NFT là khái niệm làm “dậy sóng” cộng đồng nghệ thuật và công nghệ suốt năm qua với hàng loạt dự án khiến nhiều người tranh nhau miếng bánh béo bở. Đơn cử có các tác phẩm nghệ thuật với giá giao dịch lên đến hàng chục triệu USD của Beeple Pak; hay thương hiệu NBA Top Shot cũng thương mại hóa khoảnh khắc “xuất thần” của các tuyển thủ siêu sao bằng hình thức NFT và đạt doanh thu hơn 750 triệu USD. Đây là những NFT “tĩnh”, phần ứng dụng phổ biến nhất của loại hình tài sản số này.
Phía hậu trường, cộng đồng đang chứng kiến hướng đi mới của NFT “động”, mang lại những ứng dụng to lớn khác đối với tương lai của các nội dung sáng tạo và nghệ thuật. NFT đang dần thay đổi cách các dự án sáng tạo được đầu tư, chia sẻ; được kỳ vọng có thể tái định hình mối quan hệ đơn chiều giữa nghệ sĩ và khán giả.
Một trong những vấn đề khó giải quyết của các nhà sáng tạo nội dung khi mang sản phẩm đi duyệt đầu tư là tính cá nhân của người thẩm định. Dự án bị đánh giá không tốt bởi cá nhân những nhà đầu tư/quỹ đầu tư không có nghĩa là dự án đó sẽ không được khán giả yêu thích. Tuy vậy, nhiều nghệ sĩ trẻ thường phải thuyết phục nhà đầu tư hoặc chỉnh sửa dự án xuôi theo ý kiến của “cá mập”.
Với đặc điểm minh bạch và phi tập trung mà NFT được thừa hưởng từ công nghệ blockchain mang lại, các nhà sáng tạo nội dung có thể cổ phần hóa dự án, chia nhỏ phần đóng góp đến mức tối thiểu để đón luồng vốn từ cộng đồng người dùng cá nhân, thay vì tập trung vào tay một vài đơn vị “ít về số lượng, nhiều về ngân lượng”. Khi được cởi trói tài chính, nhà sáng tạo nội dung sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển ý tưởng cho sản phẩm của mình.
Một điểm rủi ro cố hữu khác của các sản phẩm nghệ thuật xuất phát từ yếu tố “ai mà biết”. Phải đến khi sản phẩm ra mắt, các nghệ sĩ mới đo lường chính xác khán giả có ủng hộ “đứa con tinh thần” của mình không. Do vậy, nhiều sản phẩm âm nhạc, điện ảnh được đầu tư tiền tỷ nhưng lại “trật nhịp” với khán giả bởi không hợp khẩu số đông vào thời điểm ra mắt.
Tuy nhiên, với phương thức chia nhỏ quyền sở hữu đối với dự án, khán giả sẽ được tham gia quá trình hình thành sản phẩm từ đầu. Những dự án được yêu thích cũng dần hình thành cộng đồng nhà đầu tư, qua đó đánh giá được tín hiệu từ người xem, người nghe; người làm nội dung cũng sớm nắm được những phản hồi đối với tác phẩm.
Ngoài ra, cộng đồng đầu tư sẽ đi cùng tác phẩm, giúp dự án dễ dàng có được giá trị quảng bá truyền miệng hiệu quả hơn ngay từ giai đoạn khởi đầu đến khi ra lò.
Kết nối với khán giả bằng NFT cũng mở ra nhiều khả năng tương tác mới cho nhà sáng tạo nội dung. Các dự án sáng tạo, truyền thông đang thiết kế thêm nhiều hoạt động, trao đặc quyền giải trí và giá trị gia tăng cho chủ sở hữu NFT. Khán giả có thể tham dự một buổi hòa nhạc ấm cúng, buổi xem phim đặc biệt hay nhận những đồ lưu niệm độc nhất khi nắm giữ lượng NFT nhất định của dự án.
Vừa qua, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là một trong những nghệ sĩ tiên phong trong trào lưu cổ phần hóa tài sản sáng tạo của mình bằng việc phát hành NFT từ kênh YouTube Nguyễn Văn Chung Music. Sau một tháng nhận nguồn đầu tư mới, kênh tăng trưởng 145% - một tín hiệu khả quan cho hướng phát triển mới.
Ngoài ra, dự án “Chó săn” của đạo diễn Phạm Thanh Hải cũng trở thành phim điện ảnh xung phong khai phá địa hạt chia sẻ doanh thu cho cộng đồng, mở ra cơ hội cho những dự án điện ảnh khác trong tương lai.
Phía hậu trường, cộng đồng đang chứng kiến hướng đi mới của NFT “động”, mang lại những ứng dụng to lớn khác đối với tương lai của các nội dung sáng tạo và nghệ thuật. NFT đang dần thay đổi cách các dự án sáng tạo được đầu tư, chia sẻ; được kỳ vọng có thể tái định hình mối quan hệ đơn chiều giữa nghệ sĩ và khán giả.
Thêm “con đường” cho nhà sáng tạo
Để một dự án âm nhạc, điện ảnh được ra đời hay một kênh nội dung được phát triển bền vững, bài toán kinh phí luôn xoay nhà sáng tạo chóng mặt. Với hình thức gọi vốn truyền thống, một nhà sáng tạo (ca sĩ, đạo diễn, diễn viên...) phải “chào hàng” dự án của mình với các nhà sản xuất lớn (thường là các công ty, nhãn hàng) và chờ đợi cái gật đầu.Một trong những vấn đề khó giải quyết của các nhà sáng tạo nội dung khi mang sản phẩm đi duyệt đầu tư là tính cá nhân của người thẩm định. Dự án bị đánh giá không tốt bởi cá nhân những nhà đầu tư/quỹ đầu tư không có nghĩa là dự án đó sẽ không được khán giả yêu thích. Tuy vậy, nhiều nghệ sĩ trẻ thường phải thuyết phục nhà đầu tư hoặc chỉnh sửa dự án xuôi theo ý kiến của “cá mập”.
Với đặc điểm minh bạch và phi tập trung mà NFT được thừa hưởng từ công nghệ blockchain mang lại, các nhà sáng tạo nội dung có thể cổ phần hóa dự án, chia nhỏ phần đóng góp đến mức tối thiểu để đón luồng vốn từ cộng đồng người dùng cá nhân, thay vì tập trung vào tay một vài đơn vị “ít về số lượng, nhiều về ngân lượng”. Khi được cởi trói tài chính, nhà sáng tạo nội dung sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển ý tưởng cho sản phẩm của mình.
Một điểm rủi ro cố hữu khác của các sản phẩm nghệ thuật xuất phát từ yếu tố “ai mà biết”. Phải đến khi sản phẩm ra mắt, các nghệ sĩ mới đo lường chính xác khán giả có ủng hộ “đứa con tinh thần” của mình không. Do vậy, nhiều sản phẩm âm nhạc, điện ảnh được đầu tư tiền tỷ nhưng lại “trật nhịp” với khán giả bởi không hợp khẩu số đông vào thời điểm ra mắt.
Tuy nhiên, với phương thức chia nhỏ quyền sở hữu đối với dự án, khán giả sẽ được tham gia quá trình hình thành sản phẩm từ đầu. Những dự án được yêu thích cũng dần hình thành cộng đồng nhà đầu tư, qua đó đánh giá được tín hiệu từ người xem, người nghe; người làm nội dung cũng sớm nắm được những phản hồi đối với tác phẩm.
Ngoài ra, cộng đồng đầu tư sẽ đi cùng tác phẩm, giúp dự án dễ dàng có được giá trị quảng bá truyền miệng hiệu quả hơn ngay từ giai đoạn khởi đầu đến khi ra lò.
Thêm quyền lợi cho khán giả
Với hướng tiếp cận đầu tư cộng đồng, các nhà sáng tạo cũng xem khán giả là một phần chính của dự án, trong đó mỗi khán giả tự trở thành một cổ đông của kênh YouTube, dự án điện ảnh hay tác phẩm âm nhạc. Khi sản phẩm có chất lượng tốt, được khán giả yêu thích thì nguồn lợi của nhà sáng tạo cũng được chia sẻ lại cho khán giả. Cộng đồng giờ đây vừa là khán giả, vừa là cổ đông.Kết nối với khán giả bằng NFT cũng mở ra nhiều khả năng tương tác mới cho nhà sáng tạo nội dung. Các dự án sáng tạo, truyền thông đang thiết kế thêm nhiều hoạt động, trao đặc quyền giải trí và giá trị gia tăng cho chủ sở hữu NFT. Khán giả có thể tham dự một buổi hòa nhạc ấm cúng, buổi xem phim đặc biệt hay nhận những đồ lưu niệm độc nhất khi nắm giữ lượng NFT nhất định của dự án.
Vừa qua, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là một trong những nghệ sĩ tiên phong trong trào lưu cổ phần hóa tài sản sáng tạo của mình bằng việc phát hành NFT từ kênh YouTube Nguyễn Văn Chung Music. Sau một tháng nhận nguồn đầu tư mới, kênh tăng trưởng 145% - một tín hiệu khả quan cho hướng phát triển mới.
Ngoài ra, dự án “Chó săn” của đạo diễn Phạm Thanh Hải cũng trở thành phim điện ảnh xung phong khai phá địa hạt chia sẻ doanh thu cho cộng đồng, mở ra cơ hội cho những dự án điện ảnh khác trong tương lai.