Căng thẳng Ukraine tăng nhiệt khiến giá Bitcoin mất hơn 3.200 USD trong 24 giờ qua.
Giá tiền số phổ biến nhất thế giới hiện giao dịch quanh 40.600 USD một đồng, giảm gần 3.250 USD so với sáng hôm qua. Đây cũng là mức giảm ngày lớn nhất kể từ 21/1. So với mức đỉnh năm nay là 47.989 USD xác lập ngày 2/1, giá Bitcoin đã mất hơn 15%.
Diễn biến giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Edward Moya - nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA ở châu Mỹ, giải thích mối đe dọa về cuộc chiến ở Ukraine đã thúc đẩy Phố Wall thắt chặt động thái. "Nhà đầu tư đã chuyển sang chế độ loại bỏ rủi ro hoàn toàn và Bitcoin là đối tượng chịu ảnh hưởng. Lo sợ những vấn đề địa chính trị và khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đã khiến tiền số rơi tự do", ông phân tích.
Giá Bitcoin cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng Mỹ tăng cường giám sát. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) gần đây liên tục cảnh báo nhiều vụ lừa đảo tiền số. Bộ Tư pháp Mỹ cũng vừa bổ nhiệm giám đốc đầu tiên cho Nhóm thực thi tiền số quốc gia (NCET) mới thành lập. NCET sẽ là đầu mối cho các nỗ lực của bộ này nhằm giải quyết tình trạng tội phạm tiền số tăng. Giới quan sát cũng cho rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ ban hành nhiều sắc lệnh để yêu cầu các cơ quan nghiên cứu về tiền số và tài sản số.
Bitcoin và các loại tiền số khác vốn kém ổn định hơn nhiều so với tiền pháp định hoặc thị trường chứng khoán. Do đó, việc chính phủ Mỹ muốn giám sát thị trường này cũng được xem là tin tích cực với các ngân hàng lớn, tổ chức tín dụng, công ty đầu tư mạo hiểm và các công ty niêm yết. Những doanh nghiệp này vốn đang vận động hành lang để Washington chính thức thiết lập sân chơi cho ngành.
Tuy nhiên, rủi ro ở đây là luôn có một nhóm nhà đầu tư không sẵn sàng nghe theo sự điều hành của chính phủ. Trong bất kỳ thị trường nào, tâm lý không chắc chắn được coi là điều xấu, khiến việc bán tháo diễn ra.
Dữ liệu do sàn giao dịch CryptoQuant tổng hợp cho thấy, trong 24 giờ qua, hơn 10.000 Bitcoin đã đổ vào các sàn giao dịch giao ngay. Điều này chứng tỏ tâm lý bán ra đang áp đảo. Khoảng 50% nhà đầu tư tại sàn này tin rằng Bitcoin sẽ giao dịch trên 40.000 USD vào tháng 9. Tâm lý trung lập kết hợp với sự sụt giảm khối lượng giao dịch và biến động giá thời gian qua khiến nhiều người vẫn chưa dám xuống tiền mua Bitcoin.
Về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, khung pháp lý sẽ là một điều tích cực đối với tiền số và nền kinh tế tiền số. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa rõ liệu Quốc hội Mỹ hoặc chính quyền hiện tại có thân thiện với tiền số hay không.
Biến động địa chính trị và động thái mới của chính quyền Tổng thống Biden cũng làm rung lắc thị trường tiền số nói chung. Ether sáng nay giảm 7,43% xuống quanh mức 2.890 USD. Các đồng tiền khác cũng chìm trong sắc đỏ.
Trong dài hạn, chuyên gia Barry Bannister của công ty dịch vụ tài chính Stifel cho rằng Bitcoin có thể giảm 76% từ mức hiện tại xuống còn 10.000 USD năm 2023. Theo ông, nguồn cung tiền số toàn cầu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và diễn biến chỉ số S&P 500 sẽ ảnh hưởng đến giá Bitcoin.
Giá tiền số phổ biến nhất thế giới hiện giao dịch quanh 40.600 USD một đồng, giảm gần 3.250 USD so với sáng hôm qua. Đây cũng là mức giảm ngày lớn nhất kể từ 21/1. So với mức đỉnh năm nay là 47.989 USD xác lập ngày 2/1, giá Bitcoin đã mất hơn 15%.
Diễn biến giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Edward Moya - nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA ở châu Mỹ, giải thích mối đe dọa về cuộc chiến ở Ukraine đã thúc đẩy Phố Wall thắt chặt động thái. "Nhà đầu tư đã chuyển sang chế độ loại bỏ rủi ro hoàn toàn và Bitcoin là đối tượng chịu ảnh hưởng. Lo sợ những vấn đề địa chính trị và khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đã khiến tiền số rơi tự do", ông phân tích.
Giá Bitcoin cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng Mỹ tăng cường giám sát. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) gần đây liên tục cảnh báo nhiều vụ lừa đảo tiền số. Bộ Tư pháp Mỹ cũng vừa bổ nhiệm giám đốc đầu tiên cho Nhóm thực thi tiền số quốc gia (NCET) mới thành lập. NCET sẽ là đầu mối cho các nỗ lực của bộ này nhằm giải quyết tình trạng tội phạm tiền số tăng. Giới quan sát cũng cho rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ ban hành nhiều sắc lệnh để yêu cầu các cơ quan nghiên cứu về tiền số và tài sản số.
Bitcoin và các loại tiền số khác vốn kém ổn định hơn nhiều so với tiền pháp định hoặc thị trường chứng khoán. Do đó, việc chính phủ Mỹ muốn giám sát thị trường này cũng được xem là tin tích cực với các ngân hàng lớn, tổ chức tín dụng, công ty đầu tư mạo hiểm và các công ty niêm yết. Những doanh nghiệp này vốn đang vận động hành lang để Washington chính thức thiết lập sân chơi cho ngành.
Tuy nhiên, rủi ro ở đây là luôn có một nhóm nhà đầu tư không sẵn sàng nghe theo sự điều hành của chính phủ. Trong bất kỳ thị trường nào, tâm lý không chắc chắn được coi là điều xấu, khiến việc bán tháo diễn ra.
Dữ liệu do sàn giao dịch CryptoQuant tổng hợp cho thấy, trong 24 giờ qua, hơn 10.000 Bitcoin đã đổ vào các sàn giao dịch giao ngay. Điều này chứng tỏ tâm lý bán ra đang áp đảo. Khoảng 50% nhà đầu tư tại sàn này tin rằng Bitcoin sẽ giao dịch trên 40.000 USD vào tháng 9. Tâm lý trung lập kết hợp với sự sụt giảm khối lượng giao dịch và biến động giá thời gian qua khiến nhiều người vẫn chưa dám xuống tiền mua Bitcoin.
Về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, khung pháp lý sẽ là một điều tích cực đối với tiền số và nền kinh tế tiền số. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa rõ liệu Quốc hội Mỹ hoặc chính quyền hiện tại có thân thiện với tiền số hay không.
Biến động địa chính trị và động thái mới của chính quyền Tổng thống Biden cũng làm rung lắc thị trường tiền số nói chung. Ether sáng nay giảm 7,43% xuống quanh mức 2.890 USD. Các đồng tiền khác cũng chìm trong sắc đỏ.
Trong dài hạn, chuyên gia Barry Bannister của công ty dịch vụ tài chính Stifel cho rằng Bitcoin có thể giảm 76% từ mức hiện tại xuống còn 10.000 USD năm 2023. Theo ông, nguồn cung tiền số toàn cầu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và diễn biến chỉ số S&P 500 sẽ ảnh hưởng đến giá Bitcoin.
Theo vnexpress