Nhân vật hoạt hình Thỏ Bảy Màu bị lợi dụng hình ảnh để phát triển dự án tiền mã hóa, có nhiều dấu hiệu bất thường.
Gần đây xuất hiện đồng tiền số có tên Rainbow Bunny Fan Token, phát triển dựa trên hình tượng nhân vật hoạt hình Thỏ Bảy Màu. Trước khi bị tố cáo, dự án này sử dụng hình ảnh nhân vật ảo nổi tiếng trên mạng xã hội Việt Nam để quảng cáo cho mô hình.
Trao đổi với Zing, ông Huỳnh Thái Ngọc, cha đẻ nhân vật Thỏ Bảy Màu cho biết bản thân và công ty không có bất kỳ liên hệ nào với dự án tiền số nói trên. Thông qua trang Facebook có hơn 3,2 triệu người theo dõi, đội ngũ xây dựng Thỏ Bảy Màu lên tiếng cảnh báo người theo dõi về việc có dự án lợi dụng hình ảnh để quảng bá tiền mã hóa.
“Mọi website, trang mạng xã hội, kênh nhắn tin sử dụng dụng hình ảnh Thỏ Bảy Màu để kêu gọi cộng đồng mua token liên quan đến Thỏ đều không thuộc sở hữu hoặc được ủy quyền bởi chúng tôi. Thông báo này để cảnh báo mọi người, tự bảo vệ mình trước mọi nguy cơ lừa đảo”, phía dự án lên tiếng hôm 3/1.
Ông Huỳnh Thái Ngọc cho biết trước đó có người đã liên hệ phía công ty để trao đổi về việc sử dụng hình ảnh nhân vật. Theo đó, phía dự án tiền số sẽ chia phần trăm lợi nhuận kiếm được cho đội ngũ Thỏ Bảy Màu. Tuy nhiên, ông Ngọc đã từ chối hợp tác.
Sau khi bị phía ông Ngọc, là bên sở hữu toàn bộ bản quyền tác giả, hình ảnh của Thỏ Bảy Màu tố cáo, phía dự án Rainbow Bunny đã thay đổi nhận diện thành hình của một con thỏ khác. Tuy nhiên, mô hình hoạt động vẫn không khác trước.
Rainbow Bunny Fan Token tự giới thiệu bản thân là meme (hình ảnh biểu tượng) của năm 2023. Đội ngũ phát triển cho biết đây là đồng tiền số cho cộng đồng truyện tranh, hoạt hình. Ngoài ra, Rainbow Bunny còn tuyên bố dùng 1% lợi nhuận để phát triển anime, manga trên toàn thế giới.
Các mô tả này lại trùng khớp với dự án phim hoạt hình mà phía Thỏ Bảy Màu đang ấp ủ. Theo đó, đội ngũ của ông Huỳnh Thái Ngọc đang kêu gọi góp vốn từ cộng đồng để phát triển loạt phim hoạt hình dài tập, có nhân vật chính là Thỏ Bảy Màu.
Đồng thời, tên gọi của dự án tiền số nói trên cũng cố tình tạo sự nhầm lẫn với Thỏ Bảy Màu. Phần hậu tố Fan Token thường được dùng để chỉ cho loại tiền số dành cho người hâm mộ của một chủ thể nào đó. Loại token này rất phổ biến trong ngành giải trí, thể thao. Rainbow Bunny Fan Token khiến người dùng dễ hiểu nhầm đây là đồng tiền số của Thỏ Bảy Màu.
Dự án công bố phát triển trên chuỗi khối BSC (Binance Smart Chain). Đây vốn là blockchain mở, dễ dàng xây dựng token. Do đó, tỷ lệ lừa đảo ở nền tảng này có tỷ lệ rất cao. Theo Solidus, có khoảng 1,4 triệu hợp đồng thông minh lừa đảo ở chuỗi khối này.
Ngoài ra, những thông tin về mô hình, mục tiêu hoạt động, đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư của Rainbow Bunny Fan Token không rõ ràng. White Paper (Sách trắng) của dự án này chỉ dài 7 trang và thiếu thông tin.
Trong một video quảng cáo trên YouTube, người đại diện dự án tuyên bố người dùng chỉ cần mua token và ngồi chờ nhận thưởng, không cần stake (ký gửi). Đây là những lời quảng bá thường thấy của những dự án có dấu hiệu đa cấp, lừa đảo.
Gần đây xuất hiện đồng tiền số có tên Rainbow Bunny Fan Token, phát triển dựa trên hình tượng nhân vật hoạt hình Thỏ Bảy Màu. Trước khi bị tố cáo, dự án này sử dụng hình ảnh nhân vật ảo nổi tiếng trên mạng xã hội Việt Nam để quảng cáo cho mô hình.
Trao đổi với Zing, ông Huỳnh Thái Ngọc, cha đẻ nhân vật Thỏ Bảy Màu cho biết bản thân và công ty không có bất kỳ liên hệ nào với dự án tiền số nói trên. Thông qua trang Facebook có hơn 3,2 triệu người theo dõi, đội ngũ xây dựng Thỏ Bảy Màu lên tiếng cảnh báo người theo dõi về việc có dự án lợi dụng hình ảnh để quảng bá tiền mã hóa.
“Mọi website, trang mạng xã hội, kênh nhắn tin sử dụng dụng hình ảnh Thỏ Bảy Màu để kêu gọi cộng đồng mua token liên quan đến Thỏ đều không thuộc sở hữu hoặc được ủy quyền bởi chúng tôi. Thông báo này để cảnh báo mọi người, tự bảo vệ mình trước mọi nguy cơ lừa đảo”, phía dự án lên tiếng hôm 3/1.
Ông Huỳnh Thái Ngọc cho biết trước đó có người đã liên hệ phía công ty để trao đổi về việc sử dụng hình ảnh nhân vật. Theo đó, phía dự án tiền số sẽ chia phần trăm lợi nhuận kiếm được cho đội ngũ Thỏ Bảy Màu. Tuy nhiên, ông Ngọc đã từ chối hợp tác.
Sau khi bị phía ông Ngọc, là bên sở hữu toàn bộ bản quyền tác giả, hình ảnh của Thỏ Bảy Màu tố cáo, phía dự án Rainbow Bunny đã thay đổi nhận diện thành hình của một con thỏ khác. Tuy nhiên, mô hình hoạt động vẫn không khác trước.
Rainbow Bunny Fan Token tự giới thiệu bản thân là meme (hình ảnh biểu tượng) của năm 2023. Đội ngũ phát triển cho biết đây là đồng tiền số cho cộng đồng truyện tranh, hoạt hình. Ngoài ra, Rainbow Bunny còn tuyên bố dùng 1% lợi nhuận để phát triển anime, manga trên toàn thế giới.
Các mô tả này lại trùng khớp với dự án phim hoạt hình mà phía Thỏ Bảy Màu đang ấp ủ. Theo đó, đội ngũ của ông Huỳnh Thái Ngọc đang kêu gọi góp vốn từ cộng đồng để phát triển loạt phim hoạt hình dài tập, có nhân vật chính là Thỏ Bảy Màu.
Đồng thời, tên gọi của dự án tiền số nói trên cũng cố tình tạo sự nhầm lẫn với Thỏ Bảy Màu. Phần hậu tố Fan Token thường được dùng để chỉ cho loại tiền số dành cho người hâm mộ của một chủ thể nào đó. Loại token này rất phổ biến trong ngành giải trí, thể thao. Rainbow Bunny Fan Token khiến người dùng dễ hiểu nhầm đây là đồng tiền số của Thỏ Bảy Màu.
Dự án công bố phát triển trên chuỗi khối BSC (Binance Smart Chain). Đây vốn là blockchain mở, dễ dàng xây dựng token. Do đó, tỷ lệ lừa đảo ở nền tảng này có tỷ lệ rất cao. Theo Solidus, có khoảng 1,4 triệu hợp đồng thông minh lừa đảo ở chuỗi khối này.
Ngoài ra, những thông tin về mô hình, mục tiêu hoạt động, đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư của Rainbow Bunny Fan Token không rõ ràng. White Paper (Sách trắng) của dự án này chỉ dài 7 trang và thiếu thông tin.
Trong một video quảng cáo trên YouTube, người đại diện dự án tuyên bố người dùng chỉ cần mua token và ngồi chờ nhận thưởng, không cần stake (ký gửi). Đây là những lời quảng bá thường thấy của những dự án có dấu hiệu đa cấp, lừa đảo.