Dấu hiệu nền kinh tế rơi vào suy giảm đang ngày càng rõ khi hàng loạt doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động, thất nghiệp gia tăng.
Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu rơi vào suy giảm
Ảnh minh họa.
Tính tới 30/4/2012, trong tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp đã có gần 82.000 doanh nghiệp giải thể, hơn 16.000 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động.
Riêng 4 tháng đầu năm 2012 đã có gần 18.000 doanh nghiệp phá sản, tăng gần 9,5% so với cùng kỳ 2011. Lo ngại về giảm phát đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo tại phiên họp gần đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cho rằng nguy cơ giảm phát đang là vấn đề thách thức của nền kinh tế hiện nay.
Bán lẻ vốn là ngành rất sôi động cũng đã trầm lắng, rơi xuống vùng tăng trưởng âm trong những tháng gần đây khi các nhà bán buôn, bán lẻ là đối tượng phá sản nhiều nhất.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2012 chỉ tăng 0,05%, mức thấp nhất trong 2 năm qua và giảm tháng thứ 9 liên tiếp, riêng Hà Nội và TPHCM thì CPI có mức tăng trưởng âm.
TS. Lê Đăng Doanh chỉ ra nhập siêu giảm bởi vì doanh nghiệp phần lớn không tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, đem lại kết quả xuất siêu cho nền kinh tế. Doanh nghiệp không sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu khiến quỹ ngoại tệ tăng lên.
Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu rơi vào suy giảm
Ảnh minh họa.
Tính tới 30/4/2012, trong tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp đã có gần 82.000 doanh nghiệp giải thể, hơn 16.000 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động.
Riêng 4 tháng đầu năm 2012 đã có gần 18.000 doanh nghiệp phá sản, tăng gần 9,5% so với cùng kỳ 2011. Lo ngại về giảm phát đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo tại phiên họp gần đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cho rằng nguy cơ giảm phát đang là vấn đề thách thức của nền kinh tế hiện nay.
Bán lẻ vốn là ngành rất sôi động cũng đã trầm lắng, rơi xuống vùng tăng trưởng âm trong những tháng gần đây khi các nhà bán buôn, bán lẻ là đối tượng phá sản nhiều nhất.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2012 chỉ tăng 0,05%, mức thấp nhất trong 2 năm qua và giảm tháng thứ 9 liên tiếp, riêng Hà Nội và TPHCM thì CPI có mức tăng trưởng âm.
TS. Lê Đăng Doanh chỉ ra nhập siêu giảm bởi vì doanh nghiệp phần lớn không tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, đem lại kết quả xuất siêu cho nền kinh tế. Doanh nghiệp không sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu khiến quỹ ngoại tệ tăng lên.
Last edited by a moderator: