Học được gì từ những nhân vật nổi tiếng trong thị trường tài chính?

amcenter

Banned
Joined
Feb 5, 2015
Messages
47
Reactions
3
MR
0.000
Tôi nghĩ ngoài George Soros ra, không có nhà kinh doanh xuất chúng nào khác trên thị trường Ngoại hối. Ông là chủ của công ty đầu tư Quantum với tổng tài sản đang quản lý hiện lên tới trên 20 tỷ đô-la Mỹ. Tài sản cá nhân của ông ước tính đã lên tới trên 8 tỷ đô-la.

George Soros thực hiện giao dịch khổng lồ nhất của mình vào ngày 16 tháng Chín năm 1992 (ngày được gọi là “Thứ Tư đen tối”) khi Đảng Bảo thủ đang cầm quyền của nước Anh quyết định rời khỏi Hệ thống tiền tệ chung châu Âu. Khi đó, ông đã bán một khối lượng lớn đồng Bảng Anh tương đương khoảng 10 tỷ đô-la Mỹ và kiếm lời nhờ sự mất khả năng ứng phó của Ngân hàng Trung ương Anh trong việc hỗ trợ đồng nội tệ trước diễn biến không có lợi trên thị trường. Cuối cùng, Ngân hàng này buộc phải hạ giá đồng tiền của mình. Soros kiếm được khoảng 1,1 tỷ đô-la lợi nhuận nhờ đó và trở nên nổi tiếng với thành tích là “người đàn ông phá hỏng Ngân hàng Trung ương Anh Quốc.”

Người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất
Larry Williams là người có rất nhiều thành tích trong kinh doanh. Ông đã hai lần biến 10.000 đô-la thành 1.000.000 đô-la. Những câu chuyện như thế rất hiếm khi xảy ra. Nếu may mắn bạn có thể kiếm lời 100-150% với mức rủi ro có thể chấp nhận được, nhưng kết quả đó vẫn còn là khá khiêm tốn so với những gì Larry Williams đã làm.

Liz Cheval là chủ tịch công ty Tài chính EMC, hiện sống ở Chicago, bang Illinois. Bà từng là nhân viên của một cơ quan chính phủ. Hiện tại bà đang quản lý một quỹ với giá trị trên 100 triệu đô-la.

Bill Dunn là Chủ tịch của công ty Dunn Capital, tại Stuart, bang Florida. Ông từng là giáo viên và giờ đây đang quản lý tài sản lên tới 900 triệu đô-la.

John Henry là chủ tịch của công ty John Henry and Co, tại Boca Raton, bang Florida. Ông từng làm việc trong ngành nông nghiệp và giờ đây quản lý khoảng 1 tỷ đô-la Mỹ. Năm 1984, ông chỉ có vẻn vẹn 16.313 đô-la trong tài khoản.

Nhà kinh doanh thành công đồng thời là một giảng viên cao học Alexander Elder từng chia sẻ một vài lời khuyên với độc giả của mình trong cuốn sách: “Giao dịch để mưu sinh” mà tôi đã đề cập đến nhiều lần. Sau đây là một trích đoạn:

Các giao dịch của bạn phải dựa trên những nguyên tắc rõ ràng đã được đặt ra từ trước. Bạn phải phân tích những cảm giác của mình trong khi thực hiện giao dịch, và chắc chắn rằng những quyết định mình đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Bạn cần xây dựng phương pháp quản lý tiền bạc sao cho không khoản thua lỗ nào có thể khiến bạn khánh kiệt và phải rời khỏi cuộc chơi.

Hãy bắt đầu lưu giữ một cuốn nhật ký kinh doanh – thứ ghi lại toàn bộ các giao dịch bạn đã thực hiện, trong đó nêu rõ lý do bạn quyết định tham gia hoặc rời khỏi thị trường. Hãy tìm kiếm nhịp điệu lặp đi lặp lại của những lần thành công và thua lỗ. Những ai không học hỏi từ quá khứ sẽ lặp lại sai lầm của nó trong tương lai.

Đừng bao giờ thay đổi kế hoạch một khi trạng thái giao dịch của bạn đã được mở.

Bạn chỉ có thể thành công trong kinh doanh nếu coi nó là một mục tiêu nghiêm túc để theo đuổi. Kinh doanh theo cảm xúc nghĩa là tự sát. Để đảm bảo thành công, hãy thực hành những phương pháp quản lý tiền hợp lý và chặt chẽ. Một nhà kinh doanh giỏi theo dõi tình hình tài chính của mình kỹ càng như một thợ lặn chuyện nghiệp luôn cẩn thận với nguồn cung cấp không khí của anh ta vậy.

“Đừng mạo hiểm tất cả tiền bạn có” là nguyên tắc quan trọng nhất của nhà kinh doanh.

Những nhà kinh doanh thành công nhìn nhận thua lỗ như những người thích uống rượu nhưng không hề nghiện rượu. Họ chỉ uống một chút rồi thôi. Nếu những nhà kinh doanh này liên tục thua lỗ, họ sẽ nhận thấy ngay tín hiệu cho thấy có gì đó không ổn: đã đến lúc dừng và suy nghĩ lại về những phân tích cũng như phương pháp kinh doanh của mình. Những kẻ thất bại không bao giờ dừng lại được – họ tiếp tục dấn thân vào thị trường bởi họ bị mê hoặc bởi sự thích thú khi tham gia trò chơi và bởi niềm hy vọng sẽ giành thắng lợi lớn.

Một nhà kinh doanh chuyên nghiệp dùng đầu óc của mình để suy nghĩ và vì vậy, luôn luôn bình tĩnh. Chỉ có những kẻ không chuyên mới trở nên quá hưng phấn hoặc quá buồn bã vì kết quả kinh doanh của mình. Phản ứng theo cảm xúc là điều quá xa xỉ và bạn không bao giờ đủ giàu có để nuôi dưỡng nó cả.

Một nhà kinh doanh ở trong trạng thái bình tĩnh và thoải mái có thể tập trung tìm kiếm những cơ hội tốt và an toàn nhất.

Dấu hiệu rõ ràng nhất của trò cá cược là sự mất khả năng chống chọi lại sự thôi thúc phải đánh cược. Nếu bạn cảm thấy mình đang giao dịch quá nhiều mà kết quả lại không tốt thì hãy dừng việc này lại khoảng một tháng. Việc đó sẽ cho bạn cơ hội đánh giá lại phương pháp kinh doanh của chính mình.

Công chúng luôn cần những thần tượng, và vì thế những thần tượng mới sẽ luôn xuất hiện. Nhưng là một nhà kinh doanh thông minh, bạn phải hiểu rằng trong dài hạn, sẽ không có nhân vật xuất chúng nào có thể khiến bạn trở nên giàu có. Bạn phải tự làm lấy điều đó thôi!


Trong lời kết luận, A. Elder nói rằng “các nhà kinh doanh thường gặp vấn đề với việc bóp cò súng
– mua hoặc bán khi mà những phương pháp phân tích của họ mách bảo họ điều đó.”


Sợ đặt lệnh là vấn đề nghiêm trọng nhất mà một nhà kinh doanh nghiêm túc thường mắc phải.“Giờ bạn đã có phần mềm giao dịch, đã học được nguyên tắc quản lý tiền, biết các nguyên tắc tâm lý của việc cắt lỗ. Giờ đây bạn phải thực sự bắt tay vào kinh doanh thôi,” A. Elder kết luận.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
426,446
Messages
7,177,105
Members
178,880
Latest member
thethai212
Back
Top Bottom