Chiều 10/8, doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đồng loạt gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho phép tăng giá xăng 1.400 đồng/lít và 3 mặt hàng dầu dự kiến tăng 600 - 800 đồng/lít.
SaigonPetro đã gửi văn bản đăng ký các mức giá mới. Theo đó, giá xăng A92 dự kiến tăng 1.400 đồng/lít; dầu diezen 0,5S tăng 500 đồng/lít; dầu hỏa tăng 800 đồng/lít và dầu madut tăng 600 đồng/kg.
Nếu trong 3 ngày tới, Bộ Tài chính chấp thuận hoặc không hồi âm bằng văn bản, việc tăng giá như trên sẽ trở thành hiện thực. Khi đó, giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tăng từ 21.900 đồng/lít hiện nay lên 23.300 đồng/lít, tương ứng mức tăng 6,3%.
Dầu diezen sẽ tăng từ mức 20.800 đồng/lít hiện nay lên 21.500 đồng/lít, tỷ lệ tăng là 3,3%. Dầu hoả có thể tăng từ 20.650/lít hiện hành lên 21.450 đồng/lít, tương ứng tăng 3,8% và dầu madut sẽ có giá tăng từ 18.150 đồng/kg lên 19.550 đồng/kg với tỷ lệ 3,3%.
Đại diện Công ty Xăng dầu Đồng Tháp cũng cho biết, sáng nay, họ đã gửi bản đăng ký giá mới tới Bộ Tài chính. Trong đó, mức tăng giá xăng cũng là 1.400 đồng/lít. Tuy nhiên, các mặt hàng dầu có tăng cao hơn một chút với mức dự kiến điều chỉnh thêm 800 đồng/lít,kg.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng Giám đốc Petrolimex cũng nói rằng, tập đoàn đã tính toán các phương án mới về điều chỉnh giá xăng dầu nhưng các phương án cụ thể chưa thể tiết lộ. Nguồn tin cũng cho hay, thứ 6 là ngày cuối cùng làm việc trong tuần nên hiện nay, hầu như doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối nào cũng tính toán xong và đã gửi văn bản đăng ký giá mới tới Bộ Tài chính.
Mức căn cứ tăng giá đều dựa trên bình quân 30 ngày theo sự nhắc nhở sáng nay của Bộ Tài chính nên giá trị tăng cũng tương tự nhau. Trong đó, mặt hàng xăng có nhiều mức đề nghị tăng nhất, có doanh nghiệp dự kiến chỉ tăng 1.300 đồng/lít nhưng cũng có nơi muốn tăng tới 1.450 đồng/lít.
Đại diện Petimex cho hay, có 2 lý do gây sức ép cho việc phải tăng giá lần này. Thứ nhất là do giá thế giới tăng quá mạnh; thứ hai, do nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất bị "đứt" đột ngột. Hiện giá bán lẻ đang lỗ nhiều so với giá vốn của DN. Tại đơn vị này, trung bình tháng, sản lượng xăng dầu Dung Quất chiếm tới 30-40% nguồn hàng. Do đó, khi Dung Quất không giao đủ hàng, đơn vị buộc phải thay thế bằng nguồn nhập khẩu. Hiện, đơn vị đã đàm phán xong đơn hàng nhập khẩu bổ sung nhưng vì rơi đúng vào kỳ tăng giá mạnh trên thị trường thế giới nên mức giá nhập cao, ảnh hưởng tới giá thành của DN.
Liên quan đến giá thế giới, nếu so với giá thành phẩm ngày 1/8, mặt hàng xăng A92 trên thị trường Singapore ngày 8/8 đã tăng thêm 8USD/thùng và mặt hàng dầu tăng tới 6 USD/thùng. Theo bảng giá cơ sở với bình quân 30 ngày từ 14/7 đến 10/8, giá xăng bình quân đã tăng lên 115,89USD/thùng, kéo theo giá cơ sở xăng tăng thêm 5,79% so với giá bán lẻ hiện hành. Mức chênh lệch tuyệt đối là hơn 1.267 đồng/lít.
Giá dầu diezen bình quân 30 ngày qua tăng lên 122,6 USD/thùng, đẩy mức giá cơ sở tăng cao hơn giá bán lẻ hiện hành tới hơn 654 đồng/lít, tỷ lệ chênh 3,15%. Đối với mặt hàng dầu hỏa, giá bình quân 30 ngày gần đây là 120,97 USD/thùng, giá cơ sở đã cao hơn giá bán lẻ hơn 794 đồng/lít, mức chênh 3,85%. Dầu hỏa có giá bình quân 30 ngày là 637,55 USD/tấn, giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ là hơn 543 đồng/kg, mức chênh khiêm tốn nhất là 2,99%.
Lần điều chỉnh gần đây nhất hôm 1/8, giá xăng chỉ tăng 900 đồng/lít và các mặt hàng dầu đa số được tăng 500 đồng/lít,kg; nhưng vì giá thế giới tăng quá mạnh nên các DN đề xuất mức tăng lần này cao hơn hẳn 50% mức tăng trước.
Cũng tại lần tăng giá 1/8, thị trường xăng dầu đã chứng kiến nhiều mức tăng khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Tăng sớm nhất là xăng dầu Đồng Tháp và Petec vào lúc từ 13h. Công ty SaigonPetro, NamViet Oil, công ty hóa dầu Quân đội và PVOil tăng vào lúc 13h30. Một tiếng sau tức 14h, Tập đoàn Petrolimex và công ty vận tải thủy bộ Hải Hà mới rục rịch niêm yết giá mới.
Về mức giá, trong khi tất cả các DN tăng dầu madut 500 đồng/kg thì công ty xăng dầu Đồng Tháp lại tăng tới 600 đồng/kg, còn Tổng công ty dầu PVOIl lại tăng khiêm tốn hơn có 350 đồng/kg. Dầu hỏa của SaigonPetro chỉ tăng 400 đồng/lít trong khi, các DN còn lại đều tăng 500 đồng/lít. Dầu diezen có sản lượng tiêu thụ trong sản xuất lớn nhất tưởng như sẽ đồng giá thì công ty Petec chỉ tăng 450 đồng/lít, thấp hơn 50 đồng/lít so với mặt bằng chung.
Nếu như Bộ Tài chính đồng ý với các đề nghị của DN thì đây sẽ lần tăng giá xăng dầu thứ 3 liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng.
:binhsua53::binhsua53::binhsua53::binhsua53:tính kiếm tiền mua xe thay đi xe đạp mà giờ như zậy thỳ đi xe đạp cho lành
SaigonPetro đã gửi văn bản đăng ký các mức giá mới. Theo đó, giá xăng A92 dự kiến tăng 1.400 đồng/lít; dầu diezen 0,5S tăng 500 đồng/lít; dầu hỏa tăng 800 đồng/lít và dầu madut tăng 600 đồng/kg.
Nếu trong 3 ngày tới, Bộ Tài chính chấp thuận hoặc không hồi âm bằng văn bản, việc tăng giá như trên sẽ trở thành hiện thực. Khi đó, giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tăng từ 21.900 đồng/lít hiện nay lên 23.300 đồng/lít, tương ứng mức tăng 6,3%.
Dầu diezen sẽ tăng từ mức 20.800 đồng/lít hiện nay lên 21.500 đồng/lít, tỷ lệ tăng là 3,3%. Dầu hoả có thể tăng từ 20.650/lít hiện hành lên 21.450 đồng/lít, tương ứng tăng 3,8% và dầu madut sẽ có giá tăng từ 18.150 đồng/kg lên 19.550 đồng/kg với tỷ lệ 3,3%.
Đại diện Công ty Xăng dầu Đồng Tháp cũng cho biết, sáng nay, họ đã gửi bản đăng ký giá mới tới Bộ Tài chính. Trong đó, mức tăng giá xăng cũng là 1.400 đồng/lít. Tuy nhiên, các mặt hàng dầu có tăng cao hơn một chút với mức dự kiến điều chỉnh thêm 800 đồng/lít,kg.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng Giám đốc Petrolimex cũng nói rằng, tập đoàn đã tính toán các phương án mới về điều chỉnh giá xăng dầu nhưng các phương án cụ thể chưa thể tiết lộ. Nguồn tin cũng cho hay, thứ 6 là ngày cuối cùng làm việc trong tuần nên hiện nay, hầu như doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối nào cũng tính toán xong và đã gửi văn bản đăng ký giá mới tới Bộ Tài chính.
