News Hành động giải thể bất thường của Do Kwon

Nhà sáng lập Terra giải thể văn phòng Hàn Quốc ngay trước khi đồng Luna sụp đổ, đồng thời chỉnh sửa đề xuất Luna 2.0 giữa quá trình biểu quyết.

Giải thể trụ sở tại Hàn Quốc

Theo thông tin được trang DigitalToday của Hàn Quốc thu thập từ văn phòng Tòa án Tối cao nước này, Terraform Labs Korea đã quyết định giải thể chi nhánh sau cuộc họp hội đồng từ ngày 30/4. Trong kế hoạch, hai văn phòng của công ty này tại Busan và Seoul được thanh lý vào ngày 4/5 và 6/5, với người phụ trách việc thanh lý là Giám đốc điều hành Kwon Do-hyeong, tức Do Kwon.

Khi giải thể, Terraform Labs Hàn Quốc có vốn điều lệ 450 triệu KRW (hơn 350 nghìn USD). Số vốn này cao hơn hai lần so với tháng 9/2019. Trong khi đó, trụ sở chính của Terraform Labs vẫn nằm tại Singapore và được mở vào năm 2018.

DigitalToday nhận định, hành động giải thể bất thường của chi nhánh Terraform Labs Hàn Quốc đặt câu hỏi về động cơ của dự án và nhà sáng lập Do Kwon. Ít ngày sau quyết định trên, các tiền số của dự án là Luna và UST đều bắt đầu lung lay. Đến 8/5, đồng "stablecoin thuật toán" UST mất mốc ổn định, tạo ra một trong những thảm họa lớn nhất của thị trường tiền số.

Hiện chưa có thông tin về mối liên hệ giữa việc giải thể ở Hàn Quốc với sự sụp đổ của các đồng tiền số liên quan. Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra, do chi nhánh đã bị giải thể, các nhà đầu tư và cơ quan quản lý tại Hàn Quốc không thể tiếp cận với Terraform Labs một cách trực tiếp. Mọi hoạt động khắc phục của dự án đều được thông báo qua Twitter của Giám đốc điều hành Do Kwon.

1200x-1-1-8073-1653076722[1].jpg

Do Kwon. Ảnh: Bloomberg

Giới phân tích tại Hàn Quốc cũng đặt ra nghi vấn liệu Do Kwon có lợi dụng tên tuổi của Apple và Microsoft để tạo uy tín cho bản thân và dự án hay không. Theo hồ sơ, nhà sáng lập này từng làm việc cho hai "ông lớn" công nghệ trên, mỗi nơi với thời gian ba tháng, trong đó Apple là từ thời sinh viên. Trong các quảng bá, Terra luôn được giới thiệu là "dự án của một cựu kỹ sư Apple và Microsoft từng theo học Đại học Stanford".

"Sự nghiệp ba tháng có cần được làm nổi bật như vậy không, và liệu những người ủng hộ có biết điều này?", trang tin trên đặt câu hỏi.

Chỉnh sửa đề xuất giữa cuộc bỏ phiếu

Mới đây, Do Kwon tiếp tục thực hiện một hành động bất thường là chỉnh sửa kế hoạch về Terra 2.0 giữa lúc đề xuất này còn đang trong quá trình bỏ phiếu. Bản "kế hoạch tái sinh" nhằm lấy ý kiến cộng đồng để xây dựng một blockchain mới với token Luna 2.0.

Khi cuộc bỏ phiếu mới diễn ra được hai ngày (dự kiến kéo dài 7 ngày), thu hút 180 triệu lượt biểu quyết, Kwon bất ngờ thay đổi một số điều khoản trong kế hoạch. Theo đó, tỷ lệ phân phối token Luna 2.0 cho người nắm giữ UST trên Anchor giảm từ 20% xuống 15%. Tỷ lệ khóa Luna 2.0 cho người chuyển đổi từ Luna 1.0 tăng từ 15% lên 30%.

Theo Kwon, thay đổi này "phù hợp với phản hồi của cộng đồng", cũng như giảm nhẹ áp lực lạm phát trong tương lai. Tuy nhiên, chúng khiến nhiều người hoài nghi về tính hợp lệ.

"Tại sao lại thực hiện một sửa đổi quan trọng như vậy khi quá trình bỏ phiếu đang diễn ra, và hầu hết những người đã bỏ phiếu là thể hiện quan điểm với kế hoạch ban đầu?" một nhà phân tích có biệt danh FatMan đưa ý kiến, nhấn mạnh khi đề xuất có thay đổi, dự án cần thực hiện một cuộc bỏ phiếu mới.

Screenshot-2022-05-21-024824-5521-1653076722[1].jpg

Đề xuất tái sinh Terra được Kwon chỉnh sửa khi đã có 180 triệu lượt bỏ phiếu.

Hiện tỷ lệ ủng hộ đề xuất Terra 2.0 đạt gần 80%, tỷ lệ phủ quyết là 17,5%. Theo luật, nếu tỷ lệ phủ quyết trên 33,4%, kế hoạch sẽ bị hủy bỏ.

Trước đó, hàng loạt ý kiến cũng nghi ngờ về kết quả khảo sát. "Chắc Kwon bịa ra kết quả này, vì anh ta đứng sau việc tạo vote", tài khoản Mixeditup phản hồi. Một nhóm người dùng đã tự tạo khảo sát trên diễn đàn Terra. Kết quả cho thấy, trong 6.220 người tham gia, có tới 92% từ chối việc Terraform Labs tạo hard-fork mới và chỉ 8% đồng ý.

Theo vnexpress​
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
417,475
Messages
7,059,222
Members
169,803
Latest member
HFMVietnam

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom