Tính năng giao dịch P2P trên sàn tiền số Binance quá tải, giá USDT tăng vọt vì nhà đầu tư bán tháo, tìm nơi trú ẩn.
Tối ngày 11/5, người dùng tại Việt Nam nhận thông báo “Hệ thống đang quá tải. Vui lòng thử lại sau" khi sử dụng một số tính năng của Binance. Lỗi này xuất hiện với cả người dùng ứng dụng di động và phiên bản web của sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới.
Cụ thể, lỗi xảy ra phổ biến nhất ở chức năng giao dịch P2P (Peer-to-Peer), thường được người dùng sử dụng để mua USDT, loại stablecoin phổ biến nhất. Việc Binance gặp lỗi gây khó khăn cho nhà đầu tư muốn bơm vốn lên sàn để “bắt đáy” nhiều đồng tiền số giảm giá mạnh trong ngày 11/5. Tới 21h cùng ngày, Binance thông báo "Bảo trì hệ thống", người dùng hiện không thể sử dụng tính năng này.
“Nhiều đồng tiền số giảm sâu, rơi về mốc giá tốt, đáng để đầu tư nên tôi lên Binance để mua USDT ‘bắt đáy’. Tuy nhiên, sàn gặp lỗi, tôi không mua được USDT, lỡ mất vùng giá tốt”,Nguyễn Quang Nguyên, nhà đầu tư cá nhân ngụ quận Tân Phú, TP.HCM chia sẻ với Zing.
Ngoài ra, trước khi sàn gặp vấn đề, giá USDT được bán trên nền tảng P2P của Binance cũng tăng mạnh trong hôm nay. Người bán đặt giá 24.700-25.000 đồng/USDT. Tăng khoảng 1.000-1.200 đồng so với thông thường.
Giá USDT trên thị trường P2P thường biến động mỗi lần thị trường tiền sập giá, nhu cầu nhà đầu tư “bắt đáy” tăng cao. Đợt giảm giá vào 4/12/2021 cũng chứng kiến mức tăng mạnh của stablecoin. Ở lúc cao điểm, Tether được người bán đặt giá 27.000 đồng/USDT.
Việc giá USTD tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư “chùn bước”, bỏ qua cơ hội “bắt đáy”. Phần lớn các giao dịch tiền số hiện tại được thực hiện thông qua các stablecoin, tiêu biểu là USDT. Để mua coin/token khác, nhà đầu tư phải có loại tiền số này. Người tham gia sẽ dùng tiền pháp định (USD, VNĐ, EUR…) để mua USDT. Một USDT có tỷ giá hối đoái tương đương một USD.
Về nguyên tắc, giá của stablecoin là không đổi. Tuy nhiên, khi thị trường biến động, giá trị của token này sẽ phụ thuộc vào người bán và người mua. Một trong những cách phổ biến nhất để mua bán USDT là thông qua nền tảng P2P. Đây là phương thức giao dịch tiền mã hóa ngang hàng giữa người dùng này với người dùng khác.
Tối 11/5, thị trường tiền số tiếp tục chìm trong sắc đỏ bởi những tin tức tiêu cực từ dự án Terra. Do Kwon, đồng sáng lập dự án Terra thông báo trên Twitter việc tăng tốc độ đốt UST để cứu giá stablecoin này. Quyết định này sẽ khiến LUNA, token quản trị của giao thức dư cung, dẫn đến giảm giá.
Giá LUNA hiện ở mức 1,59 USD, giảm 95% so với 24 giờ trước đó. Cú sập của LUNA khiến toàn thị trường chìm trong sắc đỏ, Bitcoin rơi về mốc 29.700 USD, thấp nhất kể từ năm 2021. BNB, XRP, SOL, ADA, DOT, DOGE đều giảm 10-20% giá trị so với 24 giờ trước đó.
Ngày 10/5, Binance thông báo ngừng hỗ trợ rút tiền với UST và LUNA của hệ sinh thái Terra vì quá tải. Tới giờ, tính năng này vẫn chưa được mở lại.
Tối ngày 11/5, người dùng tại Việt Nam nhận thông báo “Hệ thống đang quá tải. Vui lòng thử lại sau" khi sử dụng một số tính năng của Binance. Lỗi này xuất hiện với cả người dùng ứng dụng di động và phiên bản web của sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới.
Cụ thể, lỗi xảy ra phổ biến nhất ở chức năng giao dịch P2P (Peer-to-Peer), thường được người dùng sử dụng để mua USDT, loại stablecoin phổ biến nhất. Việc Binance gặp lỗi gây khó khăn cho nhà đầu tư muốn bơm vốn lên sàn để “bắt đáy” nhiều đồng tiền số giảm giá mạnh trong ngày 11/5. Tới 21h cùng ngày, Binance thông báo "Bảo trì hệ thống", người dùng hiện không thể sử dụng tính năng này.
Ngoài ra, trước khi sàn gặp vấn đề, giá USDT được bán trên nền tảng P2P của Binance cũng tăng mạnh trong hôm nay. Người bán đặt giá 24.700-25.000 đồng/USDT. Tăng khoảng 1.000-1.200 đồng so với thông thường.
Giá USDT trên thị trường P2P thường biến động mỗi lần thị trường tiền sập giá, nhu cầu nhà đầu tư “bắt đáy” tăng cao. Đợt giảm giá vào 4/12/2021 cũng chứng kiến mức tăng mạnh của stablecoin. Ở lúc cao điểm, Tether được người bán đặt giá 27.000 đồng/USDT.
Việc giá USTD tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư “chùn bước”, bỏ qua cơ hội “bắt đáy”. Phần lớn các giao dịch tiền số hiện tại được thực hiện thông qua các stablecoin, tiêu biểu là USDT. Để mua coin/token khác, nhà đầu tư phải có loại tiền số này. Người tham gia sẽ dùng tiền pháp định (USD, VNĐ, EUR…) để mua USDT. Một USDT có tỷ giá hối đoái tương đương một USD.
Về nguyên tắc, giá của stablecoin là không đổi. Tuy nhiên, khi thị trường biến động, giá trị của token này sẽ phụ thuộc vào người bán và người mua. Một trong những cách phổ biến nhất để mua bán USDT là thông qua nền tảng P2P. Đây là phương thức giao dịch tiền mã hóa ngang hàng giữa người dùng này với người dùng khác.
Tối 11/5, thị trường tiền số tiếp tục chìm trong sắc đỏ bởi những tin tức tiêu cực từ dự án Terra. Do Kwon, đồng sáng lập dự án Terra thông báo trên Twitter việc tăng tốc độ đốt UST để cứu giá stablecoin này. Quyết định này sẽ khiến LUNA, token quản trị của giao thức dư cung, dẫn đến giảm giá.
Giá LUNA hiện ở mức 1,59 USD, giảm 95% so với 24 giờ trước đó. Cú sập của LUNA khiến toàn thị trường chìm trong sắc đỏ, Bitcoin rơi về mốc 29.700 USD, thấp nhất kể từ năm 2021. BNB, XRP, SOL, ADA, DOT, DOGE đều giảm 10-20% giá trị so với 24 giờ trước đó.
Ngày 10/5, Binance thông báo ngừng hỗ trợ rút tiền với UST và LUNA của hệ sinh thái Terra vì quá tải. Tới giờ, tính năng này vẫn chưa được mở lại.