Dịch vụ tăng giờ xem và "lượt sub" ảo cho kênh YouTube nở rộ với giá vài trăm nghìn đồng, khiến nhiều kênh có thể kiếm tiền dù nội dung kém chất lượng.
"1.000 người đăng ký" và "4.000 giờ xem công khai hợp lệ" là hai trong năm điều kiện mà YouTube đưa ra cho các chủ kênh muốn bật tính năng kiếm tiền, bên cạnh các điều kiện như tuân thủ chính sách, có tài khoản AdSense, hay sống ở quốc gia mà chương trình YouTube Partner hoạt động.
Những điều kiện này được bổ sung từ giữa năm 2019, sau những lùm xùm liên quan đến việc YouTube bị cáo buộc là quá dễ dãi với các đối tác của mình khiến các video nhảm nhí cũng có thể kiếm được tiền quảng cáo. Theo Google, việc thêm hai điều kiện trên giúp họ "quyết định sáng suốt hơn" trong việc chọn lọc đối tác. Khi đáp ứng được số người đăng ký và số giờ xem hợp lệ, Google sẽ hiểu là kênh có nhiều nội dung và đã đáp ứng các chính sách và nguyên tắc của nền tảng.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều kênh YouTube tại Việt Nam đã vượt qua các điều kiện này bằng cách bỏ tiền để thuê dịch vụ chứ không phát triển nội dung.
Các dịch vụ 'lách luật' YouTube được rao công khai trên các mạng xã hội.
Trong cộng đồng người làm YouTube tại Việt Nam, dịch vụ "tăng sub" (tăng lượng đăng ký vào kênh) và tăng giờ xem được quảng cáo công khai. Các bài đăng với nội dung "nhận kéo sub" xuất hiện liên tục trong các nhóm này và nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng người làm YouTube. Thậm chí có những YouTuber chủ động đăng bài tìm đối tác cung cấp dịch vụ, nhằm đạt được lượng đăng ký và số giờ xem mong muốn.
"Cứ mở điện thoại ra rồi quay cái gì cũng được. Miễn làm sao có video tự quay dài khoảng 60 phút, rồi đưa link của kênh cho mình", Đức Thọ, một người làm dịch vụ tăng giờ xem cho kênh, giới thiệu. Thọ đã bật kiếm tiền thành công cho hàng trăm kênh YouTube. Thời gian thực hiện trong khoảng một tuần và người thuê cần trả trước khoảng 50% số tiền.
Giá dịch vụ dao động từ vài trăm nghìn đến trên một triệu đồng. Trung bình, người thuê cần bỏ ra khoảng 300 đến 350 nghìn đồng để đạt được mốc 1.000 lượt đăng ký kênh, thêm 650 đến 700 nghìn đồng để đạt 4.000 giờ xem trên kênh. Các đơn vị cung cấp cũng cam kết "bảo hành", tức là đảm bảo kênh có thể trở thành đối tác YouTube và được bật kiếm tiền, hoặc ít nhất các chỉ số trên không bị giảm khi bị YouTube "quét".
Các dịch vụ giúp tăng lượt xem và lượt đăng ký cho kênh mà không quan tâm đến chất lượng nội dung. Ảnh: Lưu Quý.
Hoàng Giang, một người sở hữu vài kênh YouTube và có thâm niêm 10 năm kiếm tiền từ nền tảng video này, tiết lộ các đơn vị cung cấp dịch vụ này thường sử dụng máy chủ ảo (VPS) và hàng loạt các tài khoản khác nhau để "cày" lượt xem cho các kênh YouTube của khách hàng. Do sử dụng công cụ, các video không cần đầu tư nội dung vẫn đạt hàng nghìn giờ xem và được bật tính năng kiếm tiền, trong khi sự phát triển của kênh không theo "luật chơi" của YouTube.
Tuy nhiên, theo những người kiếm tiền trên YouTube lâu năm, việc có đủ giờ xem và lượt đăng ký chưa chắc đã khiến chủ kênh có thể kiếm tiền, thậm chí "tiền mất tật mang". "Đủ lượt subscribe và số giờ xem chỉ là điều kiện cần. Nếu muốn trở thành đối tác của YouTube, kênh vẫn phải qua bước xét duyệt và đánh giá của Google. Vì vậy, nếu nội dung không đạt chất lượng, chưa chắc chủ kênh được bật tính năng kiếm tiền dù thuê dịch vụ", Vũ Khiêm, quản trị viên cộng đồng làm YouTube với hơn 200 nghìn thành viên, cho biết.
Ngoài ra, do các dịch vụ này thường được thực hiện qua giao dịch trực tuyến, nên không ít trường hợp lừa đảo đã xảy ra. Các cá nhân, tổ chức nhận tiền nhưng không thực hiện cam kết.
Theo anh Giang, hiện tại việc "cày" giờ xem và lượt sub khó "qua mặt" Google. Bằng chứng là nhiều kênh sau khi đã được bật tính năng kiếm tiền vẫn có thể bị hạ lượt đăng ký hoặc số giờ xem. "Hiện nay, một số người làm YouTube đã không còn sử dụng cách này vì mạo hiểm và giá cao. Thay vào đó, họ bỏ tiền để chạy quảng cáo cho video đó với mong muốn video được thuật toán của YouTube phát hiện và đưa lên mục đề xuất để kiếm lượt xem thực sự", anh Giang nói.
Việc dễ đạt được điều kiện của Google khiến các chủ kênh coi nhẹ việc phát triển nội dung. "Nhiều chủ kênh sau khi được bật kiếm tiền sẽ bán kênh cho người khác để kiếm lời, hoặc sản xuất video với mục đích 'câu views'. Điều này về lâu dài sẽ tạo ra nhiều kênh với nội dung nhảm nhí nhưng vẫn tồn tại nhờ tiền quảng cáo từ Google", anh Khiêm nhận xét. Ngoài ra, việc sử dụng các hình thức gian lận sẽ khiến Google cảnh giác hơn với các YouTuber Việt, về lâu dài sẽ khiến những người làm nội dung nghiêm túc bị ảnh hưởng theo.
Nguồn : vnexpress
"1.000 người đăng ký" và "4.000 giờ xem công khai hợp lệ" là hai trong năm điều kiện mà YouTube đưa ra cho các chủ kênh muốn bật tính năng kiếm tiền, bên cạnh các điều kiện như tuân thủ chính sách, có tài khoản AdSense, hay sống ở quốc gia mà chương trình YouTube Partner hoạt động.
Những điều kiện này được bổ sung từ giữa năm 2019, sau những lùm xùm liên quan đến việc YouTube bị cáo buộc là quá dễ dãi với các đối tác của mình khiến các video nhảm nhí cũng có thể kiếm được tiền quảng cáo. Theo Google, việc thêm hai điều kiện trên giúp họ "quyết định sáng suốt hơn" trong việc chọn lọc đối tác. Khi đáp ứng được số người đăng ký và số giờ xem hợp lệ, Google sẽ hiểu là kênh có nhiều nội dung và đã đáp ứng các chính sách và nguyên tắc của nền tảng.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều kênh YouTube tại Việt Nam đã vượt qua các điều kiện này bằng cách bỏ tiền để thuê dịch vụ chứ không phát triển nội dung.
Các dịch vụ 'lách luật' YouTube được rao công khai trên các mạng xã hội.
Trong cộng đồng người làm YouTube tại Việt Nam, dịch vụ "tăng sub" (tăng lượng đăng ký vào kênh) và tăng giờ xem được quảng cáo công khai. Các bài đăng với nội dung "nhận kéo sub" xuất hiện liên tục trong các nhóm này và nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng người làm YouTube. Thậm chí có những YouTuber chủ động đăng bài tìm đối tác cung cấp dịch vụ, nhằm đạt được lượng đăng ký và số giờ xem mong muốn.
"Cứ mở điện thoại ra rồi quay cái gì cũng được. Miễn làm sao có video tự quay dài khoảng 60 phút, rồi đưa link của kênh cho mình", Đức Thọ, một người làm dịch vụ tăng giờ xem cho kênh, giới thiệu. Thọ đã bật kiếm tiền thành công cho hàng trăm kênh YouTube. Thời gian thực hiện trong khoảng một tuần và người thuê cần trả trước khoảng 50% số tiền.
Giá dịch vụ dao động từ vài trăm nghìn đến trên một triệu đồng. Trung bình, người thuê cần bỏ ra khoảng 300 đến 350 nghìn đồng để đạt được mốc 1.000 lượt đăng ký kênh, thêm 650 đến 700 nghìn đồng để đạt 4.000 giờ xem trên kênh. Các đơn vị cung cấp cũng cam kết "bảo hành", tức là đảm bảo kênh có thể trở thành đối tác YouTube và được bật kiếm tiền, hoặc ít nhất các chỉ số trên không bị giảm khi bị YouTube "quét".
Các dịch vụ giúp tăng lượt xem và lượt đăng ký cho kênh mà không quan tâm đến chất lượng nội dung. Ảnh: Lưu Quý.
Hoàng Giang, một người sở hữu vài kênh YouTube và có thâm niêm 10 năm kiếm tiền từ nền tảng video này, tiết lộ các đơn vị cung cấp dịch vụ này thường sử dụng máy chủ ảo (VPS) và hàng loạt các tài khoản khác nhau để "cày" lượt xem cho các kênh YouTube của khách hàng. Do sử dụng công cụ, các video không cần đầu tư nội dung vẫn đạt hàng nghìn giờ xem và được bật tính năng kiếm tiền, trong khi sự phát triển của kênh không theo "luật chơi" của YouTube.
Tuy nhiên, theo những người kiếm tiền trên YouTube lâu năm, việc có đủ giờ xem và lượt đăng ký chưa chắc đã khiến chủ kênh có thể kiếm tiền, thậm chí "tiền mất tật mang". "Đủ lượt subscribe và số giờ xem chỉ là điều kiện cần. Nếu muốn trở thành đối tác của YouTube, kênh vẫn phải qua bước xét duyệt và đánh giá của Google. Vì vậy, nếu nội dung không đạt chất lượng, chưa chắc chủ kênh được bật tính năng kiếm tiền dù thuê dịch vụ", Vũ Khiêm, quản trị viên cộng đồng làm YouTube với hơn 200 nghìn thành viên, cho biết.
Ngoài ra, do các dịch vụ này thường được thực hiện qua giao dịch trực tuyến, nên không ít trường hợp lừa đảo đã xảy ra. Các cá nhân, tổ chức nhận tiền nhưng không thực hiện cam kết.
Theo anh Giang, hiện tại việc "cày" giờ xem và lượt sub khó "qua mặt" Google. Bằng chứng là nhiều kênh sau khi đã được bật tính năng kiếm tiền vẫn có thể bị hạ lượt đăng ký hoặc số giờ xem. "Hiện nay, một số người làm YouTube đã không còn sử dụng cách này vì mạo hiểm và giá cao. Thay vào đó, họ bỏ tiền để chạy quảng cáo cho video đó với mong muốn video được thuật toán của YouTube phát hiện và đưa lên mục đề xuất để kiếm lượt xem thực sự", anh Giang nói.
Việc dễ đạt được điều kiện của Google khiến các chủ kênh coi nhẹ việc phát triển nội dung. "Nhiều chủ kênh sau khi được bật kiếm tiền sẽ bán kênh cho người khác để kiếm lời, hoặc sản xuất video với mục đích 'câu views'. Điều này về lâu dài sẽ tạo ra nhiều kênh với nội dung nhảm nhí nhưng vẫn tồn tại nhờ tiền quảng cáo từ Google", anh Khiêm nhận xét. Ngoài ra, việc sử dụng các hình thức gian lận sẽ khiến Google cảnh giác hơn với các YouTuber Việt, về lâu dài sẽ khiến những người làm nội dung nghiêm túc bị ảnh hưởng theo.
Nguồn : vnexpress