Tổng doanh thu khai thác Bitcoin bao gồm cả phần thưởng block và phí giao dịch đã lao dốc nặng nề trong bối cảnh “mùa đông crypto” vẫn đang gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư.
Doanh thu kiếm được bằng Bitcoin (BTC) đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua do hiệu suất thị trường kém và nhu cầu tính toán cao hơn với độ khó khai thác của mạng BTC gia tăng. Tuy nhiên, sự suy giảm liên tục của hashrate Bitcoin trong tháng qua đã cho phép các công ty khai thác bù lại khoản lỗ này đôi chút.
Tổng doanh thu khai thác Bitcoin đã giảm xuống còn 11,67 triệu USD tính đến ngày 28/11/2022. Con số này được ghi nhận lần cuối vào ngày 02/11/2020, khi giá giao dịch của Bitcoin chỉ khoảng 13.500 USD.
Dù vậy giá thị trường hiện tại của BTC đang dao động nhỉnh hơn vào thời điểm trên, ở mức khoảng 16.200 USD, cho thấy doanh thu khai thác đang rơi vào trạng thái rất tệ, các yếu tố bao gồm độ khó khai thác lớn hơn và giá năng lượng tăng góp phần làm giảm thu nhập trầm trọng.
Độ khó khai thác cho một block Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là gần 37 nghìn tỷ, buộc các công ty khai thác Bitcoin phải tiêu tốn nhiều năng lượng và sức mạnh tính toán hơn để duy trì tính cạnh tranh với nhau.
Tuy nhiên trong ba tháng qua, hashrate mạng Bitcoin đã chứng kiến sự sụt giảm đều đặn. Hashrate ở mức 225,9 exahash mỗi giây (EH/s), giảm 28,6% so với mức cao nhất lịch sử tại 316,7 EH/s vào ngày 31/10/2022. Hashrate là một dữ liệu bảo mật giúp bảo vệ mạng Bitcoin khỏi các cuộc tấn công Double-spending.
Trên thực tế, kể từ khi Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động giao dịch và khai thác tiền mã hóa vào tháng 09/2021, Hoa Kỳ đã vươn lên trở thành quốc gia đóng góp nhiều nhất cho hashate Bitcoin toàn cầu. Tuy nhiên, các thợ đào Trung Quốc dường như đã ngầm quay trở lại đường đua này. Mỹ hiện chiếm 37,84% hashrate toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc với 21,11% và Kazakhstan là 13,22%.
Nhìn chung, khó khăn lớn về mạng lưới và chi phí điện gia tăng trên toàn thế giới kèm theo giá BTC giảm đang gây áp lực rất lớn lên thợ đào Bitcoin. Phần lớn thợ đào đã chuyển sang “ngủ đông” vì tỷ suất lợi nhuận hiện đang chạm đáy. Chưa dừng lại tại đó, đã có nhiều thợ đào bán ồ ạt tài sản của mình để bù đắp phần nào thiệt hại.
Doanh thu kiếm được bằng Bitcoin (BTC) đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua do hiệu suất thị trường kém và nhu cầu tính toán cao hơn với độ khó khai thác của mạng BTC gia tăng. Tuy nhiên, sự suy giảm liên tục của hashrate Bitcoin trong tháng qua đã cho phép các công ty khai thác bù lại khoản lỗ này đôi chút.
Tổng doanh thu khai thác Bitcoin đã giảm xuống còn 11,67 triệu USD tính đến ngày 28/11/2022. Con số này được ghi nhận lần cuối vào ngày 02/11/2020, khi giá giao dịch của Bitcoin chỉ khoảng 13.500 USD.
Dù vậy giá thị trường hiện tại của BTC đang dao động nhỉnh hơn vào thời điểm trên, ở mức khoảng 16.200 USD, cho thấy doanh thu khai thác đang rơi vào trạng thái rất tệ, các yếu tố bao gồm độ khó khai thác lớn hơn và giá năng lượng tăng góp phần làm giảm thu nhập trầm trọng.
Độ khó khai thác cho một block Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là gần 37 nghìn tỷ, buộc các công ty khai thác Bitcoin phải tiêu tốn nhiều năng lượng và sức mạnh tính toán hơn để duy trì tính cạnh tranh với nhau.
Tuy nhiên trong ba tháng qua, hashrate mạng Bitcoin đã chứng kiến sự sụt giảm đều đặn. Hashrate ở mức 225,9 exahash mỗi giây (EH/s), giảm 28,6% so với mức cao nhất lịch sử tại 316,7 EH/s vào ngày 31/10/2022. Hashrate là một dữ liệu bảo mật giúp bảo vệ mạng Bitcoin khỏi các cuộc tấn công Double-spending.
Trên thực tế, kể từ khi Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động giao dịch và khai thác tiền mã hóa vào tháng 09/2021, Hoa Kỳ đã vươn lên trở thành quốc gia đóng góp nhiều nhất cho hashate Bitcoin toàn cầu. Tuy nhiên, các thợ đào Trung Quốc dường như đã ngầm quay trở lại đường đua này. Mỹ hiện chiếm 37,84% hashrate toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc với 21,11% và Kazakhstan là 13,22%.
Nhìn chung, khó khăn lớn về mạng lưới và chi phí điện gia tăng trên toàn thế giới kèm theo giá BTC giảm đang gây áp lực rất lớn lên thợ đào Bitcoin. Phần lớn thợ đào đã chuyển sang “ngủ đông” vì tỷ suất lợi nhuận hiện đang chạm đáy. Chưa dừng lại tại đó, đã có nhiều thợ đào bán ồ ạt tài sản của mình để bù đắp phần nào thiệt hại.