Giới thiệu các chỉ báo động lượng chuyên dụng trong phân tích kỹ thuật

chaupham

Junior
Joined
Apr 11, 2018
Messages
114
Reactions
8
MR
0.385
Các chỉ báo động lượng là các công cụ được các trader sử dụng để hiểu rõ hơn về tốc độ hoặc tỷ lệ mà giá của cổ phiếu thay đổi. Các chỉ báo động lượng sử dụng tốt với các chỉ báo và công cụ khác vì nó không hoạt động để xác định hướng giá di chuyển.
Ưu điểm của chỉ báo động lượng
Các chỉ báo động lượng cho thấy sự chuyển động của giá theo thời gian và mức độ mạnh mẽ của những chuyển động đó, bất kể giá tăng hay giảm.
Các chỉ báo động lượng cũng đặc biệt hữu ích, vì chúng giúp các trader và người phân tích phát hiện ra các điểm mà thị trường có thể sẽ đảo chiều. Các điểm được xác định thông qua sự phân kỳ giữa biến động giá và động lượng.
Bởi vì chỉ báo động lượng cho thấy sức mạnh khi giá biến động nhưng bỏ qua tính định hướng của giá, các chỉ báo này sử dụng tốt nhất khi kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác - như đường xu hướng và đường trung bình động (thể hiện xu hướng và hướng giá).
Quan niệm về sự phân kỳ
Sự phân kỳ xảy ra khi, ví dụ, giá của một cổ phiếu liên tục đi xuống dưới, cùng với chỉ báo động lượng được sử dụng (báo hiệu động lượng mạnh), nhưng sau đó chỉ báo động lượng quay đầu tăng hoặc không còn tiếp tục theo chiều giá giảm. Điều đó có nghĩa là chỉ phân kỳ với chuyển động giá và chỉ ra rằng đà của biến động giá hiện tại đang suy yếu.
Biểu đồ dưới đây của Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) cho thấy sự thay đổi hướng giá sắp xảy ra như thế nào khi chuyển động của chỉ báo RSI phân kỳ theo hướng chuyển động của giá trong cặp tiền tệ AUD/USD.

chỉ báo động lượng là gì


Sự phân kỳ thường là một dấu hiệu cho thấy xu hướng giá hiện tại có khả năng sắp kết thúc và sắp đảo chiều (do tín hiệu cho thấy động lượng đang bị dừng). Khi chuyển động giá và động lượng phân kỳ theo xu hướng tăng, đó là một phân kỳ tăng. Nếu chuyển động giá và chỉ báo động lượng liên tục di chuyển lên trên và chỉ báo động lượng đột ngột chuyển hướng đi xuống, đó là một phân kỳ giảm giá.
Các chỉ báo động lượng phổ biến
Có rất nhiều chỉ báo động lượng mà các trader có thể sử dụng. Tuy nhiên, một số chỉ báo phổ biến với các trader và được sử dụng rộng rãi là:
1. Đường trung bình động phân kỳ hội tụ (MACD)
Đường trung bình động phân kỳ hội tụ (MACD) là một trong những chỉ báo động lượng phổ biến nhất. MACD sử dụng hai chỉ báo là đường trung bình động và biến chúng thành một bộ dao động bằng cách lấy đường trung bình ngắn trừ đường trung bình dài. Điều đó có nghĩa là MACD cho thấy động lượng của các đường trung bình động khi chúng hội tụ, chồng chéo và di chuyển ra xa nhau.
Như đã đề cập ở trên, chỉ báo MACD sử dụng hai đường trung bình động. Mặc dù tùy thuộc vào trader hoặc người phân tích, chỉ báo thường sử dụng các đường trung bình di chuyển theo hàm mũ EMA 12 ngày và EMA 26 ngày, EMA 12 – EMA 26 cho kết quả là đường MACD, sau đó thường được vẽ biểu đồ với EMA 9 ngày (hoạt động như một đường tín hiệu có thể xác định các biến động giá).
Điều thực sự quan trọng của MACD là Histogram, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD và EMA 9 ngày. Khi Histogram dương - bên trên đường 0 nhưng bắt đầu dốc xuống đường 0 - nó báo hiệu một xu hướng tăng đang yếu. Ngược lại, khi Histogram âm, nằm bên dưới đường 0 nhưng bắt đầu leo về phía đường 0, báo hiệu xu hướng giảm đang suy yếu.
2. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo động lượng phổ biến khác. Cũng là một oscillator (dao động), chỉ báo RSI hoạt động như một thước đo cho sự thay đổi giá và tốc độ chúng thay đổi. Chỉ báo dao động qua lại giữa 0 và 100. Tín hiệu có thể được phát hiện khi các trader và người phân tích tìm kiếm sự phân kỳ, những con sóng thất bại hay khi chỉ báo đi qua đường trung tâm.
Bất kỳ giá trị RSI trên 50 đều cho tín hiệu tích cực, động lượng xu hướng tăng, tuy nhiên, nếu chỉ số RSI đạt 70 trở lên, nó thường là một dấu hiệu của tình trạng quá Mua. Ngược lại, các chỉ số RSI giảm xuống dưới 50 cho thấy đà giảm giá. Tuy nhiên, nếu chỉ số RSI dưới 30, thì đó là dấu hiệu của tình trạng quá Bán.
3. Chỉ số định hướng trung bình (ADX)
Cuối cùng, phải kể đến Chỉ số định hướng trung bình (ADX). Trên thực tế, người sáng tạo - Welles Wilder đã thiết lập Hệ thống định hướng (Directional Movement System), bao gồm ADX, Chỉ báo định hướng âm (-DI) và Chỉ báo định hướng dương (+ DI), nó như một tổ hợp được sử dụng để đo cả động lượng và hướng chuyển động giá.
ADX được suy ra từ đường trung bình được làm mịn của -DI và + DI, bản thân chúng có nguồn gốc từ việc so sánh hai mức đáy liên tiếp với mức đỉnh tương ứng. Chỉ số này là một phần của Hệ thống chuyển động định hướng hoạt động như một thước đo cho sức mạnh của một xu hướng, bất kể hướng tăng hay giảm. Điều quan trọng cần lưu ý là với ADX, các giá trị từ 20 trở lên cho thấy sự hiện diện của một xu hướng. ADX dưới 20, thị trường được xem là không có xu hướng.
Kết luận
Các chỉ báo động lượng là công cụ quan trọng cho các trader và phân tích; tuy nhiên, chúng hiếm khi được sử dụng 1 mình. Nó thường được sử dụng với các chỉ báo kỹ thuật khác để chỉ ra hướng của xu hướng. Khi đã xác định được hướng đi, các chỉ báo động lượng có giá trị bởi vì chúng cho thấy sức mạnh của biến động giá trong xu hướng và khi nào xu hướng sắp kết thúc.


>> Xem thêm: Giới thiệu công cụ xác định dòng tiền lớn tham gia thị trường

Nguồn: https://finashark.vn/trading-blog/g...ong-chuyen-dung-trong-phan-tich-ky-thuat.html
-----------------------------------------
Theo dõi Finashark tại:
Website: https://finashark.vn/
Tradingview: https://vn.tradingview.com/u/Finashark/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCnV8p1EZSS0DTdtw2NQnHMg
Facebook:
https://www.facebook.com/finashark
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,318
Messages
7,069,991
Members
170,447
Latest member
longpnc

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom