Các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã phát cảnh báo về tiền mã hoá lên các ngân hàng sau sự sụp đổ đột ngột của sàn giao dịch FTX.
Ba cơ quan quản lý ngân hàng chính của Mỹ bao gồm Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) và Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã đưa ra một cảnh báo chung nhắc nhở các ngân hàng về nghĩa vụ “an toàn và lành mạnh”, đồng thời vạch ra những rủi ro mà các cơ quan quản lý nhìn thấy được trong lĩnh vực tiền mã hoá.
Theo đó, một số rủi ro mà giới quan chức đã xác định bao gồm:
Tuy nhiên, phía các ngân hàng được cho là bị liên đới trực tiếp, ở đây có ngân hàng phố Wall Signature Bank, thuộc quản lý của liên bang, đã phủ nhận rằng ngân hàng không cho vay, cũng không giao dịch, đầu tư hay lưu ký tài sản tiền mã hoá.
Ngân hàng phân trần về hệ luỵ liên quan đến sự sụp đổ của FTX:
Các ngân hàng thế giới đang chầm chậm tích hợp công nghệ tiền mã hoá vào ứng dụng. Danh sách các ngân hàng đã ra mắt dịch vụ lưu ký crypto bao gồm DBS (Singapore), N26 (Đức), Societe Generale (Pháp), Bank of New York Mellon (Mỹ),… Một số ngân hàng còn khởi chạy blockchain và đồng tiền riêng của mình, mới đây ngân hàng Sber (Nga) đã tích hợp ví Metamask vào hệ thống thanh toán.
Ba cơ quan quản lý ngân hàng chính của Mỹ bao gồm Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) và Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã đưa ra một cảnh báo chung nhắc nhở các ngân hàng về nghĩa vụ “an toàn và lành mạnh”, đồng thời vạch ra những rủi ro mà các cơ quan quản lý nhìn thấy được trong lĩnh vực tiền mã hoá.
Theo đó, một số rủi ro mà giới quan chức đã xác định bao gồm:
- Gian lận và lừa đảo;
- Những bất ổn pháp lý xung quanh quyền cất giữ tài sản;
- Tuyên bố, quảng cáo gây hiểu lầm của các công ty crypto;
- Tính nhạy cảm, dễ dàng lây lan của ngành tiền mã hoá.
Phía quản lý còn trích dẫn về sự thất bại của FTX:“Dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm của các cơ quan cho đến nay, chúng tôi tin rằng việc phát hành hoặc nắm giữ dưới dạng tài sản tiền mã hoá trên mạng mở, công khai và/hoặc phi tập trung hay hệ thống công nghệ tương tự có khả năng rất cao là không phù hợp với thước đo an toàn và lành mạnh của một ngân hàng.”
Ngoài ra, mối quan hệ của các ngân hàng với các công ty lĩnh vực crypto cũng được xem xét kỹ lưỡng sau chuỗi diễn biến không ngờ liên quan đến token FTT. Trước đây cựu CEO Sam Bankman-Fried đã sử dụng FTT làm tài sản thế chấp cho các khoản vay từ quỹ đầu tư chị em Alameda Research, hay thậm chí mua lại Blockfolio và thành toán 94% bằng FTT. Song, vào ngày 21/12, SEC đã kết luận FTT chính là chứng khoán, đồng nghĩa với việc FTX đã thao túng giá FTT lừa đảo nhà đầu tư cũng như vi phạm luật chứng khoán.“Những rủi ro đáng kể được nêu bật bởi những thất bại gần đây của một số công ty tiền mã hoá hàng đầu, các cơ quan sẽ tiếp tục thận trọng đối với các hoạt động và rủi ro liên quan đến tài sản tiền mã hoá và xem xét từng đề xuất riêng biệt theo từng tổ chức ngân hàng.”
Tuy nhiên, phía các ngân hàng được cho là bị liên đới trực tiếp, ở đây có ngân hàng phố Wall Signature Bank, thuộc quản lý của liên bang, đã phủ nhận rằng ngân hàng không cho vay, cũng không giao dịch, đầu tư hay lưu ký tài sản tiền mã hoá.
Ngân hàng phân trần về hệ luỵ liên quan đến sự sụp đổ của FTX:
“Gần 1/4 tổng số tiền gửi, tức 25% của khoảng 103 tỷ USD mà Signature Bank đang nắm giữ, đến từ ngành crypto, tính đến tháng 09/2022. Tuy nhiên, với hàng loạt sự cố hy hữu, Signature đã quyết định cắt giảm mức tiếp xúc xuống dưới 15%.”
Các ngân hàng thế giới đang chầm chậm tích hợp công nghệ tiền mã hoá vào ứng dụng. Danh sách các ngân hàng đã ra mắt dịch vụ lưu ký crypto bao gồm DBS (Singapore), N26 (Đức), Societe Generale (Pháp), Bank of New York Mellon (Mỹ),… Một số ngân hàng còn khởi chạy blockchain và đồng tiền riêng của mình, mới đây ngân hàng Sber (Nga) đã tích hợp ví Metamask vào hệ thống thanh toán.