Những Câu Danh Ngôn,Câu Truyện Hay Và Có Ích Trong Cuộc Sống

Status
Not open for further replies.
Điên đảo thay chỉ thấy lỗi người, không thấy mình đã sai (câu chuyện đạo)
********************
Xưa, có anh chàng thanh niên, đến nhà bạn chơi, lúc về gặp trời mưa ướt hết quần áo, chàng phải mượn y phục của bạn mặc rồi ra về. Thấy chủ về con chó đã không mừng mà còn chạy ra cắn sủa ầm ỉ. Chàng trai tức giận cầm gậy định đánh chó, thời cha anh ta can:

- Ấy chớ! Không phải lỗi của nó đâu. Nếu con chó nhà ta đi đâu về màu lông trắng hóa thành đen thì con có đánh đuổi nó không đả?

Em thân mến!

Chỉ trách người thay đổi mà không thấy sự thay đổi của mình là một trong những chuyện thường xảy ra ở cái trần gian điên đảo này. Có lẽ vì vậy mà cổ nhân đã để lại cho ta một lời khuyên thật khôn ngoan:

“Trách người một trách ta mười
Bởi ta tệ trước nên người bạc sau.”

(Sư cô Như Thủy kể)



ĐỨC ÁI NGỮ
* * * * * * * *
• Hãy nói những lời nói thiện, đừng nói lời nói thù hận hay bực tức ai, thù hận hay bực tức cái gì. Dù chuyện gì xấu xảy ra, luôn nghĩ thiện, nói thiện. Nhìn mọi vật xảy ra dưới con mắt thiện, tốt, không phải xấu, luôn thấy lòng tốt, lòng thương yêu của người khác. Đó là một nghệ thuật sống biết yêu thương nhau. Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên nói xấu, chê bai chỉ trích, nói cái sai, cái lỗi của bất kỳ ai. Hãy luôn nói tốt về mọi người, nhưng phải đúng sự thật kể cả với lời nói khen ngợi. Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên nói những lời nói mạ nhục, lăng mạ, chửi mắng, ác độc, hung dữ…Hãy luôn nói những lời nói ôn tồn, dễ nghe, hiền lành, dịu dàng, nhẹ nhàng… Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên gọi người khác là mày, tao, nó, mẹ nó, con đó,…mà hãy xưng tên hoặc gọi người khác bằng anh, chị, chú, bác, em, cháu, con…Đức này là đức lễ ái ngữ.

• Khi gặp nhau thì chào nhau, bắt tay nhau hay xá chào nhau, ôm nhau,…Khi ôm nhau thì giống như chúng ta trau cho nhau lòng thương yêu. Đức này là đức lễ.

• Biết nói lời nói cám ơn khi ai giúp mình, cho mình vật gì và nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Đức này là đức lễ cám ơn và đức hối hận.

• Không nên chửi thề, thề thốt. Đức này là đức ái ngữ.

• Không nói lời nói chia rẽ, mất đoàn kết, ly gián nhau. Hãy nói những lời nói đoàn kết, hòa hợp, tạo sự hòa hợp trong tập thề, gia đình, chỉ nói tốt cho nhau, không nói xấu ai sau lưng... Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên nói dối, kể cả nói dối để chơi, vui đùa. Khi biết ai thường hay nói dối thì mình có còn tin họ nữa không? Nếu chúng ta biết đặt câu hỏi này thì mình đừng nói dối với ai. Đến khi mình bị mất lòng tin thì đã quá trễ. Mình đau khổ như thế nào khi bị nói dối. Vậy hãy thương yêu mọi người và đừng nói dối lừa gạt ai. Đối với trẻ em cũng vậy chúng ta cũng phải cẩn thận khi nói chuyện với chúng, đừng nghĩ các em không biết gì. Thường cha mẹ hay nối dối để gạt con ăn cơm, uống thuốc, đi học rằng “Con ăn cơm, uống thuốc hay đi học đi, cha mẹ sẽ mua đồ chơi cho”, đến khi con ăn cơm, uống thuốc xong hay đi học về hỏi đồ chơi thì cha mẹ cứ lảng qua chuyện khác rồi quên luôn. Được vài lần như vậy con cái sẽ không còn tin cha mẹ nữa. Cha mẹ sống không làm gương cho con cái nói lời nói không thành thật thì con cái ngay từ nhỏ đã bắt đầu biết nói dối cha mẹ và tất cả mọi người. Đức Phật đã từng nói “Nếu ai không nói thành thật thì việc gì ác cũng không từ”. Do vậy xin hãy sống với đức thành thật.

• Không nên chuyện có nói không, chuyện không nói có. Có thì nói, không thì không nói. Có nghe thì nói có nghe, có thấy thì nói thấy. Đừng đánh giá sự việc hay người khác qua sự suy tưởng của mình, vì con người hay suy bụng mình ra bụng người. Đức này là đức thành thật.

• Không nói lời nói hai lời, lúc thế này lúc thế khác. Do vậy chớ có hứa bất kỳ điều gì. Hứa mà không thực hiện được là chúng ta đánh mất lòng thương yêu. Hôm nay sống ngày mai chết thì sao thực hiện được lời hứa. Hôm nay như vầy ngày mai nhiều chuyện khác xảy ra thay đổi mọi thứ thì làm sao giữ được lời hứa. Do vậy chớ nên hứa một điều gì.

Còn đối với ai thấy người khác thất hứa thì cũng tha thứ bỏ qua cho, vì đã hiểu rằng cuộc sống này là vô thường, mọi chuyện đều thay đổi, cho nên vui vẻ chấp nhận. Chính sự vui vẻ này đem lại niềm vui cho mình và người thất hứa, thật là tuyệt vời làm sao khi biết sống thương yêu. Nhưng khi đã hứa thì cố gắng thực hiện cho được với lòng thương yêu, nhất là khi buôn bán chỉ nói một giá, đôi khi do lòng tham thấy người ta chịu mua đồ của mình thì lại cứ tưởng mình bán rẻ cho nên tăng giá, vì khi bán một món hàng có giá trị lớn như đất đai nhà cửa thì ai cũng sợ nói hớ giá rẻ, thấy người ta chịu mua ngay thì suy nghĩ lại rồi tăng giá.

Ai cũng muốn mua giá rẻ, mình cũng vậy, cớ sao lại bán thách cho người khác. Người được mua đồ giá rẻ thì vui mừng.
Mình thấy bán được đồ mà người mua vui thì mình cũng vui theo chứ sao. Đâu phải đợi khi có nhiều tiền rồi đem tiền đi giúp đỡ người nghèo mình mới vui.

Khi ai sống với lòng thương yêu thì mỗi mỗi hành động thương yêu đều đem niềm vui đến cho mình, cho người và cho muôn loài vạn vật khác. Đức này là đức thành thật.

Trích: chanhkien
 
Last edited:
Một con người lớn lên...
Cần: - 9 thág 10 ngày...trong Bào
Thai.
- 5 năm... đi Nhà Trẻ.
- 5 năm... học Tiểu Học.
- 4 năm... học Trung Học.
- 3 năm... học Phổ Thông.
- 2 ~ 6 năm... để học 1 cái nghề. Nhưng cần Cả
Đời... Để học cách:
+ Tha Thứ.
+ Lắng Nghe.
+ Chia Sẻ.
+ Yêu.
+ Ghét.
+ Làm người Tốt.
+ Làm người Xấu. Nhưng có 1 Định Luật bất định:
*Gieo Nhân nào gặt Quả nấy*
-Không cần phải là vĩ nhân..
-Không cần phải vĩ đại..
-Hãy sống là chính mình ....
và .... Hãy làm 1 người " BÌNH THƯỜNG
" nhưng không hề "TẦM THƯỜNG".
sưu tầm từ fb Sống đẹp mỗi ngày Cuộc sống thêm niềm vui
 
Câu Chuyện Cuộc Sống
* Nếu đã từng tổn thương - Hãy can đảm hàn gắn.

* Nếu đã từng gục ngã - Hãy vững lòng đứng lên.

* Nếu đã từng phải khóc - Hãy trải lòng hết mình.

* Nếu đã từng được cười - Hãy trân trọng niềm vui.

* Nếu đã từng yêu thương - Hãy từ bỏ thù hận.

* Nếu đã từng ân oán - Hãy rộng lòng thứ tha.

* Nếu đã từng được nhận - Hãy tìm cách sẻ chia.

* Nếu đã được sống - Hãy trân trọng cuộc đời.


- Quiet Man -


Hãy khởi lòng bi mẫn.
Cứu trợ những người nào.
Khổ đau, không an lạc,
Khó tìm rành lối đi... (HQ thi kệ)

Mong tất cả mọi người thường xuyên nghĩ nhớ đến những mảnh đời bất hạnh, xin hãy đưa một bàn tay ấm áp để đỡ lấy họ. Hãy giúp họ phần nào có hạnh phúc các quý vị nhé. Quý vị có đồng ý không? Xin cùng nhau niệm Phật nguyện cầu an lành đến cho tất cả họ nhé. Chúc tất cả an lành. A Di Đà Phật...

1457485_548929741848490_1945376808_n.jpg
 
Last edited:
Câu Chuyện Cuộc Sống
Trước ngày con lên Sài Gòn thi đại học mẹ vẫn gánh rau muống lên chợ xã bán !

40 mớ rau muống chỉ vỏn vẹn 80 ngàn.
Trưa về mẹ đưa cho con 100 ngàn để sớm mai đi thi. Buổi tối con đi nấu cơm thấy chum gạo đã gần hết.
Sáng hôm sau mẹ tiễn con lên xe khách. Đôi mắt mẹ nhìn mãi về phía con...nhưng...
Con ko nhìn lại phía mẹ ! Trái tim con như thắt lại ! Sao mẹ lại giấu con ?
Mẹ bán rau được 80 ngàn...còn 20 ngàn mẹ bán ít gạo còn lại trong chum...
Vậy con rồi đi thi mẹ ở nhà nấu cơm bằng gì đây ???
Mẹ ơi ! Con yêu mẹ

-JunKi-
1452151_633723176694202_644549307_n.jpg


 
Câu Chuyện Cuộc Sống
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: "Bạn gái con xinh."
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: "Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…"
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì...


-JunKi-
1385772_633638696702650_1208163459_n.jpg
 
Câu Chuyện Cuộc Sống
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.
p/s: Đối với mọi người, mẹ là một người phụ nữ bình thường, nhưng đối với con, mẹ luôn là một người phụ nữ vĩ đại nhất…
_nhok_
1385911_633864896680030_708910876_n.jpg


 
Khi có kẻ nào làm ta tổn thương, đừng do dự một chút nào cả, Hãy tha thứ cho họ. Vì khi biết nghĩ đến những gì đang kích động họ và đưa họ đến những hành vi ấy, ta sẽ hiểu chính đấy là những khổ đau mà họ đang phải gánh chịu, không phải họ quyết tâm và cố tình làm ta thương tổn và gây thiệt hại cho ta. Tha thứ là một một phương cách xử sự tích cực dựa vào sự suy nghĩ, không phải là một hành động bỏ qua. Tha thứ là một hành động ý thức, căn cứ trên sự hiểu biết và chấp nhận hiện trạng thực tế của những cảnh huống xảy ra cho ta.

(Dalai Lama)

Hãy tận dụng thời gian của chúng ta để làm ra những điều thiện lành tốt đẹp, tu tâm dưỡng tánh theo lời Phật dạy, tạo nên lợi ích cho bản thân và số đông người theo khả năng có thể. Được như thế chúng ta sẽ không uổng phí thời gian của đời người, nhất quyết sẽ tích được nhiều phước, công đức để được an ổn, hạnh phúc, thăng tiến trên đường đời và đạo cho kiếp này lẫn các kiếp về sau...
 
Last edited:
sưu tầm từ fb Câu Chuyện Cuộc Sống
Nhà anh ở, giữa lòng thành phố, có máy giặt, ti vi, đầu đĩa. Cuối tuần anh dẫn con đi siêu thị chơi, ăn KFC, ăn quà bánh...Vợ con ăn ngồi vào mâm cơm có khi bỏ bữa vì đồ ăn chẳng có gì ngoài mấy món tôm, thịt, cá...
Anh đi làm bận rộn, năm năm rồi mới về nhà. Ba mẹ bảo tiền tàu xe đắt nên vợ chồng anh không cần về, tiết kiệm mà nuôi con.

Ghé vào bếp xem cha mẹ ăn uống thế nào, anh thấy một ngồi cá khô có lẽ kho đã từ lâu lắm.
- Mẹ, tiền con gửi về đâu, sao ba mẹ ăn uống thế này.

Mẹ nhìn anh cười: "Mẹ thích ăn vậy hơn, tiền mẹ để dành cho tụi bây nhỡ không có tiền mua vé về thì mẹ cho lại."
Anh nhớ ngày anh 5 tuổi, mẹ kêu mẹ không thích ăn thịt, ngày anh 8 tuổi, mẹ kêu mẹ không thích ăn bánh, ngày anh 15 tuổi, mẹ kêu mẹ không thích uống sữa, ngày anh học đại học, mẹ đợi anh về quê mới bắt gà làm thịt, vì mẹ không thích ăn thịt gà

Bây giờ anh đi làm có tiền, nhậu cả buổi chục triệu,vợ con anh mỗi bữa đều ngán trước mâm cơm. Anh viện cớ không về quê chỉ vì bận chứ không phải vì không có tiền.
Nhớ đến nồi cá kho của cha mẹ, nước mắt anh cay xè...

-JunKi-
1382326_634170179982835_322246308_n.jpg
 
HÃY CHO ĐI TRƯỚC KHI MUỐN NHẬN LẠI...


Cho đi để nhận lại, cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng với bất kỳ ai. Chúng ta thường suy nghĩ trước khi làm một điều gì đó phải có lợi cho bản thân, sau đó mới cân nhắc quyết định có nên làm hay không. Nhưng sẽ thật tẻ nhạt nếu như chúng ta chỉ nghĩ cho riêng mình, trước khi muốn nhận được một điều gì tốt đẹp, chúng ta phải học cách cho đi.

Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.
Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.

Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này.

Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.

Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không……

Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ….chẳng có gì xảy ra cả!Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa …. nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.

Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây.
Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình:

Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.


Sưu tầm.
 
21. Bầy Chim Chôn Cất Vị Ân Nhân
Có một người sống cô độc trong một túp lều tranh. Ông tên là Tôn Lương, vốn là người trung hậu, bản tính nhân từ, cuộc sống thanh bần đạm bạc. Ông đi lầm thuê, thấy người ta bắt nhốt một bầy chim trong lồng, động mối từ tâm, có bao nhiêu tiền công, ông dốc ra mua tất cả, rồi đem thả chúng vào rừng hoang. Trải qua bao năm, không hiểu ông thả được bao nhiêu chim mà vẫn nghèo kiết xác. Sau đó, tuổi tác ông càng ngày càng cao, ông phải đi xin ăn kiếm sống qua ngày. Vào một buổi sớm mai năm ông bảy mươi tuổi, ông cảm thấy thân thể bải hoải, bèn nằm thẳng cẳng trên giường, rồi vĩnh viễn từ giã cõi đời.

Tôn Lương vốn không có thân nhân bằng hữu, gia thế lại bần hàn, không có được một chiếc quan tài để chôn cất tử tế, nên đành nằm không trên giường, trong một tình trạng hết sức thê lương.

Vào một buổi sáng sớm sau hai ngày ông qua đời, bỗng nhiên có một bầy chim từ đâu bay đến bàng bạc trên bầu trời, bay thẳng vào trong lều tranh của Tôn Lương. Những người ở gần đó thấy thế lấy làm lạ kéo nhau tới trước nhà ông để xem. Họ ngỡ rằng bầy chim bay đến đó để xơi thịt Tôn Lương; nào ngờ chúng tha đất đến chôn cất vị ân nhân đã cứu mạng chúng.

Bầy chim này đông hàng vạn con, bay đi bay lại như con thoi, nên chẳng bao lâu chúng đã tha đất lấp đầy ngôi nhà tranh để chôn cất Tôn Lương.

Đến khi ấy, mọi người trong làng mới biết ông ta suốt đời từng làm việc thiện, nên được bầy chim chôn cất một cách lạ lùng như thế. Từ đó trở đi dâng làng càng hiểu rõ công đức của sự phóng sinh là vô cùng cao quý.
 
sưu tầm từ facebook Phật Pháp Vô Biên- Sự Màu Nhiệm Của Phật Pháp
Hãy biết ơn đời!
* * * * * * * * * * *


Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này.

Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chan chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh.

Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp....

Tiền bạc, danh vọng, quyền lực, … tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa.
còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này...


Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống ?

Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đóng góp cho tha nhân.

Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi.

Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.

Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.

Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh.

Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hỉ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.

Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.

Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về bạn (cả tốt lẫn xấu).

Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.

Vậy thì, bạn ơi, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết. Bởi vì, chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, bạn ạ!

(Sưu Tầm)
996657_737811256248229_758319888_n.jpg


http://dech.vn/khong-may-vi-qua-may-2041/
 
Last edited:
Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người bi quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, đều giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghỉ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan. Thật ra, trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối, cũng không có bi quan tuyệt đối; “Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (Tâm sinh có vô vàn pháp sinh, tâm diệt có vô vàn pháp diệt). Lạc quan, bi quan, đương nhiên có nhân duyên bên ngoài, nhưng đa số đều là tự mình tạo nên.

Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may làm đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ, vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?

Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu; Phật giáo dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vĩnh viễn hạnh phúc chỉ vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.

Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể yên phận, là có thể vui vẻ, ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì có thể đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế này? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi.

Những nhà sư xuất gia, chỉ một chiếc áo cà sa, một đôi giày cỏ, mà chân vân du khắp cõi. Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất, nhưng cũng có thể ngồi ngang với bậc quân vương, xem ra lẻ loi một mình, nhưng tăng có cả pháp giới, cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ, vậy nơi nào có chỗ cho cô đơn đây? Bởi vậy, đời người không có vui buồn tuyệt đối, chỉ cần một tinh thần phấn đấu, tích cực, chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, tự nhiên có thể biến khổ thành vui, biến khó thành dễ, biến nguy thành an. Hải Luân Khải Cần nói: “Hướng về ánh nắng, bạn sẽ không nhìn thấy bóng râm.” Nhân sinh quan tích cực, chính là ánh nắng trong trái tim, lời này thật là chân giá trị!
 
CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI SỰ THÙ GHÉT
****************************************

Làm nguôi dịu sự thù ghét là giai đoạn đầu tiên trong việc phát triển lòng từ ái. Để thành công, trước hết ta phải hoàn toàn hiểu rằng việc cảm thấy thù ghét thật là vô lý. Ta thù ghét người nào đó bởi họ làm hại ta, dù họ có ý định đó hay không, và ta cảm thấy bị tổn thương. Tuy nhiên, họ làm tổn thương ta là bởi họ thực sự không được tự do chọn lựa. Trong một vài trường hợp, họ thực sự tin rằng họ đang làm điều đúng đắn. Họ để các sự kiện và hoàn cảnh điều khiển hay để cho những cảm xúc mạnh mẽ và không thể kiểm soát thống trị họ. Họ không kiểm soát được bản thân. Một vài người hoàn toàn bị nhận chìm bởi những cảm xúc giống như một người điên hay người say rượu, là những người không thể được coi là hoàn toàn chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Ta không chấp những lời lẽ của một người say hay người điên hoặc xử sự quá sức nặng nề đối với họ. Ta nên đối xử với những người làm hại ta theo cùng cách như thế.

Có lẽ ta bị tổn thương bởi những lời lẽ hay hành động khó chịu, nhưng người sẽ phải đau khổ nhiều nhất vì hậu quả của những điều này là người thực sự làm hại ta. Quả thực, người này chính là người, dưới tác động của những cảm xúc tiêu cực, sẽ tích tập ác nghiệp mang lại những hậu quả tiêu cực. Nếu ta tin vào luật nhân quả, ta hiểu rằng người làm hại người khác sẽ phải chịu những hậu quả đau đớn, không phải bởi sự can thiệp ở bên ngoài, mà bởi sức mạnh của chính hành động. Vì thế một người như thế đáng thương hơn là đáng ghét, và ta không có lý do nào mà không tha thứ cho họ. Trái lại, ta có lý do chắc chắn để cảm thấy thương yêu họ. Nhìn từ góc độ này, sự thù ghét hầu như trở thành phi lý. Điều đó không có nghĩa là ta không nên cố gắng ngăn cản người đó làm hại ta hay bản thân họ, nhưng ta không cần phải ghét họ.

Thù ghét có nghĩa là thất bại, trong khi lòng từ ái là một chiến thắng. Sawami Vivekananda, một hiền nhân Ấn Độ, đang đi xe lửa ở Ấn Độ. Một hành khách xấu tính đã tìm đủ mọi cách để sỉ nhục ngài. Swami Vivekananda không trả lời. Khi người hành khách mệt nhoài về việc sỉ nhục, ngài Vivekanada hỏi ông ta: "Nếu có người tặng ông một món quà nhưng ông từ chối thì ai nhận món quà?" Người khách trả lời: "Người đó nhận." Khi đó Vivekanada nói: "Tôi không nhận những gì ông nói." Không đáp lại thù ghét bằng sự thù ghét là một chiến thắng bởi thù ghét làm phát triển sự căng thẳng và những cảm xúc khó chịu, trong khi lòng từ ái mang lại sự an bình. Thoát khỏi sự thù ghét, ganh tị, tham lam và bất mãn, ta có thể được hạnh phúc, an bình và thoải mái trong sự ấm áp của lòng tốt. Lòng từ ái thì an bình và phát triển một thái độ tích cực. Khi không có điều tiêu cực nào quấy rầy ta, ta cảm thấy nhẹ nhàng, tự do và thanh thản. Những người quanh ta cũng sẽ cảm nhận sự ấm áp này và nhận ra được lòng nhân từ của ta. Những người nồng nhiệt, những người có một trái tim tốt lành, khiến cho mọi người muốn được chuyện trò với họ, muốn được gần họ.
 
Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình”. Người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình. Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà.

Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười:
-“Chuyến đi như thế nào hả con?”
- Thật tuyệt vời bố ạ!
- Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy!
- Ô, vâng.
- Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này?
Đứa bé không ngần ngại:
- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau… .
“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…”


Đến đây người cha không nói gì cả. Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.
 
Chửi mắng và lời dạy của Đức Phật.

Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi: - Cù-đàm có điếc không? … - Ta không điếc.
- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai.
- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.
Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí.

Sưu tầm
 
ĐỨC KHÔNG NGHI NGỜ
* * * * * * * * * * * * * * *
Nghi ngờ là một tính cách xấu, nó sẽ làm hại mình, hại người. Tiêu hủy mọi quan hệ tốt thành xấu, biết người thân, bạn bè thành thù địch. Làm cho người thân quen xa cách nhau và làm cho lương tâm luôn day dứt khi nghĩ đến.

Người sống với tâm không nghi ngờ là người biết mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình và mọi người. Người đó luôn vui vẻ, không oán hận ai. Chấp nhận mọi việc đến với mình, tin tưởng mọi người. Do vậy chúng ta hãy:


• Luôn có ý nghĩ rằng mọi người là người tốt, người thiện, người lành. Không ai xấu cả. Đừng nghi ngờ xấu ai cả. Khi nghĩ xấu về ai, nghi ngờ ai là mình đã đánh mất lòng thương yêu. Dù ai đó xấu, mình cũng không nên nghĩ xấu về người đó hoài được. Bởi vì khi ai sai, nhận ra được cái sai và sửa thì họ đã là người tốt rồi.

Không có cái gì trên đời này là cố định cả, tất cả đều thay đổi. Do biết vậy mà mình luôn nghĩ tốt về mọi người, bây giờ họ xấu, ác, lừa đảo, lợi dụng mình, nhưng một giây sau họ có thể trở thành người tốt khi họ biết sửa sai, chỉ một giây nhận ra cái sai và quyết từ bỏ cái sai thì một giây sau người đó đã trở thành người tốt. Đức này là đức không nghi ngờ.

• Trong gia đình dù mất một cái gì cũng không nên nghi ngờ xấu cho ai. Lựa lời mà hỏi, biết ai cần thì vui vẻ cho ngay từ cây kim, đồng hồ, cái gối, hay tờ giấy, quyển tập. Đây là đức không nghi ngờ buông xả.

- Dù ai làm việc gì cũng không nghi ngờ, mỗi người đều có ly do và nguyên nhân để họ làm việc mà họ đang làm. Nếu họ làm sai thì tự họ sẽ sửa. Chính những cái sai sẽ giúp con người trưởng thành. Chúng ta không nên nghi ngờ nghĩ xấu về mọi người, luôn tin tưởng tất cả mọi chuyện, mọi việc sẽ tốt đẹp.

Chanhkien
 
Học nhu hòa
---------------------
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.
 
sưu tầm từ facebook Câu Chuyện Cuộc Sống
Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im như chịu thua.

Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh ta lấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vượt ra ngoài dễ dàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi?
Than ôi! Vô ích! Con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏ bé không thể bay đi được.
Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anh không biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếc kén, bướm ta mới có đủ sức vuơn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.


Sức phấn đấu cũng rất cần thiết cho đời sống chúng ta vậy.
Nếu cuộc đời không có những trở ngại thì chúng ta sẽ bị bại liệt như con bướm kia. Chúng ta không có đủ sức để bay bổng. Trước những thăng trầm thế sự, chúng ta phải có đủ trí phấn đấu ngõ hầu vươn lên trong cuộc sống.
Chúng ta có sức dũng mãnh, vì cuộc đời có những trở ngại khiến chúng ta phải đấu tranh.
Chúng ta có trí tuệ, vì cuộc đời có những vấn đề nan giải khiến chúng ta phải giải quyết.
Chúng ta có can đảm, vì cuộc đời có những chông gai nguy hiểm khiến chúng ta phải vượt qua.
Chúng ta có lòng từ bi, vì cuộc đời có những kẻ bất hạnh để cho chúng ta giúp đỡ.
Chúng ta có thịnh vượng, vì cuộc đời tạo ra những trí óc và bắp thịt khiến chúng ta phải vận dụng.
_nhok_
1394101_639556119444241_661022583_n.jpg
 
Status
Not open for further replies.

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
417,426
Messages
7,058,712
Members
169,770
Latest member
goexme

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom