MACD: Chỉ báo dao động cho điểm vào lệnh hiệu quả

chaupham

Junior
Joined
Apr 11, 2018
Messages
114
Reactions
8
MR
0.385
MACD là gì?
Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD) là một trong những chỉ báo dao động đơn giản và hiệu quả nhất. MACD biến hai đường trung bình động theo xu hướng, thành chỉ báo động lượng (momentum oscillator) bằng cách trừ đường trung bình ngắn cho đường trung bình dài hơn.

Kết quả là, MACD là chỉ báo cung cấp tín hiệu tốt nhất: theo xu hướng và động lượng. MACD sẽ dao động trên và dưới đường zero khi các đường trung bình động hội tụ, giao nhau hay phân kỳ. Trader có thể tìm kiếm sự giao cắt của đường signal line (EMA 9), đường trung tâm (mức 0) và phân kỳ để tạo tín hiệu mua/bán. Bởi vì MACD không có điểm giới hạn nên nó không hữu ích để xác định ngưỡng quá mua/quá bán.

MACD được phát triển bởi Gerald Appel vào cuối thập niên 70.

Lưu ý: MACD có thể phát âm là “Mac-Dee”, hoặc “M-A-C-D”.

Dưới đây là biểu đồ với chỉ báo MACD ở bảng điều khiển bên dưới:



macd là gì





Cách tính toán MACD
Đường MACD = (EMA 12-ngày - EMA 26-ngày)

Đường tín hiệu (Signal Line): Đường EMA 9-ngày của Đường MACD

MACD Histogram: Đường MACD - Đường tín hiệu

Đường MACD là kết quả của Đường trung bình động (EMA 12-ngày) trừ đường (EMA 26-ngày). Các đường này sử dụng giá đóng cửa. Đường EMA 9-ngày của MACD được vẽ với chỉ báo để hoạt động như một đường tín hiệu và nhận ra sự thay đổi. Biểu đồ MACD biểu thị sự khác biệt giữa đường MACD và đường tính hiệu EMA 9 ngày. Histogram là dương khi đường MACD nằm trên đường tín hiệu và âm khi đường MACD nằm dưới đường tín hiệu.

Các giá trị 12, 26 và 9 là các thông số điển hình thường dùng với MACD, có thể thay thế các giá trị khác tùy thuộc vào phong cách giao dịch và mục tiêu lợi nhuận của bạn.

Ý nghĩa đường MACD
Như tên gọi của nó, chỉ số MACD xoay quanh sự hội tụ và phân kỳ của hai đường trung bình động. Sự hội tụ xảy ra khi các đường trung bình di chuyển hướng về nhau. Sự phân kỳ xảy ra khi các đường trung bình di chuyển ra xa nhau. Đường trung bình ngắn hơn (12 ngày) thì nhanh hơn và phản ứng với hầu hết các chuyển động của MACD. Đường trung bình dài hơn (26 ngày) thì chậm hơn và ít phản ứng hơn với sự thay đổi giá của cổ phiếu cơ bản.

Đường MACD dao động trên/dưới đường 0 (đường trung tâm). Các điểm giao cắt này báo hiệu rằng EMA 12 đã vượt qua EMA 26. Với chiều hướng phụ thuộc vào hướng cắt của đường trung bình. MACD dương cho thấy đường EMA 12 nằm trên đường EMA 26. Giá trị dương tăng khi EMA 12 càng ra xa EMA 26. Nghĩa là đà tăng giá đang tăng lên. MACD âm cho thấy đường EMA 12 nằm dưới đường EMA 26. Giá trị âm nhiều hơn khi EMA 12 càng xuống dưới xa EMA 26 hơn. Nghĩa là đà giảm giá đang gia tăng.



ý nghĩa đường macd




Trong ví dụ trên, khu vực màu vàng hiển thị đường MACD trong vùng âm khi EMA 12 bên dưới EMA 26. Sự giao cắt ban đầu xảy ra vào cuối tháng 9 (mũi tên đen) và đường MACD di chuyển sâu hơn vào vùng giá trị âm khi EMA 12 chuyển ra xa EMA 26 hơn. Vùng màu cam làm nổi bật khoảng thời gian MACD có giá trị dương, khi EMA 12 nằm trên EMA 26. Lưu ý rằng đường MACD vẫn ở dưới 1 trong giai đoạn này (đường chấm màu đỏ). Nghĩa là khoảng cách giữa EMA 12 và EMA 26 nhỏ hơn 1 điểm, đây không phải là sự chênh lệch lớn.

Sự giao cắt đường tín hiệu MACD
Tín hiệu MACD phổ biến nhất là sự giao cắt đường tín hiệu. Đường tín hiệu là đường EMA 9 ngày của đường MACD. Là một đường trung bình động của chỉ báo, nó đi theo đường MACD và giúp dễ dàng phát hiện sự đổi hướng của MACD. Xu hướng tăng xảy ra khi đường MACD hướng lên và cắt lên trên đường tín hiệu. Xu hướng giảm xảy ra khi đường MACD hướng xuống và cắt xuống dưới đường tín hiệu. Sự giao cắt có thể kéo dài một vài ngày hoặc một vài tuần, tùy thuộc vào độ lớn của biến động

Cần kiểm tra lại trước khi dựa vào các tín hiệu phổ biến này. Sự giao cắt đường tín hiệu ở điểm vô cùng dương hay âm nên được xem xét thận trọng. Mặc dù chỉ số MACD không có giới hạn trên và dưới, các trader có thể ước lượng các điểm cao/thấp nhất dựa vào dữ liệu lịch sử. Phải có một biến động mạnh trong giá cổ phiếu cơ sở để đẩy động lượng (momentum) đến vô cùng. Mặc dù giá có thể tiếp tục thay đổi, động lượng xu hướng có thể sẽ chậm lại và điều này thường sẽ tạo ra sự giao cắt đường tín hiệu ở các điểm vô cùng. Sự biến động giá cổ phiếu cơ sở cũng có thể làm tăng số lượng giao cắt.

Biểu đồ IBM dưới đây với EMA 12 (màu xanh lá cây), EMA 26 (màu đỏ) và 12,26,9 MACD trong cửa sổ chỉ báo. Có 8 giao cắt của đường tín hiệu trong 6 tháng: 4 lên và 4 xuống. Có một số tín hiệu tốt và một số xấu. Vùng màu vàng làm nổi bật khoảng thời gian khi đường MACD tăng trên 2 và đạt điểm vô cùng dương. Có 2 lần đường tín hiệu giao cắt xuống trong tháng 4 và tháng 5, nhưng IBM tiếp tục có xu hướng cao hơn. Mặc dù đà tăng đã chậm lại, nó vẫn mạnh hơn đà giảm trong tháng 4-5. Đường tín hiệu giao cắt xuống lần thứ 3 trong tháng 5 đưa đến một tín hiệu tốt.



sự giao cắt đường tín hiệu macd




Đường trung tâm MACD
Sự giao cắt đường trung tâm là tín hiệu MACD phổ biến tiếp theo. Tín hiệu tăng giá xảy ra khi đường MACD cắt lên trên đường 0 để chuyển sang dương. Điều này xảy ra khi EMA 12 của chứng khoán cơ sở di chuyển trên EMA 26. Tín hiệu giảm giá xảy ra khi đường MACD cắt xuống dưới đường 0 để chuyển sang âm. Điều này xảy ra khi EMA 12 di chuyển dưới EMA 26.

Sự giao cắt với đường trung tâm có thể kéo dài một vài ngày hoặc một vài tháng, tùy thuộc vào độ lớn của xu hướng. Đường MACD vẫn dương miễn là xu hướng tăng liên tục. Đường MACD sẽ âm khi xu hướng giảm kéo dài. Biểu đồ tiếp theo cho thấy Pulte Homes (PHM) với ít nhất bốn sự giao cắt với đường trung tâm trong chín tháng. Các tín hiệu cho kết quả tốt vì các xu hướng mạnh mẽ xuất hiện sau đó.



đường trung tâm macd




Dưới đây là biểu đồ của Cummins Inc (CMI) với 7 giao cắt trung tâm trong 5 tháng. Trái ngược với Pulte Homes, những tín hiệu này sẽ dẫn đến giá đột ngột đổi hướng vì xu hướng mạnh mẽ đã không xảy ra sau sự giao cắt.



đường trung tâm




Biểu đồ tiếp theo cho thấy 3M (MMM) với sự cắt lên trên đường trung tâm vào cuối tháng 3 năm 2009 và sự cắt xuống đường trung tâm vào đầu tháng 2 năm 2010. Tín hiệu này kéo dài 10 tháng. Nói cách khác, EMA 12 đã cao hơn EMA 26 trong 10 tháng. Đây là một xu hướng mạnh mẽ.



macd đường trung tâm




Phân kỳ MACD
Sự phân kỳ hình thành khi chỉ báo MACD phân kỳ ra khỏi hành động giá của chứng khoán cơ sở. Một phân kỳ tăng hình thành khi một cổ phiếu ghi nhận mức đáy sau thấp hơn đáy trước và chỉ báo MACD hình thành đáy sau cao hơn đáy trước. Mức đáy sau thấp hơn đáy trước trong giá cổ phiếu xác nhận xu hướng giảm hiện tại, nhưng mức đáy sau cao hơn đáy trước trong chỉ báo cho thấy đà giảm ít hơn. Mặc dù đã ít hơn nhưng đà giảm vẫn vượt xa đà tăng miễn là chỉ số MACD vẫn đang âm. Đà giảm tốc chậm lại có thể báo trước một sự đảo chiều xu hướng hoặc giá chững lại trong thời gian dài.

Biểu đồ tiếp theo cho thấy Google (GOOG) có phân kỳ tăng trong tháng 10-tháng 11 năm 2008. Đầu tiên, lưu ý rằng chúng ta đang sử dụng giá đóng cửa để xác định phân kỳ. Đường trung bình động của MACD dựa trên giá đóng cửa và chúng ta cũng nên xem xét giá đóng cửa của cổ phiếu. Thứ hai, lưu ý rằng có các mức đáy phản ứng rõ ràng khi giá Google và đường MACD của nó bị bật lại vào tháng 10 và cuối tháng Mười Một. Thứ ba, lưu ý rằng chỉ báo MACD hình thành mức đáy sau cao hơn đáy trước, khi giá Google hình thành mức đáy sau thấp hơn đáy trước vào tháng 11. Chỉ báo MACD đã tăng lên với phân kỳ tăng giá và giao cắt với đường tín hiệu vào đầu tháng 12. Google đã xác nhận một sự đảo chiều với một sự phá vỡ mức kháng cự.



phân kỳ macd




Một phân kỳ giảm giá hình thành khi một cổ phiếu ghi nhận mức và đường MACD hình thành mức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Mức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước của cổ phiếu là bình thường đối với một xu hướng tăng, nhưng mức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trong chỉ báo cho thấy đà tăng ít hơn. Mặc dù động lượng tăng có thể ít hơn, nhưng đà tăng vẫn vượt xa đà giảm miễn là MACD đang dương. Đà tăng giảm dần đôi khi có thể báo trước một xu hướng đảo chiều hoặc giảm đáng kể.

Dưới đây chúng ta thấy Gamestop (GME) với sự phân kỳ giảm giá lớn từ tháng 8 đến tháng 10. Cổ phiếu tạo giả mức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước bên trên giá 28, nhưng đường MACD đã thấp hơn so với mức đỉnh trước đó và hình thành mức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Sự giao cắt với đường tín hiệu và sự phá vỡ mức hỗ trợ trong chỉ báo MACD chỉ ra xu hướng giảm. Trên biểu đồ giá, hãy chú ý cách mà mức hỗ trợ bị phá vỡ và biến thành kháng cự trong tháng 11 (đường chấm màu đỏ). Và cung cấp một cơ hội thứ hai để vào lệnh bán



phân kỳ macd là gì




Sự phân kỳ nên được thực hiện một cách thận trọng. Phân kỳ giảm giá phổ biến trong một xu hướng tăng mạnh, trong khi phân kỳ tăng thường xảy ra trong một xu hướng giảm mạnh. Xu hướng tăng thường bắt đầu bằng một sự tăng giá mạnh mẽ tạo ra sự tăng vọt của đà tăng (MACD). Mặc dù xu hướng tăng vẫn tiếp tục, nhưng nó vẫn tiếp tục với tốc độ chậm hơn khiến cho chỉ số MACD giảm từ mức đỉnh của nó. Đà tăng có thể không mạnh, nhưng nó sẽ tiếp tục vượt qua đà giảm miễn là đường MACD nằm trên 0. Điều ngược lại xảy ra khi bắt đầu một xu hướng giảm mạnh.

Biểu đồ tiếp theo cho thấy S&P 500 ETF (SPY) với 4 phân kỳ giảm giá từ tháng 8-11/2009. Mặc dù có đà tăng ít hơn, ETF tiếp tục cao hơn vì xu hướng tăng mạnh. Lưu ý cách SPY tiếp tục 1 loạt các mức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Hãy nhớ rằng, đà tăng mạnh hơn so với đà giảm miễn là MACD dương. MACD có thể ít dương hơn (mạnh) khi mức tăng đã mở rộng, nhưng chủ yếu vẫn là dương.



tín hiệu phân kỳ macd




Kết luận
Chỉ báo MACD đặc biệt vì nó tập hợp động lượng và xu hướng vào trong một chỉ báo. Sự pha trộn độc đáo giữa xu hướng và động lượng này có thể được áp dụng cho các biểu đồ hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Cài đặt tiêu chuẩn cho MACD là sự khác biệt giữa các EMA 12 và 26. Các trader tìm kiếm độ nhạy cao hơn có thể thử đường trung bình ngắn hơn và đường trung bình dài hơn. MACD (5,35,5) nhạy hơn so với MACD (12,26,9) và có thể phù hợp hơn cho các biểu đồ hàng tuần. Các trader tìm kiếm độ nhạy ít hơn có thể xem xét kéo dài chu kỳ đường trung bình. Một chỉ báo ít nhạy hơn sẽ vẫn dao động trên/dưới mức 0, nhưng giao cắt với đường trung tâm và đường tín hiệu sẽ ít gặp hơn.

Chỉ số MACD không thật sự tốt để xác định quá mua và quá bán. Mặc dù có thể xác định các mức quá mua hoặc bán quá mức trong lịch sử, chỉ báo MACD không có bất kỳ giới hạn trên hoặc dưới nào để ràng buộc chuyển động của nó. Trong những bước chuyển nhanh mạnh, chỉ báo MACD có thể tiếp tục mở rộng vượt quá các mức lịch sử của nó.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng đường MACD được tính bằng cách sử dụng chênh lệch thực tế giữa hai đường trung bình động. Điều này có nghĩa là các giá trị MACD phụ thuộc vào giá cổ phiếu cơ sở. Các giá trị MACD cho một cổ phiếu $20 có thể dao động từ -1,5 đến 1,5, trong khi các giá trị của MACD cho $100 có thể dao động từ -10 đến +10. Không thể so sánh các giá trị của MACD cho một nhóm chứng khoán với các mức giá khác nhau. Nếu bạn muốn so sánh chỉ số động lượng, bạn nên sử dụng Bộ dao động tỷ lệ phần trăm giá (PPO), thay vì chỉ báo MACD.


Nguồn: https://finashark.vn/trading-blog/macd-chi-bao-dao-dong-cho-diem-vao-lenh-hieu-qua.html
-----------------------------------------

Theo dõi Finashark tại:
Website: https://finashark.vn/

Tradingview: https://vn.tradingview.com/u/Finashark/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCnV8p1EZSS0DTdtw2NQnHMg

Facebook: https://www.facebook.com/finashark
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,364
Messages
7,070,612
Members
170,488
Latest member
beptugiovani

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom