Chat Liệu chúng ta đã thật sự hiểu về khủng hoảng kinh tế?

Joined
Oct 10, 2022
Messages
243
Reactions
179
MR
0.082
Phone Number
Call me! Call me!
Telegram
Chat with me via Yahoo Messenger
Facebook
Follow me on Facebook
Merited by @animax1991: 1 MR

Cập nhật tin tức chúng ta thấy thế giới hiện nay đã thật sự đang bước vào thời kì tồi tệ nhất đối với một nền kinh tế nào là dịch bệnh, thiên tai và xung đột chính trị, cấm vận giữa các nước trong thời gian qua cũng góp phần đẩy đẩy giá vật tư lên cao, và đối với một nền kinh tế có tính kết nối cao như hiện nay thì bất kì khủng hoảng chính trị hay thiên tai,dịch bệnh nào đều có thể khiến cho nền kinh tế trở nên chao đảo.

pexels-david-mcbee-730547.jpg

"Thế giới càng được kết nối thì nó càng cho thấy bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố"

Với tình hình thế giới không mấy khả quan như hiện nay thì nền kinh tế trở nên khó đoán định.

Khủng hoảng kinh tế thực tế có thể là những sự việc đã được lên kế hoạch từ trước. Trung bình cứ trong vòng khoảng 5-10 năm, kinh tế thế giới lại xuất hiện những đợt khủng hoảng với cùng mô hình phát triển, thổi phồng rồi vỡ bong bóng. Từ bong bóng Dotcom (khủng hoảng về chứng khoán công nghệ), Enron (khủng hoảng tài chính), khủng hoảng bất động sản (khủng hoảng Lehman Brothers 2008)… và gần đây nhất là Bitcoin với chu kỳ lên xuống bất thường và lặp lại trong hơn 10 năm qua.

Để hiểu về mô hình “vỡ bong bóng”, chung ta hãy hiểu đơn giản đây là hiện tượng xảy ra khi cung vượt quá cầu, số người nắm giữ quá nhiều trong khi người mua ít dẫn đến vỡ bong bóng.

Trên đây là một khía cạnh nhỏ của khủng hoảng kinh tế và giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế để có thể “sống sót” qua các đợt biến động có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vậy khủng hoảng kinh tế là gì?​

Khủng hoảng kinh tế (Economic crisis) là hiện tượng nền kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực, thậm chí là toàn thế giới suy thoái một cách đột ngột đột ngột, trầm trọng và có xu hướng kéo dài.
hầu hết các trường hợp, khủng hoảng tài chính là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế. Một số ví dụ cho trường hợp này là khủng hoảng kinh tế năm 1987, năm 1997 ở Châu Á, năm 2008 ở Mỹ, thì trong đó có vai trò của FED (Cục Dự trữ Liên bang ) là rất lớn.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, GDP thường giảm, kinh tế cạn kiệt, giá bất động sản và thị trường chứng khoán giảm mạnh.

Ngoài ra tác động của quy luật cạnh tranh và sản xuất một cách thiếu khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với thị trường lao động​

Lẽ tất yếu một khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, thì quá trình cắt giảm nhân lực để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp chắc chắn phải xảy ra. Điều này khiến nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp và nợ nần chồng chất do không thể trang trải chi phí sinh hoạt.

Tất nhiên họ có thể sẽ nhận được các khoản bảo trợ xã hội của nhà nước tuy vậy điều này sẽ khiến cho kinh tế nhà nước suy thoái, tính trầm trọng sẽ càng tăng cao. Và các khoản hỗ trợ của nhà nước đôi khi cũng không đủ để có thể duy trì một cuộc sống ổn đinh.

Khủng hoảng kinh tế thường kéo dài bao lâu? Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế​

Theo như những đợt biến động kinh tế trong những thập niên qua thì khủng hoảng kinh tế thường có xu hướng lặp lại sau khoảng 10 năm và thời gian kéo dài bao lâu thì chúng ta không thể chắc chắn, quá trình phục hồi nền kinh tế nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thúc đẩy cung cầu trở lại, lạm phát,giảm phát,...

Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng có thẩm quyển để có thể phục hồi một nền kinh tế.

640px-Word_GDP_Growth.png

Vậy chúng ta nên làm gì để có thể “sống sót” qua cơn “đại dịch” này đây?​

Trong phần này tôi xin phép chỉ nói về hướng giải quyết theo góc độ của những người dân bình thường như bạn và tôi.

Hiện tại, tình hình suy thoái kinh tế chưa diễn ra manh mẽ tại Việt Nam tuy nhiên chúng ta chưa thể tự sản xuất nhiều thứ nên việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu là điều hiển nhiên và trong đó chúng ta đã nhập khẩu hàng hóa từ các nước đã xảy ra khủng hoảng kinh tế khá trầm trọng bởi vậy có thể nói Việt Nam là một nước nhập khẩu “lạm phát”. Thế nên, bây giờ chúng ta cần chuẩn bị cho cuộc một khủng hoảng có nguy cơ xảy ra, đó thật sự là một điều nên được chú trọng.

Vậy chúng ta cần chuẩn bị gì bây giờ? Tôi nghĩ trước tiên chúng ta cần tiết kiệm,hạn chế chi tiêu vào các khoản không cần thiết, hạn chế mua tiêu sản, chi tiêu một cách thông minh và hãy đầu tư số tiền đó vào một cổ phiếu nào đó có cơ hội phục hồi sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc chuyển đổi nó sang một tài nguyên khác ít nguy cơ mất giá, có thể nó không giúp chung ta sinh lời nhưng ít nhất tiền của chúng ta sẽ hạn chế tình trạng mất giá. Ngoài ra, chúng ta có thể học cho mình một kĩ năng nào đó như thiết kế đồ họa, lập trình, content,… và bắt đầu sự nghiệp Freelancer của mình hoặc có thể trở thành một người truyền cảm hứng. Biết đâu chừng đó là cơ hội để bản thân bạn hiểu chính mình hơn và có thể là trở nên giàu có hơn thì sao (cười).

pexels-tranmautritam-285814.jpg


Dù sao thì chúng ta,tôi và cả bạn nữa nên chấp nhận sự thật là chúng ta luôn phải đối mặt với những khó khăn nhất thời trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vậy nên thứ chúng ta thực sự cần để vượt qua những cuộc khủng hoảng tài chính là sự đổi mới để có thể tồn tại. Và để kết lại bài viết này tôi xin gửi đến các bạn câu nói nổi tiếng của cố chủ tịch tập đoàn Hyundai;

“Không bao giờ là thất bại tất cả chỉ là thử thách”

Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều điều hữu ích đối với bạn, thân ái.
 
Last edited by a moderator:
Bài viết chất lượng. Mình cũng đã chuẩn bị kha khá cho đợt khủng hoảng lần này hihi :popo_beauty:
 
Bài viết chất lượng. Mình cũng đã chuẩn bị kha khá cho đợt khủng hoảng lần này hihi :popo_beauty:
:) Thật ra em không biết nó có thể xảy ra ở Việt Nam hay không nhưng mà nghe đồn là 2023 sẽ bắt đầu suy thoái kinh tế mạnh
 
:) Thật ra em không biết nó có thể xảy ra ở Việt Nam hay không nhưng mà nghe đồn là 2023 sẽ bắt đầu suy thoái kinh tế mạnh
Mua mì gói trữ đi là vừa, giờ còn kịp:popo_hungry:
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
417,488
Messages
7,059,334
Members
169,817
Latest member
copaamerica2024

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom