Những rủi ro, rào cản trong M&A tại Việt Nam - mua bán sáp nhập

Status
Not open for further replies.
Bên cạnh những lợi ích mà M&A mang lại, M&A tại Việt Nam trong thời gian qua cũng gặp không ít những rủi ro và rào cản. Những rủi ro và rào cản này xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp thực hiện M&A và xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
1. Những rào cản trong M&A tại Việt Nam

Tư duy và văn hóa: Các doanh nghiệp Việt Nam rất coi trọng vấn đề sĩ diện “bị” mua, hay đôi khi, lợi ích cá nhân còn quan trọng hơn mục tiêu của công ty. Văn hóa Á Đông đặt nặng liên hệ gia đình nên phần lớn những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là một thực thể do “gia đình trị”. Mỗi người Việt Nam là một ông trời con (dưới mắt họ) nên sự sáp nhập bình đẳng và lâu dài giữa 2 doanh nghiệp Việt Nam là điều khó xảy ra. Thường thường thì “cá lớn nuốt cá bé” (mua lại chứ không sáp nhập), nhưng những con cá bé lại có nhiều thủ thuật có thể làm cho cá lớn bị mắc nghẹn hay đau dạ dày liên tục.


Minh bạch và trung thực: Những số liệu về tài chính và hoạt động mà các doanh nghiệp Việt Nam công bố. Rất nhiều báo cáo được ngụy tạo và che đậy, khiến bức tranh toàn cảnh khó mà hình dung. Quan trọng hơn là những khoản nợ bị che dấu, những tài sản đựơc thổi phồng, việc thiếu thuế chính phủ, hay việc giấy phép không rõ ràng. Doanh nhân Việt Nam cũng bị tiếng xấu là hay “nổ” về khả năng và tiềm lực. Không có minh bạch trung thực, thì việc liên doanh khó tồn tại lâu dài. Khi nhà đầu tư đã mất niềm tin, thì sớm muộn gì, họ cũng phải bỏ chạy.

Khía cạnh pháp lý: Pháp luật Việt Nam quá phức tạp. Khi tiến hành một hoạt động M&A thường thì phải thông qua 7 luật khác nhau (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật cạnh tranh, luật chứng khoán, luật môi trường, luật mua bán tài sản, luật nhà đất). Ngay cả khi 2 bên đều là doanh nghiệp trong nước, các thủ tục pháp lý cũng không dễ dàng gì. Mọi chậm trễ về thời gian đều tốn kém và có thể làm người mua hay bán mất động lực và đổi ý.
Định giá doanh nghiệp: Doanh nhân Việt Nam thường định giá mua bán trên số tiền họ đã đầu tư. Trong khi đó, người Âu Mỹ lại dựa vào giá thị trường hay dòng tiền. Đây thường là một mâu thuẫn khó giải quyết nếu các con số này cách biệt nhau quá xa. Một vài doanh nghiệp lớn nhiều hiểu biết có thể đồng ý sử dụng một nhà định giá độc lập, nhưng phí tổn và nghi ngại thường làm doanh nhân Việt Nam (bán hay mua) không đồng ý. Một yếu tố nữa là việc định giá các tài sản vô hình (công nghệ, thương hiệu, kinh nghiệm know-how…) gây rất nhiều tranh cãi vì doanh nhân Việt Nam vẫn chưa hình dung rõ ràng về giá trị hay những thực thi về bản quyền trí tuệ.

Vốn tài trợ: Hiện nay, các giao dịch M&A thường dựa vào vốn tài trợ của ngân hàng, các quỹ đầu tư hay việc bán cổ phiếu, trái phiếu ra sàn chứng khoán hay các khoản tiền riêng của công ty. Những hình thức tài trợ theo dạng đòn bẫy vẫn chưa đuợc phổ thông và khiến nhiều doanh nhân Việt Nam (bên bán) nghi ngại. Trong tình huống mà lãi suất lên đến 20% tại ngân hàng, các quỹ đầu tư tại VN đã cạn kiệt tiền dư thừa và sàn chứng khoán suy sụp không có thanh khoản, thì việc tài trợ cho dịch vụ M&A sẽ rất khó khăn.
2. Rủi ro trong M&A
Tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế
- Không phải hoạt động M&A nào cũng làm gia tăng năng lực sản suất và giá trị thị trường, hoạt động M&A tràn lan không suy tính kỹ càng, không có chiến lược quản lý hiệu quả có thể là con đường dẫn đến sự phá sản, gây ra những hoang mang, sự suy sụp cho ngành nghề lĩnh vực mà nó tham gia.
- Mặc dù M&A xuyên quốc gia cũng là một hình thức đầu tư FDI, nhưng M&A không phải là đầu tư xây dựng mới, do đó không những không tạo ra thêm công việc, nghề nghiệp, trái lại còn tinh giản bộ máy hoạt động, đôi khi còn thay đổi cơ cấu, đào thải những lao động không phù hợp, vì vậy làm tăng gánh nặng quản lý của Nhà nước.
- Hoạt động M&A đã tạo ra sân chơi không công bằng cho các doanh nghiệp nhỏ, thông qua M&A các công ty lớn, công ty đa quốc gia có thể thao túng dễ dàng một thị trường nào đó, làm gia tăng tính độc quyền. Đặc biệt với hình thức thao túng cổ phần sẽ là nỗi lo âu của các doanh nghiệp vốn cổ phần còn thấp.
- Hoạt động M&A còn mang một nguy cơ tiềm tàng rất nguy hiểm. Chính hoạt động M&A sẽ làm lụi tàn lòng nhiệt huyết của những nhà quản lý các công ty nhỏ, làm mất đi động lực, sức sáng tạo của quá trình phát triển kinh tế.
Tác động bất lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp
- M&A trong nhiều trường hợp sẽ làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường khi những doanh nghiệp sau khi sáp nhập có vị trí thống lĩnh trên thị trường.
- M&A thường tạo ra các vấn đề xã hội liên quan đến việc người lao động bị dôi dư do cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp.
- Bên mua lại có thể đánh giá công ty được mua với giá quá cao, thường là do họ quá lạc quan về lợi ích do sự cộng hợp giữa công ty đi mua và công ty được mua.
- Sự khác biệt về văn hóa tổ chức và cách vận hành sẽ tạo ra sự mâu thuẫn dẫn đến tính hiệu quả kinh tế thấp.
Như vậy, rủi ro còn tồn tại khá nhiều trong hoạt động M&A tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói riêng. Tuy nhiên, với những tiềm năng trong tương lai của Việt Nam vềcon người, môi trường đầu tư, sự phát triển của khoa học công nghệ, việc gia nhập tổ chức WTO…, hoạt động M&A cho thấy sẽ còn có những bước phát triển thần kỳ hơn trong thời gian tới cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam dự đoán sẽ nở rộ, dần đi vào chuyên nghiệp, thậm chí phát triển vượt ra khỏi biên giới của quốc gia cùng với khả năng phát triển những phương thức mới.
 
Status
Not open for further replies.

Announcements

Forum statistics

Threads
427,887
Messages
7,220,656
Members
180,048
Latest member
nohu52art

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom