Nền tảng tương tác đa chuỗi LayerZero tổ chức chương trình “tìm lỗi săn tiền thưởng" (bug bounty) với phần thưởng cao nhất lên đến 15 triệu USD.
Kết hợp cùng đơn vị tổ chức bug bounty Immunefi, chương trình tìm lỗi săn thưởng của LayerZero sẽ trao thưởng lên đến 15 triệu USD cho hacker tìm ra lỗ hổng có mức độ nghiệm trọng cao nhất.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá nội bộ, phần thưởng sẽ được phân bổ tuỳ vào tác động của lỗ hổng lên hệ thống. Ví dụ với các lỗ hổng smart contract được báo cáo trên Ethereum, BNB Chain, Avalanche, Polygon, Arbitrum, Optimism và Fantom, hacker sẽ được trả trên 250.000 USD hoặc 10% giá trị số tài sản có thể gặp rủi ro mà họ phát hiện được.
Để được xem xét nhận phần thưởng, các báo cáo lỗi phải bao gồm bằng chứng khái niệm (Proof-of-Concept), trong đó trình bày được tác động cuối đối với phạm vi phát hiện lỗi.
Những người tham gia cũng được yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn KYC, chẳng hạn như cung cấp bản sao hộ chiếu và giấy tờ tuỳ thân, địa chỉ cư chú có xác thực của chính quyền.
Đáng chú ý, con số 15 triệu USD của LayerZero là kỷ lục tiền thưởng bug bounty mới trong Web3, vượt qua 10 triệu USD của MakerDAO trước đó.
Như Coin68 đưa tin vào tháng 4, LayerZero đã huy động được 120 triệu USD trong vòng Series B với mức định giá 3 tỷ USD. Vòng gọi vốn có sự tham gia của các quỹ đầu tư hàng đầu thị trường như a16z, Sequoia Capital, Samsung Next, BOND, Circle Ventures, Open Sea Ventures,...
Theo thống kê từ Immunefi, hơn 1.248 báo cáo đã được gửi về cho đơn vị kể từ đầu năm 2020, với tổng 65.918.994 USD tiền thưởng được trao về cho các hacker mũ trắng tính đến tháng 12/2022. Trong đó có tới 52 triệu USD được trao chỉ trong năm 2022, đây cũng là năm ngành tiền mã hoá chứng kiến nhiều vụ tấn công bảo mật nghiêm trọng nhất, gây thất thoát gần 4 tỷ USD.
Kết hợp cùng đơn vị tổ chức bug bounty Immunefi, chương trình tìm lỗi săn thưởng của LayerZero sẽ trao thưởng lên đến 15 triệu USD cho hacker tìm ra lỗ hổng có mức độ nghiệm trọng cao nhất.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá nội bộ, phần thưởng sẽ được phân bổ tuỳ vào tác động của lỗ hổng lên hệ thống. Ví dụ với các lỗ hổng smart contract được báo cáo trên Ethereum, BNB Chain, Avalanche, Polygon, Arbitrum, Optimism và Fantom, hacker sẽ được trả trên 250.000 USD hoặc 10% giá trị số tài sản có thể gặp rủi ro mà họ phát hiện được.
Để được xem xét nhận phần thưởng, các báo cáo lỗi phải bao gồm bằng chứng khái niệm (Proof-of-Concept), trong đó trình bày được tác động cuối đối với phạm vi phát hiện lỗi.
Những người tham gia cũng được yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn KYC, chẳng hạn như cung cấp bản sao hộ chiếu và giấy tờ tuỳ thân, địa chỉ cư chú có xác thực của chính quyền.
Đáng chú ý, con số 15 triệu USD của LayerZero là kỷ lục tiền thưởng bug bounty mới trong Web3, vượt qua 10 triệu USD của MakerDAO trước đó.
Như Coin68 đưa tin vào tháng 4, LayerZero đã huy động được 120 triệu USD trong vòng Series B với mức định giá 3 tỷ USD. Vòng gọi vốn có sự tham gia của các quỹ đầu tư hàng đầu thị trường như a16z, Sequoia Capital, Samsung Next, BOND, Circle Ventures, Open Sea Ventures,...
Theo thống kê từ Immunefi, hơn 1.248 báo cáo đã được gửi về cho đơn vị kể từ đầu năm 2020, với tổng 65.918.994 USD tiền thưởng được trao về cho các hacker mũ trắng tính đến tháng 12/2022. Trong đó có tới 52 triệu USD được trao chỉ trong năm 2022, đây cũng là năm ngành tiền mã hoá chứng kiến nhiều vụ tấn công bảo mật nghiêm trọng nhất, gây thất thoát gần 4 tỷ USD.