Zuki Moba, tựa game NFT được streamer ViruSs giới thiệu không khóa 95% lượng token dự án, nhiều lần trễ hẹn và chỉnh sửa roadmap.
Trong các video trên kênh YouTube cá nhân, ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) nhiều lần nhắc đến Zuki Moba như một dự án GameFi tiềm năng, nên đầu tư. Trong hội nhóm đầu tư trên Telegram mà ViruSs quản lý, người này đưa ra mức giá mua vào đồng ZUKI (token dự án Zuki Moba) từ 0,2-0,3 USD.
Tuy nhiên, Zuki Moba có nhiều dấu hiệu bất thường khi so sánh với các dự án tiền số phổ biến trên thị trường. Đồng thời, một số yếu tố cho thấy đây không phải đây là đồng tiền số nên đầu tư.
Tựa game giống 100% trò chơi từ Trung Quốc
Điểm quan trọng để đánh giá dự án GameFi là trò chơi. Nhà phát triển Zuki Moba cho biết đây là tựa game thể loại nhập vai trực tuyến nhiều người chơi lấy cảm hứng từ phong tục ném tuyết truyền thống của Nhật Bản.
Giao diện trò chơi PoPoWar (trước) và Zuki Moba (sau).
Tuy nhiên, dựa trên gameplay (lối chơi) công bố và từ nhiều người được trải nghiệm trước trò chơi, Zuki Moba giống 100% tựa game có tên PoPoWar. Hoạt ảnh nhân vật, đồ họa, lối chơi của Zuki Moba đều tương tự trò chơi ra mắt trước đó.
Theo H. K, chuyên gia lập trình đang sở hữu mã nguồn của PoPoWar, tựa game này được phía dự án Zuki Moba mua lại từ Trung Quốc để tích hợp thêm các yếu tố NFT, trở thành GameFi.
“Với những gì đang có, còn lâu đội ngũ Zuki Moba mới ra được game. Giao diện trò chơi còn chưa điều khiển được thì đừng mơ đến việc tích hợp blockchain. Những gì nhà phát triển công bố chỉ là 'bánh vẽ' trên giấy, đến hết năm sau chưa chắc hoàn thiện được”, chuyên gia lập trình H. K cho biết.
Trễ hẹn, chỉnh sửa roadmap
Roadmap là lộ trình thực hiện, phát triển một dự án. Trên thị trường tiền số, dựa vào roadmap, người dùng có thể đánh giá được năng lực của đội ngũ, từ đó dẫn đến quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, đội ngũ phát triển Zuki Moba nhiều lần trễ hẹn, không thực hiện đúng như lời hứa và lộ trình trong roadmap. Trước đó, nhà phát triển dự kiến ra mắt phiên bản thử nghiệm vào quý IV/2021.
Đến giữa tháng 12, phiên bản chơi thử của trò chơi mới được giới thiệu. Nhưng đội ngũ giới hạn chỉ 100 người dùng được tham gia. Do đó, phần lớn nhà đầu tư không có cơ hội trải nghiệm trò chơi mà họ bỏ tiền đầu tư.
Roadmap của Zuki Moba bị sửa đổi.
Ngoài ra, nhà phát triển Zuki Moba còn âm thầm chỉnh sửa roadmap mà không công bố rộng rãi đến nhà đầu tư. Đây là điều tối kỵ đối với các dự án tiền mã hóa. Việc chỉnh sửa roadmap cho thấy đội ngũ lập trình, phát triển game thiếu uy tín, không thực hiện đúng cam kết.
Cụ thể, theo lộ trình công bố trước đó, Zuki Moba sẽ ra mắt vào quý I/2022. Trong một số video phát trực tiếp, nhà phát triển còn cho biết game sẽ ra mắt vào 15/1/2022. Tuy nhiên gần đây, người đầu tư phát hiện ra roadmap của trò chơi đã bị thay đổi. Thay vì xác nhận ra mắt vào tháng 1, thời hạn của game đã được chuyển sang quý I-II/2022. Điều này đồng nghĩa với việc nhà phát triển nới rộng thời gian trình làng game tới tháng 6/2022, trễ nửa năm so với dự kiến.
Ví chứa 95% token không được khóa
Tokenomic là thuật ngữ chỉ cách phân bố lượng tiền số cho các mục đích khác nhau trong dự án. Lượng token tạo ra sẽ được chia sẻ cho đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư… Một phần khác sẽ cung cấp cho mục đích quảng bá, thưởng cho người dùng.