Mức căn cứ tăng giá đều dựa trên bình quân 30 ngày theo sự nhắc nhở sáng nay của Bộ Tài chính nên giá trị tăng cũng tương tự nhau. Trong đó, mặt hàng xăng có nhiều mức đề nghị tăng nhất, có doanh nghiệp dự kiến chỉ tăng 1.300 đồng/lít nhưng cũng có nơi muốn tăng tới 1.450 đồng/lít.
Đại diện Petimex cho hay, có 2 lý do gây sức ép cho việc phải tăng giá lần này. Thứ nhất là do giá thế giới tăng quá mạnh; thứ hai, do nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất bị "đứt" đột ngột. Hiện giá bán lẻ đang lỗ nhiều so với giá vốn của DN. Tại đơn vị này, trung bình tháng, sản lượng xăng dầu Dung Quất chiếm tới 30-40% nguồn hàng. Do đó, khi Dung Quất không giao đủ hàng, đơn vị buộc phải thay thế bằng nguồn nhập khẩu. Hiện, đơn vị đã đàm phán xong đơn hàng nhập khẩu bổ sung nhưng vì rơi đúng vào kỳ tăng giá mạnh trên thị trường thế giới nên mức giá nhập cao, ảnh hưởng tới giá thành của DN.
Liên quan đến giá thế giới, nếu so với giá thành phẩm ngày 1/8, mặt hàng xăng A92 trên thị trường Singapore ngày 8/8 đã tăng thêm 8USD/thùng và mặt hàng dầu tăng tới 6 USD/thùng. Theo bảng giá cơ sở với bình quân 30 ngày từ 14/7 đến 10/8, giá xăng bình quân đã tăng lên 115,89USD/thùng, kéo theo giá cơ sở xăng tăng thêm 5,79% so với giá bán lẻ hiện hành. Mức chênh lệch tuyệt đối là hơn 1.267 đồng/lít.
Giá dầu diezen bình quân 30 ngày qua tăng lên 122,6 USD/thùng, đẩy mức giá cơ sở tăng cao hơn giá bán lẻ hiện hành tới hơn 654 đồng/lít, tỷ lệ chênh 3,15%. Đối với mặt hàng dầu hỏa, giá bình quân 30 ngày gần đây là 120,97 USD/thùng, giá cơ sở đã cao hơn giá bán lẻ hơn 794 đồng/lít, mức chênh 3,85%. Dầu hỏa có giá bình quân 30 ngày là 637,55 USD/tấn, giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ là hơn 543 đồng/kg, mức chênh khiêm tốn nhất là 2,99%.
Lần điều chỉnh gần đây nhất hôm 1/8, giá xăng chỉ tăng 900 đồng/lít và các mặt hàng dầu đa số được tăng 500 đồng/lít,kg; nhưng vì giá thế giới tăng quá mạnh nên các DN đề xuất mức tăng lần này cao hơn hẳn 50% mức tăng trước.
Cũng tại lần tăng giá 1/8, thị trường xăng dầu đã chứng kiến nhiều mức tăng khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Tăng sớm nhất là xăng dầu Đồng Tháp và Petec vào lúc từ 13h. Công ty SaigonPetro, NamViet Oil, công ty hóa dầu Quân đội và PVOil tăng vào lúc 13h30. Một tiếng sau tức 14h, Tập đoàn Petrolimex và công ty vận tải thủy bộ Hải Hà mới rục rịch niêm yết giá mới.
Về mức giá, trong khi tất cả các DN tăng dầu madut 500 đồng/kg thì công ty xăng dầu Đồng Tháp lại tăng tới 600 đồng/kg, còn Tổng công ty dầu PVOIl lại tăng khiêm tốn hơn có 350 đồng/kg. Dầu hỏa của SaigonPetro chỉ tăng 400 đồng/lít trong khi, các DN còn lại đều tăng 500 đồng/lít. Dầu diezen có sản lượng tiêu thụ trong sản xuất lớn nhất tưởng như sẽ đồng giá thì công ty Petec chỉ tăng 450 đồng/lít, thấp hơn 50 đồng/lít so với mặt bằng chung.
Nếu như Bộ Tài chính đồng ý với các đề nghị của DN thì đây sẽ lần tăng giá xăng dầu thứ 3 liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng.
:binhsua53::binhsua53::binhsua53::binhsua53:tính kiếm tiền mua xe thay đi xe đạp mà giờ như zậy thỳ đi xe đạp cho lành