Dòng di cư của người Hán và chiếm đất(Nỗi đau lịch sử)

Dòng di cư của người Hán và chiếm đất


Thời cổ, người Trung Quốc gọi các bộ lạc sống ở phía nam sông Trường Giang bằng một cái tên chung là Việt. Bắt đầu từ thời nhà Hán, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt". Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình." Nhà sử học Trung Quốc La Hương Lâm (羅香林) đã cho rằng các dân tộc này có cùng tổ tiên với nhà Hạ. Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam [1].
Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam. Cổ sử Trung Quốc gọi tên là Việt lần đầu tiên trong lịch sử, Việt là tên một loại vũ khí độc đáo của người Việt cổ đồng thời cũng có nghĩa là vượt, vượt sông Hoàng Hà xuống lưu vực phía Nam.
Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越)(Chính là tổ tiên người Kinh ở Việt Nam ngày nay còn các tộc khác bị đồng hóa cả rồi )và Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.
Theo huyền sử Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ của các dân tộc Bách Việt. Lãnh thổ nước Văn Lang (hay Lĩnh Nam) của các vua Hùng cũng trùng với vùng đất Bách Việt [2].



Từ thế kỷ 9 trước Công nguyên, hai nhóm Việt ở phía Bắc, Câu Ngô và Ư Việt, bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi láng giềng Trung Hoa ( Người Hán) ở phía Bắc. Hai nước này, một nước có lãnh thổ ở phía Nam Giang Tô, nước kia ở vùng Bắc Chiết Giang. Giới quý tộc lãnh đạo học chữ Hán, tiếp nhận các thể chế chính trị và kỹ thuật quân sự Trung Hoa. Người ta đã cho rằng sự thay đổi về văn hóa này là do tể tướng nước Ngô là Ngô Thái Bá (吳太伯) - một vương tử của nhà Chu đã chạy về phía Nam lánh nạn. Vùng đất đầm lầy ở phía Nam đã mang lại cho Câu Ngô và Ư Việt những đặc điểm độc đáo. Họ không chú trọng vào làm ruộng mà dựa nhiều hơn vào nghề thủy sản (aquaculture). Giao thông đường thủy có tầm quan trọng lớn ở phía Nam, do đó hai nước này đã tiến lên trình độ cao về kỹ thuật đóng tàu thuyền và kỹ thuật thủy chiến. Họ còn nổi tiếng với những thanh bảo kiếm.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, hai nước này, bấy giờ có tên là Ngô và Việt, đã tham gia ngày càng sâu vào chính trị Trung Hoa. Năm 512 TCN, Ngô đánh Sở - nước lớn nhất ở miền Trung sông Dương Tử. Một chiến dịch tương tự đã diễn ra vào năm 506, lần này Ngô chiếm được kinh đô của Sở - thành Dĩnh (郢). Cũng năm đó, chiến tranh nổ ra giữa Ngô và Việt và tiếp diễn thêm 3 thập kỷ nữa. Năm 473 TCN, Việt Vương Câu Tiễn (雒句踐 - Lạc Câu Tiễn) cuối cùng đã đánh bại nước Ngô và được các nước phía Bắc là Tề và Tấn (晉) công nhận. Năm 333 TCN, đến lượt Việt bị Sở diệt.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, vùng đất của Bách Việt bị nhập vào đế quốc Trung Hoa. Quân Tần còn tiến xa hơn về phía Nam dọc theo sông Tương (湘江) tới vùng đất nay là Quảng Đông và thiết lập các quận dọc theo các tuyến giao thông chính. Trong suốt thời nhà Hán, có hai nhóm Việt được nhắc đến, đó là Nam Việt ở phía cực Nam, sống chủ yếu tại các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, và Việt Nam; và nhóm Mân Việt ở phía Đông Bắc, tập trung tại sông Mân Giang (閩江) ở vùng Phúc Kiến ngày nay.
Quá trình Hán hóa các dân tộc này được thực hiện bởi sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự đế quốc và định cư của người Hán. Các khó khăn về vận tải và thủy thổ phương Nam đã làm cho việc chiếm đất và cuối cùng là đồng hóa các dân tộc Việt diễn ra một cách chậm chạp. Khi người Hán đến tiếp cận với các dân tộc Việt địa phương, họ thường giành lấy quyền kiểm soát lãnh thổ hoặc khuất phục dân địa phương bằng bạo lực. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40, tướng Mã Viện của nhà Hán đã đem một lực lượng gồm 10.000 quân đến đánh dẹp. Trong khoảng từ năm 100 đến 184 đã có không dưới 7 cuộc nổi dậy bằng quân sự, nhà Hán đã thường phải dùng đến các hoạt động phòng vệ mạnh.
Khi dân nhập cư người Hán tăng dần, các tộc Việt dần dần bị buộc phải chuyển đến những vùng đất xấu hơn ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, không giống với các dân tộc du mục ở miền Trung Á, chẳng hạn người Hung Nô hoặc người Tiên Ti (鮮卑), các dân tộc Việt chưa bao giờ là mối đe dọa lớn đối với sự bành trướng hay quyền kiểm soát của người Hán. Đôi khi, họ thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào vùng định cư của người Hán - các nhà sử học truyền thống của Trung Quốc gọi đây là "các cuộc nổi loạn". Về phần mình, người Hán coi các dân tộc Việt là những tộc người rất kém văn minh và có xu hướng gây chiến lẫn nhau.
Tuy nhiên, dưới đời nhà Tần và nhà Hán, các tộc Bách Việt vẫn cư ngụ ở vùng đất cũ của họ với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, sự cai trị của chính quyền người Hán chỉ là trên danh nghĩa. Từ thế kỉ 4, khi Trung Quốc bắt đầu bị các tộc du mục phương Bắc đánh chiếm - những người đã chiếm được toàn bộ vùng Bắc Trung Quốc và thiết lập Ngũ Hồ thập lục quốc và Bắc triều, chiến tranh đã gây ra những đợt lớn dân di cư từ phía Bắc về đổ về Nam Trung Quốc. Điều này đã tăng tốc quá trình Hán hóa( Giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hán) ở vùng Nam Trung Quốc, dân cư địa phương đã dần dần bị nhập vào văn hóa Hán hoặc phải rời đi nơi khác. Theo thời gian, từ "Bách Việt" đã không còn được sử liệu của Trung Quốc nhắc đến. Phần nhiều các tộc Việt đã bị Hán hóa và đồng nhất với người Hán ( Hoặc nói cách khác, người Hán di cư làm phong phú thêm văn hóa Việt phía nam Trung Hoa). Một số trở thành tổ tiên của các dân tộc thiểu số như người Cao Sơn (高山族-Cao Sơn tộc) ở Đài Loan, người Tráng, người Bố Y (布依族), người Đồng (侗族), người Hỏa (水族) ở miền Nam Trung Quốc.
Trong khi hầu hết các dân tộc Việt cuối cùng đã bị đồng hóa vào nền văn hóa Hán, người Việt Nam, hậu duệ của nhóm Lạc Việt, đã giữ được bản sắc dân tộc của mình và cuối cùng đã thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa vào thế kỷ 10.