Với một dự án thông thường, lượng token đội ngũ phát triển nắm giữ là khoảng 20%. Đồng thời, số token này sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định để tránh bán tháo, thao túng giá.
Hai địa chỉ ví chứa 95% lượng token ZUKI.
Theo công bố từ tài liệu trên trang web chính thức, dự án có tổng lượng token là 1 tỷ. Trong đó, phần lớn token này sẽ không được mở khóa sau khi niêm yết lần đầu trên sàn.
Điểm bất thường là khi truy cập vào hợp đồng thông minh của dự án, BSCScan trả về kết quả một địa chỉ ví chứa 950 triệu token ZUKI và không bị khóa. Điều này đồng nghĩa với việc người nắm giữ 95% lượng token ZUKI có thể bán ra bất cứ lúc nào. Đồng thời, khi có một ví nắm giữ lượng lớn token, đồng tiền số này dễ dàng bị thao túng giá.
Sau khi bị một số người dùng đặt nghi vấn, đại diện Zuki Moba mới phản hồi rằng lượng ZUKI này được lưu trữ trong ví lạnh để bảo mật. Đến 25/12, khoảng 650 triệu ZUKI được chuyển từ địa chỉ ví ban đầu sang ví khóa. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300 triệu ZUKI chưa bị khóa trong ví của nhà phát triển. Lượng tiền số này cao gấp 10 lần số ZUKI đang được lưu hành.
Đồng thời, trong whitepaper của dự án không đề cập đến thời gian mở khóa số token nói trên.
Những rủi ro khi tham gia thị trường GameFi
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, token ZUKI đang có giá 0,082 USD. So với đỉnh được xác lập cuối tháng 11, token này đã giảm hơn 10 lần. Nếu tham gia dự án theo mốc ViruSs mời chào, nhà đầu tư đã bị chia tài sản khoảng 3 lần.
Sau sự thành công của Axie Infinity, hàng trăm dự án GameFi xuất hiện, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, những trò chơi này phần lớn ở dạng sơ khởi, lối chơi đơn điệu, đồ họa đơn giản. Nhiều nhà phát triển chưa ra mắt game đã phát hành đồng tiền số đi kèm.
Bên cạnh đó, một số dự án được tạo ra để ăn theo xu hướng (trend), không có lộ trình phát triển rõ ràng. Những trò chơi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo.
Chia sẻ với Zing về các dự án GameFi nói chung, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cấp cao về tài chính và kế toán tại Đại học Bristol (Anh), nhận định rủi ro lớn nhất là đội ngũ phát triển dự án có thể đột nhiên biến mất với tiền của nhà đầu tư. Chuyện này đã nhiều lần xảy ra trong thời gian qua. Kể cả khi nhà phát triển gắn bó với dự án của mình, biến động giá của token, tài sản NFT ở mức cao vẫn có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ.
Việc chơi game kiếm tiền tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Coinbase.
“Điều này là bình thường vì giá trị tài sản này dựa trên độ hấp dẫn của dự án, trong khi mỗi ngày có không biết bao nhiêu game mới ra đời phát hành token”, ông Tuấn cho biết.
Hiện tại, với những game nổi tiếng và đã tăng trưởng mạnh, người chơi thường phải bỏ ra số tiền lớn, có thể lên tới hàng nghìn USD để mua nhân vật để tham gia. Cụ thể, giá mua 3 axies trong Axie Infinity khoảng 1.500-2.000 USD. Trong khi đó, giá mua Metamon, nhân vật trong game nền tảng Radio Caca khoảng 4.000 USD.
Tuy nhiên, những thay đổi về mặt cơ chế, mối quan hệ giữa các token trong game có thể khiến giá trị giảm mạnh. Trong game Axie Infinity, token Smooth Love Potion (SLP) được dùng để trả thưởng có nguồn cung vô tận. Sự lạm phát khiến giá loại token này giảm từ mức 0,4 USD vào tháng 5 xuống khoảng 0,06 USD ở thời điểm hiện tại, khiến thu nhập của nhiều người chơi từ game giảm mạnh.
Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể gặp rủi ro về việc bị lừa chuyển vật phẩm tới địa chỉ của kẻ lừa đảo, hoặc bị dụ gửi số tiền nhất định mới kích hoạt được vật phẩm. Khác với lĩnh vực game truyền thống có công ty quản lý, ở game NFT người chơi khó lấy lại vật phẩm đã mất.
“Khi những người chơi mới không có đủ kiến thức, họ rất dễ bị lừa đảo trong thị trường này”, ông Trần Dinh, CEO công ty tư vấn và đầu tư lĩnh vực tiền mã hóa Alpha True nhận xét.
Trong các video trên kênh YouTube cá nhân, ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) nhiều lần nhắc đến Zuki Moba như một dự án GameFi tiềm năng, nên đầu tư. Trong hội nhóm đầu tư trên Telegram mà ViruSs quản lý, người này đưa ra mức giá mua vào đồng ZUKI (token dự án Zuki Moba) từ 0,2-0,3 USD.
Tuy nhiên, Zuki Moba có nhiều dấu hiệu bất thường khi so sánh với các dự án tiền số phổ biến trên thị trường. Đồng thời, một số yếu tố cho thấy đây không phải đây là đồng tiền số nên đầu tư.
Tựa game giống 100% trò chơi từ Trung Quốc
Điểm quan trọng để đánh giá dự án GameFi là trò chơi. Nhà phát triển Zuki Moba cho biết đây là tựa game thể loại nhập vai trực tuyến nhiều người chơi lấy cảm hứng từ phong tục ném tuyết truyền thống của Nhật Bản.
|
Tuy nhiên, dựa trên gameplay (lối chơi) công bố và từ nhiều người được trải nghiệm trước trò chơi, Zuki Moba giống 100% tựa game có tên PoPoWar. Hoạt ảnh nhân vật, đồ họa, lối chơi của Zuki Moba đều tương tự trò chơi ra mắt trước đó.
Theo H. K, chuyên gia lập trình đang sở hữu mã nguồn của PoPoWar, tựa game này được phía dự án Zuki Moba mua lại từ Trung Quốc để tích hợp thêm các yếu tố NFT, trở thành GameFi.
“Với những gì đang có, còn lâu đội ngũ Zuki Moba mới ra được game. Giao diện trò chơi còn chưa điều khiển được thì đừng mơ đến việc tích hợp blockchain. Những gì nhà phát triển công bố chỉ là 'bánh vẽ' trên giấy, đến hết năm sau chưa chắc hoàn thiện được”, chuyên gia lập trình H. K cho biết.
Trễ hẹn, chỉnh sửa roadmap
Roadmap là lộ trình thực hiện, phát triển một dự án. Trên thị trường tiền số, dựa vào roadmap, người dùng có thể đánh giá được năng lực của đội ngũ, từ đó dẫn đến quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, đội ngũ phát triển Zuki Moba nhiều lần trễ hẹn, không thực hiện đúng như lời hứa và lộ trình trong roadmap. Trước đó, nhà phát triển dự kiến ra mắt phiên bản thử nghiệm vào quý IV/2021.
Đến giữa tháng 12, phiên bản chơi thử của trò chơi mới được giới thiệu. Nhưng đội ngũ giới hạn chỉ 100 người dùng được tham gia. Do đó, phần lớn nhà đầu tư không có cơ hội trải nghiệm trò chơi mà họ bỏ tiền đầu tư.
Roadmap của Zuki Moba bị sửa đổi.
Ngoài ra, nhà phát triển Zuki Moba còn âm thầm chỉnh sửa roadmap mà không công bố rộng rãi đến nhà đầu tư. Đây là điều tối kỵ đối với các dự án tiền mã hóa. Việc chỉnh sửa roadmap cho thấy đội ngũ lập trình, phát triển game thiếu uy tín, không thực hiện đúng cam kết.
Cụ thể, theo lộ trình công bố trước đó, Zuki Moba sẽ ra mắt vào quý I/2022. Trong một số video phát trực tiếp, nhà phát triển còn cho biết game sẽ ra mắt vào 15/1/2022. Tuy nhiên gần đây, người đầu tư phát hiện ra roadmap của trò chơi đã bị thay đổi. Thay vì xác nhận ra mắt vào tháng 1, thời hạn của game đã được chuyển sang quý I-II/2022. Điều này đồng nghĩa với việc nhà phát triển nới rộng thời gian trình làng game tới tháng 6/2022, trễ nửa năm so với dự kiến.
Ví chứa 95% token không được khóa
Tokenomic là thuật ngữ chỉ cách phân bố lượng tiền số cho các mục đích khác nhau trong dự án. Lượng token tạo ra sẽ được chia sẻ cho đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư… Một phần khác sẽ cung cấp cho mục đích quảng bá, thưởng cho người dùng.
Với một dự án thông thường, lượng token đội ngũ phát triển nắm giữ là khoảng 20%. Đồng thời, số token này sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định để tránh bán tháo, thao túng giá.
Hai địa chỉ ví chứa 95% lượng token ZUKI.
Theo công bố từ tài liệu trên trang web chính thức, dự án có tổng lượng token là 1 tỷ. Trong đó, phần lớn token này sẽ không được mở khóa sau khi niêm yết lần đầu trên sàn.
Điểm bất thường là khi truy cập vào hợp đồng thông minh của dự án, BSCScan trả về kết quả một địa chỉ ví chứa 950 triệu token ZUKI và không bị khóa. Điều này đồng nghĩa với việc người nắm giữ 95% lượng token ZUKI có thể bán ra bất cứ lúc nào. Đồng thời, khi có một ví nắm giữ lượng lớn token, đồng tiền số này dễ dàng bị thao túng giá.
Sau khi bị một số người dùng đặt nghi vấn, đại diện Zuki Moba mới phản hồi rằng lượng ZUKI này được lưu trữ trong ví lạnh để bảo mật. Đến 25/12, khoảng 650 triệu ZUKI được chuyển từ địa chỉ ví ban đầu sang ví khóa. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300 triệu ZUKI chưa bị khóa trong ví của nhà phát triển. Lượng tiền số này cao gấp 10 lần số ZUKI đang được lưu hành.
Đồng thời, trong whitepaper của dự án không đề cập đến thời gian mở khóa số token nói trên.
Những rủi ro khi tham gia thị trường GameFi
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, token ZUKI đang có giá 0,082 USD. So với đỉnh được xác lập cuối tháng 11, token này đã giảm hơn 10 lần. Nếu tham gia dự án theo mốc ViruSs mời chào, nhà đầu tư đã bị chia tài sản khoảng 3 lần.
Sau sự thành công của Axie Infinity, hàng trăm dự án GameFi xuất hiện, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, những trò chơi này phần lớn ở dạng sơ khởi, lối chơi đơn điệu, đồ họa đơn giản. Nhiều nhà phát triển chưa ra mắt game đã phát hành đồng tiền số đi kèm.
Bên cạnh đó, một số dự án được tạo ra để ăn theo xu hướng (trend), không có lộ trình phát triển rõ ràng. Những trò chơi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo.
Chia sẻ với Zing về các dự án GameFi nói chung, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cấp cao về tài chính và kế toán tại Đại học Bristol (Anh), nhận định rủi ro lớn nhất là đội ngũ phát triển dự án có thể đột nhiên biến mất với tiền của nhà đầu tư. Chuyện này đã nhiều lần xảy ra trong thời gian qua. Kể cả khi nhà phát triển gắn bó với dự án của mình, biến động giá của token, tài sản NFT ở mức cao vẫn có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ.
Việc chơi game kiếm tiền tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Coinbase.
“Điều này là bình thường vì giá trị tài sản này dựa trên độ hấp dẫn của dự án, trong khi mỗi ngày có không biết bao nhiêu game mới ra đời phát hành token”, ông Tuấn cho biết.
Hiện tại, với những game nổi tiếng và đã tăng trưởng mạnh, người chơi thường phải bỏ ra số tiền lớn, có thể lên tới hàng nghìn USD để mua nhân vật để tham gia. Cụ thể, giá mua 3 axies trong Axie Infinity khoảng 1.500-2.000 USD. Trong khi đó, giá mua Metamon, nhân vật trong game nền tảng Radio Caca khoảng 4.000 USD.
Tuy nhiên, những thay đổi về mặt cơ chế, mối quan hệ giữa các token trong game có thể khiến giá trị giảm mạnh. Trong game Axie Infinity, token Smooth Love Potion (SLP) được dùng để trả thưởng có nguồn cung vô tận. Sự lạm phát khiến giá loại token này giảm từ mức 0,4 USD vào tháng 5 xuống khoảng 0,06 USD ở thời điểm hiện tại, khiến thu nhập của nhiều người chơi từ game giảm mạnh.
Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể gặp rủi ro về việc bị lừa chuyển vật phẩm tới địa chỉ của kẻ lừa đảo, hoặc bị dụ gửi số tiền nhất định mới kích hoạt được vật phẩm. Khác với lĩnh vực game truyền thống có công ty quản lý, ở game NFT người chơi khó lấy lại vật phẩm đã mất.
“Khi những người chơi mới không có đủ kiến thức, họ rất dễ bị lừa đảo trong thị trường này”, ông Trần Dinh, CEO công ty tư vấn và đầu tư lĩnh vực tiền mã hóa Alpha True nhận xét.
Theo zingnews