Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc VTC đưa ra lý do này sau khi khẳng định VTC không "xúi" các cơ quan chức năng ở Việt Nam "chặn" Facebook để "dọn đường" cho Mạng xã hội Go.vn.
Theo lý giải của ông Thanh, việc chặn Facebook đã được diễn ra tại Việt Nam từ trước khi mạng Go.vn được khai sinh. Facebook bị chặn chủ yếu vì lý do kinh tế của các nhà mạng.
"Đường truyền quốc tế đắt hơn hẳn đường truyền quốc nội. Khi các nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể sinh ra tiền như Voice, IP... gia tăng thì nhà mạng sẽ "bóp" ngay đường truyền của những dịch vụ không tạo ra tiền mà tiêu tốn băng thông như Facebook, YouTube. Theo thống kê, hiện có tới 70 - 80% băng thông quốc tế chạy qua 2 cổng Facebook và YouTube mà không tạo bất cứ đồng tiền nào cho nhà mạng", ông Thanh giải thích.
"Ngay cả các dịch vụ như truyền hình Internet như VTC đang làm dù đã được ưu tiên nhưng cũng vẫn phải "xếp hàng" dưới các dịch vụ như điện thoại, IP có khả năng sinh ra tiền ngay lập tức", ông Thanh nói thêm.
Ông Thanh khẳng định việc chặn Facebook không xuất phát từ lý do chính trị mà chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế, hiện tượng Facebook bị chặn không bao giờ diễn ra đồng loạt và liên tục trên phạm vi toàn quốc, chỉ thỉnh thoảng tắc nghẽn ở đâu đó khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cân nhắc về việc tạm dẹp những dịch vụ không sinh lời để thông đường cho những dịch vụ có tính ưu tiên, sống còn hơn.
"Tầm 30 Tết chắc chắn không bao giờ truy cập được vào Facebook vì lúc đó rất nhiều Việt kiều gọi điện về trong nước, các nhà mạng sẽ ưu tiên đường truyền cho dịch vụ thoại để thu tiền", ông Thanh dự đoán.
Những thông tin ông Lâm Thanh đưa ra ở trên đã hâm nóng không khí của Hội thảo "Công nghệ xử lý ngôn ngữ và phát triển thị trường nội dung số Việt Nam ra thế giới" do Viện CNTT - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 5/1/2012.
Theo lý giải của ông Thanh, việc chặn Facebook đã được diễn ra tại Việt Nam từ trước khi mạng Go.vn được khai sinh. Facebook bị chặn chủ yếu vì lý do kinh tế của các nhà mạng.
"Đường truyền quốc tế đắt hơn hẳn đường truyền quốc nội. Khi các nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể sinh ra tiền như Voice, IP... gia tăng thì nhà mạng sẽ "bóp" ngay đường truyền của những dịch vụ không tạo ra tiền mà tiêu tốn băng thông như Facebook, YouTube. Theo thống kê, hiện có tới 70 - 80% băng thông quốc tế chạy qua 2 cổng Facebook và YouTube mà không tạo bất cứ đồng tiền nào cho nhà mạng", ông Thanh giải thích.
Ông Thanh khẳng định việc chặn Facebook không xuất phát từ lý do chính trị mà chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế, hiện tượng Facebook bị chặn không bao giờ diễn ra đồng loạt và liên tục trên phạm vi toàn quốc, chỉ thỉnh thoảng tắc nghẽn ở đâu đó khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cân nhắc về việc tạm dẹp những dịch vụ không sinh lời để thông đường cho những dịch vụ có tính ưu tiên, sống còn hơn.
"Tầm 30 Tết chắc chắn không bao giờ truy cập được vào Facebook vì lúc đó rất nhiều Việt kiều gọi điện về trong nước, các nhà mạng sẽ ưu tiên đường truyền cho dịch vụ thoại để thu tiền", ông Thanh dự đoán.
Những thông tin ông Lâm Thanh đưa ra ở trên đã hâm nóng không khí của Hội thảo "Công nghệ xử lý ngôn ngữ và phát triển thị trường nội dung số Việt Nam ra thế giới" do Viện CNTT - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 5/1/2012.
Theo Tạp chí Nhịp Sống Số Online/Bưu Điện Việt Nam