Mango Markets đang đề xuất trả lại tiền cho nạn nhân vụ hack 114 triệu USD tuần trước bằng nhiều token khác nhau.
Cụ thể, Mango Markets sẽ dựa vào ảnh chụp nhanh số dư một giờ trước khi kẻ tấn công thực hiện khoản rút tiền đầu tiên vào lúc 05:19 AM ngày 12/10 (giờ Việt Nam) để tiến hành bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Dự án đã trình bày kế hoạch trên trong một Community Call trên kênh Discord vào sáng nay. DAO sẽ có 72 giờ để bỏ phiếu về đề xuất sau công bố.
Một trong những mục tiêu chính của kế hoạch bồi thường là giảm thiểu sự chênh lệch giữa token người dùng có trước sự cố và token họ sắp sửa nhận được, đồng sáng lập Mango Markets Daffy Durairaj cho biết.
Tất cả hợp đồng futures vĩnh viễn hoặc vốn vay sẽ được thanh toán dựa trên thời gian chụp nhanh và PNL (lãi&lỗ) được chuyển đổi thành USDC. Mango Markets sau đó sẽ đi qua từng token đang sở hữu trong treasury có số dư lớn dần để trả lại số tiền đã vay để giảm thiểu tác động và biến động giá cho người dùng. Token MANGO sẽ được thanh toán cuối cùng, vì giá của MANGO đã thay đổi đáng kể trong thời gian qua, đã mất mốc 50% kể từ vụ hack.
Mango Markets đã bị “đánh sâp” bằng chiêu thức thao túng giá, dẫn đến 114 triệu USD đã bị rút cạn khỏi nền tảng vào ngày 11/10. Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ sự yếu kém trong khối lượng giao dịch trên Mango, tạo điều kiện để kẻ xấu bơm thổi giá, sau đó sử dụng lượng giá trị tài sản ký quỹ đã bị bơm phồng giá trị để vay hàng loạt các tài sản khác và rút tiền đi.
Ngay sau sự cố, kẻ tấn công còn tuyên bố trắng trợn sẽ trả lại một phần tiền nếu Mango Markets cho hắn giữ lại phần lớn tiền và không truy cứu hình sự.
Tuy nhiên đến ngày 16/10, Mango đã thỏa hiệp được với kẻ tấn công Eisenberg, cho phép hắn giữ lại 47 triệu USD, khoản thưởng bounty lớn nhất từng được chi trả trong ngành tiền mã hóa, và thu hồi thành công 67 triệu USD tiền mã hóa bị đánh cắp.
Tháng 10 đang dẫn đầu về số tiền mã hóa bị đánh cắp nhiều nhất trong năm, theo Chainalysis. Đã có tổng cộng 11 vụ hack để lại tổng thiệt hại lên đến 718 triệu USD trong tháng “trọng điểm” này, chỉ tính đến ngày 12/10.
Cụ thể, Mango Markets sẽ dựa vào ảnh chụp nhanh số dư một giờ trước khi kẻ tấn công thực hiện khoản rút tiền đầu tiên vào lúc 05:19 AM ngày 12/10 (giờ Việt Nam) để tiến hành bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Dự án đã trình bày kế hoạch trên trong một Community Call trên kênh Discord vào sáng nay. DAO sẽ có 72 giờ để bỏ phiếu về đề xuất sau công bố.
Một trong những mục tiêu chính của kế hoạch bồi thường là giảm thiểu sự chênh lệch giữa token người dùng có trước sự cố và token họ sắp sửa nhận được, đồng sáng lập Mango Markets Daffy Durairaj cho biết.
Tất cả hợp đồng futures vĩnh viễn hoặc vốn vay sẽ được thanh toán dựa trên thời gian chụp nhanh và PNL (lãi&lỗ) được chuyển đổi thành USDC. Mango Markets sau đó sẽ đi qua từng token đang sở hữu trong treasury có số dư lớn dần để trả lại số tiền đã vay để giảm thiểu tác động và biến động giá cho người dùng. Token MANGO sẽ được thanh toán cuối cùng, vì giá của MANGO đã thay đổi đáng kể trong thời gian qua, đã mất mốc 50% kể từ vụ hack.
Mango Markets đã bị “đánh sâp” bằng chiêu thức thao túng giá, dẫn đến 114 triệu USD đã bị rút cạn khỏi nền tảng vào ngày 11/10. Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ sự yếu kém trong khối lượng giao dịch trên Mango, tạo điều kiện để kẻ xấu bơm thổi giá, sau đó sử dụng lượng giá trị tài sản ký quỹ đã bị bơm phồng giá trị để vay hàng loạt các tài sản khác và rút tiền đi.
Ngay sau sự cố, kẻ tấn công còn tuyên bố trắng trợn sẽ trả lại một phần tiền nếu Mango Markets cho hắn giữ lại phần lớn tiền và không truy cứu hình sự.
Tuy nhiên đến ngày 16/10, Mango đã thỏa hiệp được với kẻ tấn công Eisenberg, cho phép hắn giữ lại 47 triệu USD, khoản thưởng bounty lớn nhất từng được chi trả trong ngành tiền mã hóa, và thu hồi thành công 67 triệu USD tiền mã hóa bị đánh cắp.
Tháng 10 đang dẫn đầu về số tiền mã hóa bị đánh cắp nhiều nhất trong năm, theo Chainalysis. Đã có tổng cộng 11 vụ hack để lại tổng thiệt hại lên đến 718 triệu USD trong tháng “trọng điểm” này, chỉ tính đến ngày 12/10.