News Hàng nghìn dự án tiền số 'thổi giá, xả hàng'

Trò lừa đảo thổi giá thường diễn ra ở các nước có thu nhập thấp, nhắm vào nhóm người dùng mới hoặc ít kinh nghiệm trong ngành tiền số.


Stock_Bitcoin_Crpto_crash_cr.jpg

Hàng triệu đồng tiền số và token đều hứa hẹn mình sẽ là Bitcoin hay Ethereum tiếp theo, và không dễ để người mua phân biệt được những dự án nào chỉ là trò lừa đảo. Theo thống kê mới của công ty theo dõi và phân tích chuỗi khối Chainalysis, trong hàng triệu tài sản số được tung ra trong năm 2022, chỉ có gần 10.000 trở nên có giá trị dù ít hay nhiều.

Và trong 10.000 đó lại có đến 1/4 là chiêu trò "thổi giá, xả hàng" hay "pump and dump" của những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp, khiến người mua trắng tay chỉ một tuần sau khi phát hành.

Trong một vụ "thổi giá, xả hàng", kẻ lừa đảo đẩy giá của một tài sản mà họ nắm giữ lên cao bằng cách quảng cáo rầm rộ hoặc giả vờ thu mua, sau đó bán toàn bộ mà không báo trước, thu về lợi nhuận lớn trong khi khiến các nhà đầu tư khác trắng tay vì giá tài sản về 0.

Gây sốc hơn nữa là có những kẻ liên tục tạo token mới để trục lợi. Theo dõi dòng lợi nhuận của các đợt thổi giá và bán tháo, các nhà phân tích tại Chainalysis tìm đến ví tiền số của hàng trăm kẻ lừa đảo hàng loạt.

445 cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện nhiều hơn một vụ thổi giá. Trong số đó, 23 nhóm đã thực hiện hơn 10 vụ. Thậm chí một kẻ lừa đảo đã thực hiện trót lọt ít nhất 264 vụ.

01203122021_1.jpg

Dù phổ biến, những vụ lừa đảo này không mang lại lợi nhuận đặc biệt cao, theo Chainalysis. Tổng số tiền mà những kẻ lừa đảo thu được, tương đương tổn thất đối với nạn nhân, là 30 triệu USD. Con số này chỉ tương đương 0,5% trong tổng số 5,9 tỷ USD số tiền lừa đảo trong ngành tiền số năm 2022.

Tuy vậy, chiêu trò thổi giá lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhóm người dùng mới, ít kinh nghiệm và gây tiếng xấu cho ngành tiền số.

Vì mỗi vụ chỉ mang lại lợi nhuận khoảng 3.000 USD, rất có thể đây là các vụ lừa đảo được thực hiện bởi những kẻ xấu ở các quốc gia thu nhập thấp, theo Kim Grauer, Giám đốc nghiên cứu tại Chainalysis.

Grauer cho biết trong nhiều trường hợp, có thể truy tìm danh tính kẻ lừa đảo qua các tài khoản rút tiền trên các sàn giao dịch tập trung. Các sàn này thường sở hữu thông tin nhân dạng của người dùng hay KYC, và các cơ quan chính phủ có thể gửi trát hầu tòa để yêu cầu cung cấp thông tin.

Chuyên gia lưu ý con số hàng nghìn vụ và hàng trăm kẻ lừa đảo thực hiện nhiều vụ lặp đi lặp lại cho thấy ngành tiền số là mảnh đất màu mỡ cho những trò gian lận, và người dùng cần cẩn trọng khi tham gia mua bán.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,369
Messages
7,070,714
Members
170,490
Latest member
Mmo247h

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom