Máy lọc nước Kangaroo thành hiện tượng trong ngành quảng cáo
Mặc dù nhận không ít lời chê bai về sự đơn điệu nhưng clip quảng cáo máy lọc nước Kangaroo lại tạo ra hiệu ứng nhận biết thương hiệu cao bất ngờ, theo nhận định của giới chuyên gia.
Một trong những bức ảnh mà cư dân mạng tự chế sau vụ clip quảng cáo của Kangaroo hôm 29/5. 3 ngày sau khi xuất hiện trong buổi truyền hình trực tiếp trận chung kết Champions League, clip quảng cáo máy lọc nước Kangaroo vẫn để lại dư âm trong khán giả cũng như cộng đồng mạng. Trên Google, nếu gõ từ khóa máy lọc nước hàng đầu Việt Nam, sẽ có tới hơn 9 triệu kết quả và phần lớn đều gắn với thương hiệu Kangaroo. Trong khi đó, thay vì chỉ chia sẻ clip quảng cáo thu lại từ truyền hình, các thành viên diễn đàn đang chế biến "siêu phẩm" này thành nhạc chờ, nhạc chuông hay những clip mới để gửi cho nhau nghe.
Một học sinh trường trung học Amsterdam còn remix lại clip quảng cáo này thành một đoạn nhạc dance. Sau khi tung lên mạng hơn một ngày, clip này đã tạo ra một cơn sốt Kangaroo mới với hơn 100.000 lần xem, đây là chưa kể đến lượng truy cập của nhiều trang tin điện tử khác tải về và được xem trên đó.
Trao đổi với VnExpress.net, một đại diện của của hãng Kangaroo cho biết, clip quảng cáo được thực hiện với mục đích tạo khác biệt và độc đáo so với clip khác được phát trên truyền hình cùng thời điểm. "Quả thật, khi đưa ra clip này, chúng tôi không lường trước được rằng hiệu ứng của nó lại lan truyền đến như vậy", vị đại diện này nói.
Một nguồn tin từ Kangaroo tiết lộ vài giờ sau trận đấu, đường dây nóng của công ty bị nghẽn vì các cuộc gọi liên tục đổ về. Tổng đài 82x7 cũng ghi nhận được khoảng 2.000 tin nhắn gửi tới, với các ý kiến trái chiều. Người tỏ vẻ giận dữ, số khác lại hỏi thăm về sản phẩm. Đã có lúc lãnh đạo hãng định phê bình nhóm đưa ra ý tưởng quảng cáo.
"Nhưng đến lúc này, chúng tôi ghi nhận đó là sự thành công về mặt quảng bá hình ảnh, khi doanh số bán hàng tăng cao", nguồn tin này chia sẻ.
Ông Bùi Quang Vĩnh, Giảng viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, người khá am hiểu lĩnh vực marketing cho rằng, dưới góc độ tạo hiệu ứng nhận biết thương hiệu với thủ thuật teasing (còn gọi là quảng cáo trêu ngươi), và repeating (lặp lại), thì nhãn hàng này đã đạt được mục tiêu. Rất nhiều người chỉ hôm trước còn không biết máy lọc nước Kangaroo là gì, thì nay đã nhớ và thuộc tên của nó.
"Có thể người ta sẽ không mua, nhưng chắc chắn sẽ xem nó là cái gì mà đã gây 'bức xúc', và nếu thật sự nó là một sản phẩm tốt và giá phải chăng thì người ta cũng sẵn sàng mua nó", ông Vĩnh nói.
Nhãn hiệu Kangaroo được giới hâm mộ thể thao chế tác. Giảng viên này nhận xét thêm, clip quảng cáo của Kangaroo không phản cảm, hay vi phạm thuần phong mỹ tục hay quá lố, chỉ có điều nó hơi đơn điệu về màu sắc, hình ảnh và âm thanh.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở TP HCM nhận xét với chi phí bỏ ra chỉ khoảng 30-50 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo trên truyền hình thì việc tạo ra hiệu ứng lan tỏa như Kangaroo được coi là thành công. Mức chi phí này theo ông là quá nhỏ cho một chiến dịch truyền thông.
Trong khi đó, giám đốc marketing của một tập đoàn nước ngoài lớn nhận xét, về mức độ nhận biết thương hiệu, Kangaroo đã đạt được hiệu quả lớn chỉ trong một thời gian ngắn với hiệu ứng lan truyền cực nhanh và mạnh qua mạng xã hội và Google. Hiện tại, nếu nói đến máy lọc nước, rất nhiều người sẽ nghĩ tới Kangaroo vì thương hiệu này lây lan như virus trên các trang mạng xã hội, ông này nói.
Tuy nhiên, vị giám đốc marketing này cũng cho rằng, mức độ nhận biết thương hiệu tăng vọt cũng có những điểm yếu nhất định. Việc tạo ra mức độ nhận biết quá nhanh thường phải tạo ra bằng một cú sốc hoặc làm điều gì đó khác thường. Trong trường hợp của Kangaroo, dù họ không làm điều gì trái thuần phong mỹ tục nhưng khó có thể gây thiện cảm với một clip đơn điệu như vậy. Vì thế, công ty này phải rất cẩn trọng khi giao tiếp với khách hàng và giới truyền thông bởi khủng hoảng rất dễ xảy ra, ông này nhận xét.
Mặc dù nhận không ít lời chê bai về sự đơn điệu nhưng clip quảng cáo máy lọc nước Kangaroo lại tạo ra hiệu ứng nhận biết thương hiệu cao bất ngờ, theo nhận định của giới chuyên gia.
Một trong những bức ảnh mà cư dân mạng tự chế sau vụ clip quảng cáo của Kangaroo hôm 29/5. 3 ngày sau khi xuất hiện trong buổi truyền hình trực tiếp trận chung kết Champions League, clip quảng cáo máy lọc nước Kangaroo vẫn để lại dư âm trong khán giả cũng như cộng đồng mạng. Trên Google, nếu gõ từ khóa máy lọc nước hàng đầu Việt Nam, sẽ có tới hơn 9 triệu kết quả và phần lớn đều gắn với thương hiệu Kangaroo. Trong khi đó, thay vì chỉ chia sẻ clip quảng cáo thu lại từ truyền hình, các thành viên diễn đàn đang chế biến "siêu phẩm" này thành nhạc chờ, nhạc chuông hay những clip mới để gửi cho nhau nghe.
Một học sinh trường trung học Amsterdam còn remix lại clip quảng cáo này thành một đoạn nhạc dance. Sau khi tung lên mạng hơn một ngày, clip này đã tạo ra một cơn sốt Kangaroo mới với hơn 100.000 lần xem, đây là chưa kể đến lượng truy cập của nhiều trang tin điện tử khác tải về và được xem trên đó.
Trao đổi với VnExpress.net, một đại diện của của hãng Kangaroo cho biết, clip quảng cáo được thực hiện với mục đích tạo khác biệt và độc đáo so với clip khác được phát trên truyền hình cùng thời điểm. "Quả thật, khi đưa ra clip này, chúng tôi không lường trước được rằng hiệu ứng của nó lại lan truyền đến như vậy", vị đại diện này nói.
Một nguồn tin từ Kangaroo tiết lộ vài giờ sau trận đấu, đường dây nóng của công ty bị nghẽn vì các cuộc gọi liên tục đổ về. Tổng đài 82x7 cũng ghi nhận được khoảng 2.000 tin nhắn gửi tới, với các ý kiến trái chiều. Người tỏ vẻ giận dữ, số khác lại hỏi thăm về sản phẩm. Đã có lúc lãnh đạo hãng định phê bình nhóm đưa ra ý tưởng quảng cáo.
"Nhưng đến lúc này, chúng tôi ghi nhận đó là sự thành công về mặt quảng bá hình ảnh, khi doanh số bán hàng tăng cao", nguồn tin này chia sẻ.
Ông Bùi Quang Vĩnh, Giảng viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, người khá am hiểu lĩnh vực marketing cho rằng, dưới góc độ tạo hiệu ứng nhận biết thương hiệu với thủ thuật teasing (còn gọi là quảng cáo trêu ngươi), và repeating (lặp lại), thì nhãn hàng này đã đạt được mục tiêu. Rất nhiều người chỉ hôm trước còn không biết máy lọc nước Kangaroo là gì, thì nay đã nhớ và thuộc tên của nó.
"Có thể người ta sẽ không mua, nhưng chắc chắn sẽ xem nó là cái gì mà đã gây 'bức xúc', và nếu thật sự nó là một sản phẩm tốt và giá phải chăng thì người ta cũng sẵn sàng mua nó", ông Vĩnh nói.
Nhãn hiệu Kangaroo được giới hâm mộ thể thao chế tác. Giảng viên này nhận xét thêm, clip quảng cáo của Kangaroo không phản cảm, hay vi phạm thuần phong mỹ tục hay quá lố, chỉ có điều nó hơi đơn điệu về màu sắc, hình ảnh và âm thanh.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở TP HCM nhận xét với chi phí bỏ ra chỉ khoảng 30-50 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo trên truyền hình thì việc tạo ra hiệu ứng lan tỏa như Kangaroo được coi là thành công. Mức chi phí này theo ông là quá nhỏ cho một chiến dịch truyền thông.
Trong khi đó, giám đốc marketing của một tập đoàn nước ngoài lớn nhận xét, về mức độ nhận biết thương hiệu, Kangaroo đã đạt được hiệu quả lớn chỉ trong một thời gian ngắn với hiệu ứng lan truyền cực nhanh và mạnh qua mạng xã hội và Google. Hiện tại, nếu nói đến máy lọc nước, rất nhiều người sẽ nghĩ tới Kangaroo vì thương hiệu này lây lan như virus trên các trang mạng xã hội, ông này nói.
Tuy nhiên, vị giám đốc marketing này cũng cho rằng, mức độ nhận biết thương hiệu tăng vọt cũng có những điểm yếu nhất định. Việc tạo ra mức độ nhận biết quá nhanh thường phải tạo ra bằng một cú sốc hoặc làm điều gì đó khác thường. Trong trường hợp của Kangaroo, dù họ không làm điều gì trái thuần phong mỹ tục nhưng khó có thể gây thiện cảm với một clip đơn điệu như vậy. Vì thế, công ty này phải rất cẩn trọng khi giao tiếp với khách hàng và giới truyền thông bởi khủng hoảng rất dễ xảy ra, ông này nhận xét.