Huawei, một trong những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, đã đăng tải một đoạn video quảng cáo về dự án DeFi Defactor, khiến token FACTR nhảy vọt 400%.
Vào ngày 21/02, “ông lớn” ngành viễn thông Trung Quốc Huawei đã đăng tải một video lên Twitter giới thiệu về mối quan hệ hợp tác với một dự án DeFi có tên “Defactor”, nhân vật dẫn chuyện trong clip cũng chính là đồng sáng lập của dự án này.
Vị co-founder chia sẻ Defactor là một giải pháp cầu nối giữa thị trường tài chính truyền thống (CeFi) và tài chính phi tập trung (DeFi). Màn hợp tác với Huawei là nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái của dự án.
Token FACTR của Defactor vào ngày 23/02 đã có một bước tăng vọt mạnh mẽ lên đến 400% từ 0,04 lên 0,2 USD, sau đó nhanh chóng rút lại về 0,09 USD ở thời điểm thực hiện bài viết.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, lần theo dấu vết trên Etherscan, các nhà điều tra blockchain đã phát hiện trước thời điểm ra thông báo khoảng 13 ngày, đã có một ví mới tạo đã âm thầm “gom” 200,000 FACTR và xả ngay khi token đạt khoảng đỉnh giá, đút túi khoản lợi nhuận là 25,000 USD.
Hiện chưa rõ đây có phải là một phi vụ “giao dịch nội gián”, hay là Huawei có nhận được lợi ích gì khác từ việc quảng bá cho Defactor không.
Vào ngày 21/02, “ông lớn” ngành viễn thông Trung Quốc Huawei đã đăng tải một video lên Twitter giới thiệu về mối quan hệ hợp tác với một dự án DeFi có tên “Defactor”, nhân vật dẫn chuyện trong clip cũng chính là đồng sáng lập của dự án này.
Vị co-founder chia sẻ Defactor là một giải pháp cầu nối giữa thị trường tài chính truyền thống (CeFi) và tài chính phi tập trung (DeFi). Màn hợp tác với Huawei là nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái của dự án.
Token FACTR của Defactor vào ngày 23/02 đã có một bước tăng vọt mạnh mẽ lên đến 400% từ 0,04 lên 0,2 USD, sau đó nhanh chóng rút lại về 0,09 USD ở thời điểm thực hiện bài viết.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, lần theo dấu vết trên Etherscan, các nhà điều tra blockchain đã phát hiện trước thời điểm ra thông báo khoảng 13 ngày, đã có một ví mới tạo đã âm thầm “gom” 200,000 FACTR và xả ngay khi token đạt khoảng đỉnh giá, đút túi khoản lợi nhuận là 25,000 USD.
Hiện chưa rõ đây có phải là một phi vụ “giao dịch nội gián”, hay là Huawei có nhận được lợi ích gì khác từ việc quảng bá cho Defactor không.