Lược đồ qua các thời kỳ:
Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại. Việt Nam cũng đã từng là thuộc địa của Trung Quốc trong 10 thế kỷ. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Triệu, Hán, Ngô, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), triều đại/chính phủ nào cũng đưa quân sang Việt Nam với ý định thôn tính lãnh thổ hoặc ít nhất là kiểm soát chính quyền. Các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc được xem là một trong những chủ đề chính, nếu không muốn nói là chủ đề lớn nhất, của lịch sử Việt Nam.
Trong cuộc chiến dai dẳng ấy chúng ta luôn chịu thiệt thòi và hậu quả là những tấm bản đồ dưới đây:
Trung Hoa thời chiến quôc(Hàn, Ngụy,Sở,Tần,Tề,Triệu, Yên):
Streitende-Reiche2.jpg

651px-EN-WarringStatesAll260BCE.jpg

Bách Việt thời Hồng Bàng:
Trong thời kỳ này các phần lớn Việt Tộc ngoại trừ văn Lang và Âu Lạc ra đều chưa có nhà nước mà chỉ có các bộ tộc liên minh với nhau tạo thành các xứ Việt tự trị nên Tần Thủy Hoàng dễ dàng Nam chinh.

2363d1306500536-tau-trung-quoc-tan-cong-tau-cua-petrovietnam-tai-vung-bien-phu-yen-bandobachviet3.jpg


Cuộc chiến của tần Doanh Chính đã cướp đi của nước ta khoảng lãnh thổ phì nhiêu phía Nam Trường Giang(tức là rộng bằng nước Đông Ngô thời tam quốc) và đẩy người Việt vào dải đất nhỏ hẹp ở Đông Nam Á:
Cương vực sau khi Tần Thủy Hoàng nam tiến:
bdvn1.jpg


Các bạn nhìn thấy đảo Hải Nam - có một chút gì đó xót xa trong lòng không.

Việt Nam đời nhà Hán:
bdvn2.jpg


Việt Nam đời Tam Quốc:
bdvn3.jpg


Lãnh thổ nước Việt hẹp dần ở phần phía Nam qua đến thời kỳ và định hình như ngày nay vào triều Nguyễn.

Hy vong điều này không xảy ra:
image202.jpg


Ngày mốt thi nhưng mà cả tuần bức xúc nên thu bừa một số tài liệu trên mạng lập cái topic cho những ai có tâm trang giống mình.Do vội vàng và thu thập từ nhiều nguồn nên có sự sai sót đáng kể nhưng chưa có thời gian chỉnh sửa bạn nào quan tâm thì đọc và góp ý cho lấy lại tinh thần, còn spam hay đã kích thì cũng chịu thôi.Ai thấy hay thì thanks nhá.
 
Cái đường lưỡi bò ngang ngược quá còn gì. Chưa kể 200 hải lí chắc chắn thuộc về VN mà "nó" cũng "liếm" nốt. Bọn này tham lam quá!
 
Thế cho nên chúng ta phải chờ các cụ ở TƯ ra quyết định chứ đừng manh động các bạn ạ, chờ cho nó tỉa tót vài ngư dân, vài hòn đảo thôi. Như vậy cũng chưa có j lớn lắm đâu, chúng ta đừng manh động. Lại chờ cho nó lấn sâu vào lãnh hải, rồi chờ tiếp, ... hài vãi chưỡng =))
 
Nghe nói tụi nó làm vậy là để thăm dò phản ứng mà. Không phản ứng được thì được đằng chân lân đằng đầu, kịch bản có vẻ giống easyptc nói.
 
Hehe, VN mình cũng chiếm đất quá trời đấy, không thôi đâu ra hình chữ S nhỉ. Không chiếm thì chả có Sài Gòn bây giờ. Nhưng nói gì thì nói, tụi TQ tham lam vô độ thật. Dân VN mình mỗi người góp tiền mua bom nguyên tử ném cho nó vài quả đi nào. Bay hết TQ cho khỏe, đỡ phải xài hàng của nó nữa.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
418,573
Messages
7,073,240
Members
170,660
Latest member
hungkktk
Back
Top Bottom