Iran đã phê duyệt việc sử dụng tiền mã hóa để giao dịch và nhập khẩu hàng hóa, theo Bộ trưởng Công nghiệp, Mỏ và Thương mại Reza Fatemi Amin.
Việc chấp thuận trên đóng vai trò như một biện pháp “lách” lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ áp đặt lên lĩnh vực tài chính và ngân hàng của nước này.
Theo ông Amin, các quy định sử dụng tiền mã hóa thay vì USD và euro đã được chính quyền “chốt hạ” vào ngày 28/08. “Tất cả các vấn đề liên quan đến crypto, bao gồm cách cung cấp nhiên liệu và năng lượng, cũng như chỉ định và cấp phép đều đã được ban hành đầy đủ”, ông nói thêm.
Trở lại hồi đầu tháng, Iran đã đặt đơn hàng nhập khẩu đầu tiên được thanh toán bằng crypto, trị giá 10 triệu USD. Đây được xem là một nước đi bất ngờ, một phép thử tiến tới cho phép quốc gia giao dịch tài sản kỹ thuật số vượt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, cũng như phục vụ cho thương mại với các quốc gia bị cấm vận tương tự bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Đến cuối tháng 9, việc sử dụng crypto và hợp đồng thông minh sẽ được triển khai rộng rãi trong ngoại thương với các quốc gia mục tiêu”, Alireza Peymanpak, Thứ trưởng Thương mại Iran, người đứng đầu Tổ chức Xúc tiến Thương mại Iran (TPO) khẳng định.
Nhìn về ngành khai thác, phạm vi được Iran khá “thiên vị”. Chính phủ Iran đã phê duyệt hoạt động này như một ngành chính thức vào 2019. Tính đến nay, Bộ Công nghiệp, Mỏ và Thương mại đã cấp hơn 1.000 giấy phép cho các đơn vị/tổ chức khai thác tiền mã hóa. Song vào tháng 11/2021, Iran đã lệnh cho các công ty đào Bitcoin đóng cửa và tịch thu hơn 9.000 giàn khai thác bất hợp pháp từ tháng 3/2022, vì nhiều thợ đào trái phép gây áp lực lên lưới điện quốc gia. Từ đó, các hiệp hội ở Iran đã liên tục kêu gọi khung quy định crypto nói chung.
Mặt khác, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã gây ra nhiều tổn hại đến nền kinh tế Iran, làm suy yếu đồng tiền quốc gia, đây cũng chính là nguyên do đưa tiền mã hóa trở nên phổ biến ở nước này. Theo một ước tính gần đây, Iran đang có hơn 12 triệu người dân nắm giữ crypto.
Việc chấp thuận trên đóng vai trò như một biện pháp “lách” lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ áp đặt lên lĩnh vực tài chính và ngân hàng của nước này.
Theo ông Amin, các quy định sử dụng tiền mã hóa thay vì USD và euro đã được chính quyền “chốt hạ” vào ngày 28/08. “Tất cả các vấn đề liên quan đến crypto, bao gồm cách cung cấp nhiên liệu và năng lượng, cũng như chỉ định và cấp phép đều đã được ban hành đầy đủ”, ông nói thêm.
Trở lại hồi đầu tháng, Iran đã đặt đơn hàng nhập khẩu đầu tiên được thanh toán bằng crypto, trị giá 10 triệu USD. Đây được xem là một nước đi bất ngờ, một phép thử tiến tới cho phép quốc gia giao dịch tài sản kỹ thuật số vượt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, cũng như phục vụ cho thương mại với các quốc gia bị cấm vận tương tự bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Đến cuối tháng 9, việc sử dụng crypto và hợp đồng thông minh sẽ được triển khai rộng rãi trong ngoại thương với các quốc gia mục tiêu”, Alireza Peymanpak, Thứ trưởng Thương mại Iran, người đứng đầu Tổ chức Xúc tiến Thương mại Iran (TPO) khẳng định.
Lập trường của Iran với tiền mã hóa
Thời gian thâm nhập, tiếp xúc và chấp nhận tiền mã hóa của Iran khá phức tạp. Vào năm 2019, ngân hàng trung ương Iran đã cấm giao dịch crypto trong nước, song chính phủ vẫn cho phép sử dụng tiền mã hóa, chẳng hạn như bitcoin, để thanh toán nhập khẩu. Trên thực tế, Iran đã tiết lộ kế hoạch đưa crypto vào thanh toán ngoại thương trong hơn một năm và chính thức xác nhận vào đầu 2022.Nhìn về ngành khai thác, phạm vi được Iran khá “thiên vị”. Chính phủ Iran đã phê duyệt hoạt động này như một ngành chính thức vào 2019. Tính đến nay, Bộ Công nghiệp, Mỏ và Thương mại đã cấp hơn 1.000 giấy phép cho các đơn vị/tổ chức khai thác tiền mã hóa. Song vào tháng 11/2021, Iran đã lệnh cho các công ty đào Bitcoin đóng cửa và tịch thu hơn 9.000 giàn khai thác bất hợp pháp từ tháng 3/2022, vì nhiều thợ đào trái phép gây áp lực lên lưới điện quốc gia. Từ đó, các hiệp hội ở Iran đã liên tục kêu gọi khung quy định crypto nói chung.
Mặt khác, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã gây ra nhiều tổn hại đến nền kinh tế Iran, làm suy yếu đồng tiền quốc gia, đây cũng chính là nguyên do đưa tiền mã hóa trở nên phổ biến ở nước này. Theo một ước tính gần đây, Iran đang có hơn 12 triệu người dân nắm giữ crypto.