Ôm tâm lý chẳng còn gì để mất, nhiều người chơi Hàn Quốc đổ xô mua vào LUNA hòng thu lợi sau khi đồng tiền này hồi phục trở lại. Nhiều người cho cho rằng TerraUSD và đồng LUNA có quy mô quá lớn nên không thể sụp đổ được. Số khác lại tin tưởng vào sự hồi phục thần kỳ của dự án này.
“Là một trong những ‘coin top’ của thị trường nên LUNA chắc chắn sẽ sống sót và hồi phục trở lại”, một nhà đầu tư lạc quan chia sẻ trên nền tảng Naver của Hàn Quốc. Người này còn cho biết anh đã "bắt đáy" 300.000 đồng LUNA ở mốc giá 0,0003 USD/đồng vào cuối tuần trước.
Trong khi đó, theo ước tính của công ty phân tích blockchain Elliptic, các nhà đầu tư đã thất thoát 42 tỷ USD chỉ vì đầu tư vào đồng token đang lao dốc này.
Từng là một trong 10 loại tiền điện tử có giá trị nhất, đồng LUNA có giá gần 100 USD vào tháng trước. Nhưng giờ đây, đồng tiền này đã bốc hơi gần như hoàn toàn giá trị. Cú rớt giá thê thảm của đồng tiền đã đẩy nhiều nhà đầu tư vào tình cảnh hoảng loạn, mất trắng tài sản và để lại những ảnh hưởng nặng nề đến thị trường tiền mã hóa toàn cầu.
https://mmo4me.com/javascript:;
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là số người đầu tư vào LUNA tại các sàn giao dịch lớn ở Hàn Quốc đã tăng hơn 50%, chạm mốc 280.000 người vào ngày 15/5, theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC). Phần lớn những người chơi này là người Hàn Quốc. Ngay sau đó, FSC đã cảnh báo người dân không nên đầu tư vào LUNA.
Mặt khác, Bithumb và Upbit, 2 sàn giao dịch điện tử lớn nhất quốc gia này cũng cho biết sẽ tạm ngừng hỗ trợ giao dịch LUNA vào ngày 20 và 27/5. Một nền tảng giao dịch khác có tên là Coinone cũng ngừng rút UST và LUNA, đồng thời chuẩn bị ngừng niêm yết đồng tiền vào ngày 25/5.
Theo Reuters, việc các nhà đầu tư đổ xô mua vào LUNA không ảnh hưởng nhiều đến giá đồng tiền này. Cụ thể, token của Terra vẫn xoay quanh mức 0,0001-0,0004 USD trong những ngày gần đây.
Thế nhưng, điều này đã khiến các cơ quan quản lý của Hàn Quốc không khỏi lo lắng. Người dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ, mạo hiểm đổ tiền vào LUNA bất chấp đồng tiền mã hóa này đã giảm hơn 99% giá trị.
Trên lý thuyết, mối quan hệ cung/cầu giữa LUNA và UST là nguyên tắc cơ bản để ổn định giá UST ở 1 USD. Cụ thể, nếu giá UST cao hơn giá 1 USD, người dùng có thể quy đổi 1 USD giá trị LUNA lấy 1 UST.
Ngược lại, nếu giá UST xuống dưới giá 1 USD, các nhà đầu tư sẽ quy đổi 1 UST lấy 1 USD giá trị LUNA, qua đó giảm lượng cung và đẩy giá trị của đồng tiền này về lại mức 1 USD như ban đầu. Tuy nhiên, lý thuyết và thực tế lại có một khoảng cách quá xa. Hiện tỷ giá UST-USD đã không thể giữ ở mức 1:1 ban đầu, mà tụt xuống 0,0001 USD mỗi đồng.
Sau cú sụp của LUNA, hàng trăm nhà đầu tư “than khóc” trên các trang mạng xã hội, thậm chí đòi Do Kwon, đồng sáng lập dự án Terraform Labs, bồi thường cho tổn thất của họ.
Kim, một doanh nhân 28 tuổi sống tại Hàn Quốc, chia sẻ giấc mơ mua nhà riêng của anh đã tan vỡ sau khi mất trắng 40 triệu won (31.000 USD) vào LUNA. “Tôi dự tính mua nhà ở khu đất vàng ở Hàn Quốc để sớm chuyển ra ở riêng. Nhưng bây giờ đến tiền thuê nhà hàng tháng tôi còn chẳng có”, anh tâm sự với Yonhap News.
Trường hợp cũng diễn ra tương tự với Yang (30 tuổi) khi anh vướng vào cảnh nợ nần vì đã vay 50 triệu won (39.000 USD) để đầu tư vào dự án tiền mã hóa này. “Tôi bị hấp dẫn khi nhìn thấy những người xung quanh lãi đến hàng trăm triệu won chỉ nhờ đầu tư vào tiền mã hóa. Nhưng khoản tiền của tôi sau khi đổ vào giờ chẳng còn lại gì. Tôi cảm thấy rất đau khổ”, anh bộc bạch.
Trước đó, các nhà chức trách Hàn Quốc đã có động thái quyết liệt sau cú sập của LUNA. Quốc gia này thành lập một đội điều tra và truy tố đặc biệt nhằm xác minh vụ sụp đổ của hệ sinh thái Terra. Tổ chức này được trước đó được gọi với biệt danh “Tử thần Yeoui-do”, được đặt theo tên của khu tài chính Yeoui-do tại Seoul.
“Là một trong những ‘coin top’ của thị trường nên LUNA chắc chắn sẽ sống sót và hồi phục trở lại”, một nhà đầu tư lạc quan chia sẻ trên nền tảng Naver của Hàn Quốc. Người này còn cho biết anh đã "bắt đáy" 300.000 đồng LUNA ở mốc giá 0,0003 USD/đồng vào cuối tuần trước.
Trong khi đó, theo ước tính của công ty phân tích blockchain Elliptic, các nhà đầu tư đã thất thoát 42 tỷ USD chỉ vì đầu tư vào đồng token đang lao dốc này.
Từng là một trong 10 loại tiền điện tử có giá trị nhất, đồng LUNA có giá gần 100 USD vào tháng trước. Nhưng giờ đây, đồng tiền này đã bốc hơi gần như hoàn toàn giá trị. Cú rớt giá thê thảm của đồng tiền đã đẩy nhiều nhà đầu tư vào tình cảnh hoảng loạn, mất trắng tài sản và để lại những ảnh hưởng nặng nề đến thị trường tiền mã hóa toàn cầu.
https://mmo4me.com/javascript:;
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là số người đầu tư vào LUNA tại các sàn giao dịch lớn ở Hàn Quốc đã tăng hơn 50%, chạm mốc 280.000 người vào ngày 15/5, theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC). Phần lớn những người chơi này là người Hàn Quốc. Ngay sau đó, FSC đã cảnh báo người dân không nên đầu tư vào LUNA.
Mặt khác, Bithumb và Upbit, 2 sàn giao dịch điện tử lớn nhất quốc gia này cũng cho biết sẽ tạm ngừng hỗ trợ giao dịch LUNA vào ngày 20 và 27/5. Một nền tảng giao dịch khác có tên là Coinone cũng ngừng rút UST và LUNA, đồng thời chuẩn bị ngừng niêm yết đồng tiền vào ngày 25/5.
Theo Reuters, việc các nhà đầu tư đổ xô mua vào LUNA không ảnh hưởng nhiều đến giá đồng tiền này. Cụ thể, token của Terra vẫn xoay quanh mức 0,0001-0,0004 USD trong những ngày gần đây.
Thế nhưng, điều này đã khiến các cơ quan quản lý của Hàn Quốc không khỏi lo lắng. Người dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ, mạo hiểm đổ tiền vào LUNA bất chấp đồng tiền mã hóa này đã giảm hơn 99% giá trị.
Trên lý thuyết, mối quan hệ cung/cầu giữa LUNA và UST là nguyên tắc cơ bản để ổn định giá UST ở 1 USD. Cụ thể, nếu giá UST cao hơn giá 1 USD, người dùng có thể quy đổi 1 USD giá trị LUNA lấy 1 UST.
Ngược lại, nếu giá UST xuống dưới giá 1 USD, các nhà đầu tư sẽ quy đổi 1 UST lấy 1 USD giá trị LUNA, qua đó giảm lượng cung và đẩy giá trị của đồng tiền này về lại mức 1 USD như ban đầu. Tuy nhiên, lý thuyết và thực tế lại có một khoảng cách quá xa. Hiện tỷ giá UST-USD đã không thể giữ ở mức 1:1 ban đầu, mà tụt xuống 0,0001 USD mỗi đồng.
Sau cú sụp của LUNA, hàng trăm nhà đầu tư “than khóc” trên các trang mạng xã hội, thậm chí đòi Do Kwon, đồng sáng lập dự án Terraform Labs, bồi thường cho tổn thất của họ.
Kim, một doanh nhân 28 tuổi sống tại Hàn Quốc, chia sẻ giấc mơ mua nhà riêng của anh đã tan vỡ sau khi mất trắng 40 triệu won (31.000 USD) vào LUNA. “Tôi dự tính mua nhà ở khu đất vàng ở Hàn Quốc để sớm chuyển ra ở riêng. Nhưng bây giờ đến tiền thuê nhà hàng tháng tôi còn chẳng có”, anh tâm sự với Yonhap News.
Trường hợp cũng diễn ra tương tự với Yang (30 tuổi) khi anh vướng vào cảnh nợ nần vì đã vay 50 triệu won (39.000 USD) để đầu tư vào dự án tiền mã hóa này. “Tôi bị hấp dẫn khi nhìn thấy những người xung quanh lãi đến hàng trăm triệu won chỉ nhờ đầu tư vào tiền mã hóa. Nhưng khoản tiền của tôi sau khi đổ vào giờ chẳng còn lại gì. Tôi cảm thấy rất đau khổ”, anh bộc bạch.
Về phía mình, để cứu lấy dự án, Do Kwon dự kiến khởi chạy mạng Terra mới bằng cách sử dụng kỹ thuật "hard fork", tua ngược blockchain Terra về thời điểm trước vụ tấn công. Thế nhưng, kế hoạch này hiện còn bỏ ngỏ ngày hoàn thành. Chính quyền Hàn Quốc dường như cũng không có biện pháp hiệu quả để bảo vệ các nhà đầu tư trước cơn thảm họa tiền số này.Trước đó, các nhà chức trách Hàn Quốc đã có động thái quyết liệt sau cú sập của LUNA. Quốc gia này thành lập một đội điều tra và truy tố đặc biệt nhằm xác minh vụ sụp đổ của hệ sinh thái Terra. Tổ chức này được trước đó được gọi với biệt danh “Tử thần Yeoui-do”, được đặt theo tên của khu tài chính Yeoui-do tại Seoul.