đại Phú để thu hồi vốn.\
Sự vụ xảy ra từ ngày 2.10.2014, Công an Thuận An và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã xác minh từ Cty Đại Nam, trở ngược về Cty Hoàng Gia Cát Tường. Kế đó, lên tận cửa khẩu Đồng Tháp tìm hiểu. Cty Đại Nam cung cấp hàng loạt giấy tờ minh chứng nguồn gốc 9,1 m3 gỗ trắc. Cụ thể: Toàn bộ 9,1 m3 gỗ trắc Cty Hoàng Gia Cát Tường đã mua từ năm 2003 – 2004, từ các Cty Đăng Khoa, Hợp Lực và Hoàng Gia Định. Kèm theo là các tờ khai hải quan nhập khẩu gỗ, hóa đơn giá trị gia tăng,...
Và cuối cùng, Cty Đại Nam mua gỗ từ kho Cty Hoàng Gia Cát Tường. Suốt 2 tháng xác minh, điều tra, ngày 2.12.2014, Công an Thuận An đã lập Biên bản số 100/BB-VPHC, với nội dung “Biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Biên bản vi phạm hành chính ghi rất rõ Cty Đại Nam “vi phạm hành chính mua bán gỗ không có xác nhận của kiểm lâm, vi phạm về thủ tục hành chính trong mua bán lâm sản”.
Vi phạm này được quy định tại khoản 3, điều 24, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng… Biên bản cũng xác nhận “không cá nhân, tổ chức nào bị thiệt hại” trong sự vụ này. Sự việc chỉ có vậy.
Theo ông Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Cty Đại Nam – trả lời chúng tôi từ nước ngoài: “Tôi hết sức bất ngờ khi họ thông tin cho báo chí rằng tôi “buôn lậu” 9,1 m3 gỗ, trị giá có 500 triệu đồng (50 triệu đồng/1 m3). Tài sản của tôi hiện trị giá hàng ngàn tỷ đồng, tôi có điên mà đi “buôn lậu” có 9,1 m3 gỗ, với giá 500 triệu đồng ?”.
Được biết, trước khi diễn ra sự vụ "khởi tố" 9,1 m3 gỗ trắc này, thì các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã nhiều lần ra văn bản yêu cầu thanh tra thuế đối với Cty Đại Nam, xung quanh vụ việc mà theo chính quyền tỉnh Bình Dương, Cty Đại Nam đã "phân lô bán nền" tại khu đất ở KCN Sóng Thần 3.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Uy Dũng đã yêu cầu xin được Thanh tra Bộ Tài chính hoặc Tổng cục thuế vào thanh tra, mà không muốn để Cục thuế tỉnh Bình Dương thanh tra, vì sợ không khách quan. Cho nên suốt mấy tháng qua, cơ quan chức năng vẫn chưa vào được Cty Đại Nam để thu thập tài liệu thanh tra...
http://dantri.com.vn/su-kien/ong-huynh-uy-dung-toi-co-dien-ma-di-buon-lau-chi-91-m3-go-1015138.htm