Theo nguồn tin mật từ CoinDesk, FTX trước khi phá sản đã khuyến khích nhân viên gửi tiền vào sàn giao dịch như một ngân hàng. Giờ đây, họ có thể mất trắng.
Các quỹ đầu tư và tổ chức không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ ngoạn mục của FTX vào tuần trước. Ngoài bị mất việc tại sàn giao dịch, nhiều nhân viên FTX đã gửi một lượng tài sản cá nhân hiện bị khoá trong nền tảng này, có nguy cơ mất sạch do lực hút của hố đen mang tên “FTX”.
Theo nguồn tin của CoinDesk, FTX có chính sách nội bộ, cam kết mức chiết khấu lên tới 50% nhằm khuyến khích nhân viên bỏ tiền tiết kiệm hay đầu tư vào FTX. Ngoài ra, nhiều nhân viên đã không rút tiền lương, thưởng (trả bằng FTT) mà để trong sàn vì nghĩ rằng nó thuận tiện, họ chỉ đổi ra tiền mặt khi cần.
Giờ đây những người bị kẹt tiền tại sàn chỉ có thể bán lại tài sản với giá thấp hơn 10 lần, do các bên thu mua “quyền đòi tài sản” đánh giá về khả năng trả nợ của FTX đang tương đối thấp.
Mất cả chì lẫn chài, quãng thời gian này dường như thật đen tối cho những người đã và đang làm việc tại FTX. Cựu Giám đốc Tiếp thị của FTX Nathaniel Whittemore cho biết ông và phần lớn các nhân viên khác không biết gì về vụ việc sử dụng tiền khách hàng cho những mục đích trái phép.
Trước tuyên bố phá sản vào 11/11, nhiều nhân viên FTX đã lần lượt xin nghỉ việc. Trưởng bộ phận khách hàng tổ chức Zane Tackett đã lên tiếng trên Twitter vào ngày 10/11 rằng mình đã bị vô hiệu hoá tài khoản Slack và Gmail của công ty mà không được báo trước, và rằng nhân viên dưới trướng hiện đang “chìm trong bóng tối”. Kể sau đó nhiều nhân viên đã lên tiếng và đồng tình với Zane Tackett họ cũng trong tình trạng tương tự.
Hiện FTX đang trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi sang phá sản. Mới đây vào ngày 15/11, CEO mới là John J. Ray III đã xúc tiến cuộc họp nội bộ định hình lại bộ máy công ty, sẵn sàng cho kế hoạch hoàn tất phá sản theo chương 11.
Các quỹ đầu tư và tổ chức không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ ngoạn mục của FTX vào tuần trước. Ngoài bị mất việc tại sàn giao dịch, nhiều nhân viên FTX đã gửi một lượng tài sản cá nhân hiện bị khoá trong nền tảng này, có nguy cơ mất sạch do lực hút của hố đen mang tên “FTX”.
Theo nguồn tin của CoinDesk, FTX có chính sách nội bộ, cam kết mức chiết khấu lên tới 50% nhằm khuyến khích nhân viên bỏ tiền tiết kiệm hay đầu tư vào FTX. Ngoài ra, nhiều nhân viên đã không rút tiền lương, thưởng (trả bằng FTT) mà để trong sàn vì nghĩ rằng nó thuận tiện, họ chỉ đổi ra tiền mặt khi cần.
Giờ đây những người bị kẹt tiền tại sàn chỉ có thể bán lại tài sản với giá thấp hơn 10 lần, do các bên thu mua “quyền đòi tài sản” đánh giá về khả năng trả nợ của FTX đang tương đối thấp.
Mất cả chì lẫn chài, quãng thời gian này dường như thật đen tối cho những người đã và đang làm việc tại FTX. Cựu Giám đốc Tiếp thị của FTX Nathaniel Whittemore cho biết ông và phần lớn các nhân viên khác không biết gì về vụ việc sử dụng tiền khách hàng cho những mục đích trái phép.
“Đối với tôi, tất cả những gì tôi còn cảm thấy là cơn thịnh nộ và sự tức giận vì Sam và những người cùng cấp đã và không có ý định cung cấp cho nhân viên của họ một tin nhắn lịch sự để giải thích sự việc hay nói về những điều tiếp tới.”
Trước tuyên bố phá sản vào 11/11, nhiều nhân viên FTX đã lần lượt xin nghỉ việc. Trưởng bộ phận khách hàng tổ chức Zane Tackett đã lên tiếng trên Twitter vào ngày 10/11 rằng mình đã bị vô hiệu hoá tài khoản Slack và Gmail của công ty mà không được báo trước, và rằng nhân viên dưới trướng hiện đang “chìm trong bóng tối”. Kể sau đó nhiều nhân viên đã lên tiếng và đồng tình với Zane Tackett họ cũng trong tình trạng tương tự.
Hiện FTX đang trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi sang phá sản. Mới đây vào ngày 15/11, CEO mới là John J. Ray III đã xúc tiến cuộc họp nội bộ định hình lại bộ máy công ty, sẵn sàng cho kế hoạch hoàn tất phá sản theo chương 11.