Trải nghiệm thực tế ảo (metaverse) đang ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đem lại nhiều cảm xúc.
Khi trào lưu metaverse bắt đầu nổi lên, người dùng đã kỳ vọng nó có thể sớm trở thành một thế giới 3D, chân thực và sống động như trong bộ phim Ma trận nổi tiếng. Dù vậy, những giải pháp metaverse hiện tại vẫn chưa đem đến nhiều cảm xúc cho người dùng. Nhiều người cho biết thực tế ảo vẫn chỉ là ý tưởng sơ khai.
Mới đây, một buổi trình diễn âm nhạc để kỷ niệm việc phát hành một loạt NFT mới của họa sĩ người Na Uy Bjarne Melgaard được tổ chức trong metaverse Decentraland.
Melgaard đang phát hành 1.122 hình ảnh nổi bật về đồ họa dưới dạng NFT. Lễ hội âm nhạc trong thế giởi ảo được tạo ra nhằm tôn vinh cho sự kiện này. NFT của Melgaard đều dựa trên tác phẩm điêu khắc mà ông đã tạo ra có tên "The Lightbulb Man", được đặt tại Phòng trưng bày Quốc gia Na Uy.
Lễ hội âm nhạc được tổ chức trong metaverse có rất nhiều điểm tương đồng đời thực. Ảnh: Business Insider.
Theo trải nghiệm từ tác giả Ben Gilbert của Insider, ông cảm thấy khá hào hứng khi hòa mình vào một lễ hội âm nhạc trong metaverse. Cụ thể, Gilbert cho rằng lễ hội âm nhạc này giống như một phiên bản thu nhỏ của các sự kiện ngoài đời thực.
Nhiều thể loại âm nhạc sống động được trình diễn, tương tự như sự kiện của tựa game "Fortnite" với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi như Travis Scott và Ariana Grande.
Nhiều bình luận trên mạng xã hội đã nhanh chóng so sánh buổi lễ âm nhạc này với trò chơi "Second Life", tự game thế giới ảo ra mắt vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, Gilbert cho biết phiên bản web của Decentraland lại không dễ dàng truy cập như các trò chơi độc lập.
Thay vì một không gian ảo được chia sẻ chung, nó được biến thành các thế giới riêng lẻ do người dùng sở hữu và vận hành với giá hàng nghìn USD. Trong đó, buổi biểu diễn âm nhạc là không gian duy nhất mà người dùng có thể ghé thăm thông qua một liên kết trực tiếp.
Đáng tiếc, sự kiện này không có nhiều người dùng tham gia và chưa tạo được sức hút. Theo trải nghiệm của Gilbert, người dùng chỉ có thể thả một vài biểu tượng cảm xúc, đi loanh quanh và nhảy trong hình nhân vật đã chọn trước đó.
Trong các hoạt động khác, tác giả đã khám phá một ngôi nhà bên cạnh sàn nhảy, nhưng âm nhạc đột ngột ngắt ngay khi Gilbert vừa đi ra khỏi khu vực đó. Ông cho rằng điều này làm người dùng cảm thấy chưa chân thật vì trong thực tế, âm thanh sẽ nhỏ dần khi chúng ta rời xa khu vực phát nhạc.
Ngoài ra, tác giả chia sẻ rằng trải nghiệm về buổi trình diễn nhạc trên metaverse chưa thực sự đem lại nhiều cảm xúc. Người dùng chỉ như đang xem một trò chơi mà không có nhiều hoạt động tương tác.
Khi trào lưu metaverse bắt đầu nổi lên, người dùng đã kỳ vọng nó có thể sớm trở thành một thế giới 3D, chân thực và sống động như trong bộ phim Ma trận nổi tiếng. Dù vậy, những giải pháp metaverse hiện tại vẫn chưa đem đến nhiều cảm xúc cho người dùng. Nhiều người cho biết thực tế ảo vẫn chỉ là ý tưởng sơ khai.
Mới đây, một buổi trình diễn âm nhạc để kỷ niệm việc phát hành một loạt NFT mới của họa sĩ người Na Uy Bjarne Melgaard được tổ chức trong metaverse Decentraland.
Melgaard đang phát hành 1.122 hình ảnh nổi bật về đồ họa dưới dạng NFT. Lễ hội âm nhạc trong thế giởi ảo được tạo ra nhằm tôn vinh cho sự kiện này. NFT của Melgaard đều dựa trên tác phẩm điêu khắc mà ông đã tạo ra có tên "The Lightbulb Man", được đặt tại Phòng trưng bày Quốc gia Na Uy.
Lễ hội âm nhạc được tổ chức trong metaverse có rất nhiều điểm tương đồng đời thực. Ảnh: Business Insider.
Theo trải nghiệm từ tác giả Ben Gilbert của Insider, ông cảm thấy khá hào hứng khi hòa mình vào một lễ hội âm nhạc trong metaverse. Cụ thể, Gilbert cho rằng lễ hội âm nhạc này giống như một phiên bản thu nhỏ của các sự kiện ngoài đời thực.
Nhiều thể loại âm nhạc sống động được trình diễn, tương tự như sự kiện của tựa game "Fortnite" với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi như Travis Scott và Ariana Grande.
Nhiều bình luận trên mạng xã hội đã nhanh chóng so sánh buổi lễ âm nhạc này với trò chơi "Second Life", tự game thế giới ảo ra mắt vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, Gilbert cho biết phiên bản web của Decentraland lại không dễ dàng truy cập như các trò chơi độc lập.
Thay vì một không gian ảo được chia sẻ chung, nó được biến thành các thế giới riêng lẻ do người dùng sở hữu và vận hành với giá hàng nghìn USD. Trong đó, buổi biểu diễn âm nhạc là không gian duy nhất mà người dùng có thể ghé thăm thông qua một liên kết trực tiếp.
Đáng tiếc, sự kiện này không có nhiều người dùng tham gia và chưa tạo được sức hút. Theo trải nghiệm của Gilbert, người dùng chỉ có thể thả một vài biểu tượng cảm xúc, đi loanh quanh và nhảy trong hình nhân vật đã chọn trước đó.
Trong các hoạt động khác, tác giả đã khám phá một ngôi nhà bên cạnh sàn nhảy, nhưng âm nhạc đột ngột ngắt ngay khi Gilbert vừa đi ra khỏi khu vực đó. Ông cho rằng điều này làm người dùng cảm thấy chưa chân thật vì trong thực tế, âm thanh sẽ nhỏ dần khi chúng ta rời xa khu vực phát nhạc.
Ngoài ra, tác giả chia sẻ rằng trải nghiệm về buổi trình diễn nhạc trên metaverse chưa thực sự đem lại nhiều cảm xúc. Người dùng chỉ như đang xem một trò chơi mà không có nhiều hoạt động tương tác.
Theo zingnews