Những lời chào cố tình bị "bỏ rơi"

“Lời chào cao hơn mâm cỗ”, thể hiện sự tôn trọng của mình với người khác. Thế nhưng hiện nay, một hiện tượng khá phổ biến đang diễn ra là văn hóa chào của học sinh trong nhà trường càng ngày càng "hiếm".
Khi lời chào chỉ mang tính hình thức “cho xong việc”


Rất nhiều teen mỗi khi gặp thầy cô giáo đều rất ngại để nói đôi ba chữ như: “Em chào cô” hay "Em chào thầy". Tâm lí của các bạn cảm thấy lời chào dường như rất "nặng nề", thế nên nhiều teen khi thấy bóng dáng thầy cô từ phía xa đã "chuồn" theo hướng khác, mặc kệ đó là cô giáo đang dạy mình hay không.

Quỳnh (17t) cho biết: “Mỗi lần đi học hay lúc về mà gặp thầy cô, mình thường dừng lại và chào hỏi. Đôi khi chỉ là cái gật đầu hay ánh mắt trìu mến cùng nụ cười của thầy cô đáp lại cũng khiến mình thấy khoảng cách thầy trò như ngắn lại. Thế nhưng, thỉnh thoảng tớ vẫn bị các bạn đi cùng bảo rằng: “Cậu chào làm gì? Thầy cô cũng có biết mình là ai đâu!”

Vẫn biết, cách đây mấy chục năm, mỗi khi học sinh thấy thầy cô giáo từ phía xa thì đã phải dừng lại, bỏ mũ xuống, khoanh tay và cúi đầu chào thầy cô. Còn bây giờ thì sao? Nhiều teen có chào cũng như không. Bởi nhiều bạn chào mà như “quát”, khiến người nghe cũng phải giật mình vì “volume” quá to. Có bạn thì vừa chạy vừa chào, khiến thầy cô hay những người đối diện phải lắc đầu ngán ngẩm.


111030HDchao01.jpg



Dường như “lời chào” đang dần bị "lãng quên" trong học đường. Việc teen đi trong trường gặp thầy cô mà vẫn coi như không, mải mê với những câu chuyện riêng của mình là chuyện rất đỗi bình thường. Hay khi teen đang ngồi nói chuyện với nhau, thấy thầy cô đi vào cũng chỉ ngẩng đầu lên nhìn, rồi lại tiếp tục câu chuyện với bạn bè.

Không chỉ gặp ở ngoài, mỗi lần thầy cô vào lớp, các bạn cũng phải có hành động đứng lên thật nghiêm chỉnh, để thể hiện sự "tôn sư trọng đạo". Nhưng không ít bạn ngồi phía dưới vẫn “ung dung” trò chuyện, chơi cờ caro. Mặc dù chính các bạn ấy cũng biết thầy cô đã vào lớp. Với lí lẽ “Ngồi phía dưới thì có đứng hay không, thầy cô đâu có biết!” – Hoàng (19t) nói.


Ngay cả những từ như: “Vâng, dạ” hay “Em thưa thầy, em thưa cô” cũng dần đang trở thành “hiếm”. Thay vì gọi là thầy, là cô thì giờ đây, teen chuyển thành “ông, bà”.

Văn hóa “chào” cũng thể hiện mình là một người có lịch sự hay không. Ngày bé, mỗi khi được bố mẹ đưa tới trường, chỉ cần trông thấy cô từ phía xa thì chúng ta đã háo hức và cất giọng chào. Còn khi ta lớn lên thì tại sao ta lại “cố tình đánh rơi” mất lời chào ý nghĩa đó nhỉ? Teen đã biết đến câu “tiên học lễ hậu học văn” rồi, vậy thì tại sao ta lại không áp dụng ngay trong vấn đề này?

nguồn:http://kenh14.vn/c47/20111029103721416/nhung-loi-chao-co-tinh-bi-bo-roi.chn
 

daothaican

Junior
Joined
Mar 8, 2011
Messages
278
Reactions
94
MR
0.001
Mình cũng cảm thấy cái chào trong lần gặp gỡ rất quan trọng, chào người khác sẽ gây được thiện cảm tốt về mình đối với người khác và nó cũng giúp mình cảm thấy gần gũi với mọi người hơn, mình thường chào bằng cách gật đầu hoặc là mỉm cười đối với mọi người, một ánh mắt thân thiên + lời hỏi thăm vu vơ cũng là một cách chào rất hay đấy các bạn à.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
425,606
Messages
7,159,352
Members
178,123
Latest member
jaltsoncrack

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom